Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 40)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn nhất định để mua tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa vào nguồn hình thành vốn kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc quyền chi phối và sử dụng lâu dài vào các hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách trích lợi nhuận sau thuế để bổ sung, huy động thêm vốn điều lệ ban đầu.

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm các khoản vay (vay ngắn hạn và vay dài hạn) các khoản phải thanh toán cho cán bộ nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác. Các khoản nợ phải trả phản ánh số vốn thuộc quyền sở hữu chủ thể khác, doanh nghiệp được quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định vào hoạt động kinh doanh của mình.

Như vậy, cơ cấu nguồn vốn là thành phần và tỉ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm. Một cơ cấu nguồn vốn được gọi là hợp lí khi phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định. Vì thế phân tích tài sản đi đôi với phân tích nguồn vốn, để thấy được khả năng tài trợ, phân tích khả năng chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 4.4 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Nguồn vốn 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % ST % ST % A. NỢ PHẢI TRẢ 572 9,46 375 6,28 421 6,94 - 197 - 34,44 46 12,27 - Nợ ngắn hạn 572 375 421 - 197 - 34,44 46 12,27 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.472 90,54 5.597 93.72 5.649 93,06 125 2,28 52 0,93 - Vốn chủ sở hữu 5.472 5.597 5.649 125 2,28 52 0,93 Tồng nguồn vốn 6.044 100,00 5.972 100,00 6.070 100,00 - 72 - 1,18 98 1,64

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

4.1.2.1 Nợ phải trả

Qua bảng 4.4 trang 27 ta thấy, nợ phải trả năm 2010 là 572 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ phải trả giảm xuống còn 375 triệu đồng giảm 197 triệu đồng tương ứng giảm 34,44% so với năm 2010. Nợ phải trả giảm là điều tốt đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp vì nợ phải trả giảm tương ứng với khả năng mắc nợ giảm. Đến năm 2012, nợ phải trả là 421 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2011, nợ phải trả tăng khoảng 12,27%. Sở dĩ có sự tăng trên là do trong thời kì này doanh nghiệp đã phải mua sắm nhiều nguyên vật liệu, vật tư thiết bị cũng như thuê thêm nhiều lao động hơn để phục vụ cho công trình đang xây dựng và chuẩn bị cho việc tiến hành số lượng lớn các hợp đồng xây dựng đã ký xong doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán được hết cho bên bán.

Ta thấy khoản nợ phải trả tăng năm 2012 cho thấy doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Khoản vốn đi chiếm dụng này không phải mất chi phí sử dụng nên nếu tận dụng tốt thì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cân đối nguồn trả nợ, đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản phải trả người bán khi đến hạn, để tránh mất uy tín với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó cũng phải chú ý thanh toán các khoản nợ nhà nước và người lao động tránh làm mất uy tín của doanh nghiệp và làm tăng lòng tin của người lao động và các đơn vị ngoài doanh nghiệp.

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 7,56% qua các năm trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 92,44% của nguồn vốn kinh doanh. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu rất cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với chủ nợ là rất cao. Bên cạnh đó, nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán khá cao, đồng thời nợ dài hạn không có. Điều này chứng tỏ hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang theo chiều hướng tốt.

Nguyên nhân của sự thay đổi trên là vì như đã phân tích ở phần tài sản ngắn hạn, năm 2011 doanh nghiệp dùng tiền để thanh toán các khoản nợ nên làm cho khản nợ phải trả giảm nhưng sang năm 2012 doanh nghiệp thực hiện chính sách huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, các nguồn vay ngắn hạn để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh khiến chi các khoản phải trả tăng lên. Điều này làm cho khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Doanh nghiệp cần có biện pháp kịp thời để điều chỉnh, tránh tình trạng các khoản nợ tăng quá nhanh vượt ngoài khả năng tài chính của doanh nghiệp.

4.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua các năm điều tăng thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển. Cụ thể, năm 2010 vốn chủ sở hữu là 5.472 triệu đồng. Qua năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng lên 5.597 triệu đồng tăng hơn 125 triệu đồng tương ứng tăng hơn 2,28% so với năm 2010. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng. Trong năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng đạt 5.649 triệu đồng. So với năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng thêm 52 triệu đồng tương ứng tăng hơn 0,93%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chưa cao trong kỳ kế toán này chủ yếu là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả chưa cao.

Nhìn chung thì nguồn vốn qua các kỳ tăng và nhân tố chính làm cho nguồn vốn tăng là vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng và chiếm đa số trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ những biện pháp tài chính của doanh nghiệp đang có hiệu quả cần phải phát huy, doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 40)