Tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 51)

Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh trong năm tài chính, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lí chi phí, bởi vì nếu chi phí không hợp lí, không đúng với thực chất của nó, dễ gây ra những khó khăn trong quản lý và dễ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý tài chính phải kiểm soát được chi phí hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi nghành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,... đều có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật riêng. Những đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và nội dung chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do điều kiện xây dựng mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau, lại phân tán trên nhiều địa điểm khác nhau, bị ảnh hưởng bởi thời tiết, phần lớn các công trình xây lắp phải làm ngoài trời, phạm vi hoạt động rộng lớn, phân tán, máy móc thiết bị và công nhân thường xuyên di chuyển, điều này làm phát sinh thêm một số chi phí về điều động máy móc thiết bị, đưa công nhân tới địa điểm thi công, chi phí tháo lắp vận chuyển chạy thử máy móc, chi phí xây dựng và tháo dỡ những công trình trạm phục vụ cho xây dựng lán trại. Ngoài ra, nếu phát sinh thuê máy móc còn phải thanh toán với bên cho thuê một khoản tiền thuê máy thi công.

ĐVT: Triệu đồng Tình hình tổng chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

được khái quát qua bảng 4.9. Năm 2010, tổng chi phí đạt 2.394 triệu đồng. Năm 2011, tổng chi phí là 6.881 triệu đồng tăng gần 4.487 triệu đồng tương ứng tăng 187,43% so với năm 2010. Trong năm 2012 tổng chi phí đạt 6.745 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2011, tổng cho phí năm 2012 giảm hơn 136 triệu đồng tương ứng giảm 1,98%.

Bảng 4.9 Tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2010, 2011 và 2012

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Trong cơ cấu tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng giá vốn hàng bán trung bình qua các năm là 67% do giá vốn gồm các chi phí hình thành nên giá trị công trình. Năm 2010, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là 756 triệu đồng. Sang năm 2011, giá vốn hàng bán tăng lên 5.849 triệu đồng tăng gần 5.093 triệu đồng tương ứng tăng 673,68%. Đến năm 2012, giá vốn hàng bán là 5.693 triệu đồng. So năm 2011, giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 156 triệu đồng tương ứng giảm 2,67%. Tuy nhiên mức tăng của giá vốn hàng bán và doanh thu thuần bán hàng không giống nhau. Giá vốn hàng bán tăng do hai nguyên nhân chính là doanh nghiệp thi công nhiều công trình và giá bán hàng hóa, vật tư tăng theo biến động của thị trường. Tuy nhiên, khi mức tăng giá vốn hàng bán cao hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu thuần thì ta có thể biết được giá vốn tăng do chi phí tăng cao, ngược lại khi mức tăng doanh thu cao hơn nhiều so với mức tăng của chi phí thì điều đó có nghĩa doanh nghiệp đã áp dụng nâng giá bán. Tiếp đến là chi phí quản lý kinh doanh cũng chiếm một phần tương Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 756 31,58 5.849 85,00 5.693 84,40 5.093 673,68 - 156 - 2,67 Chi phí quản lý kinh doanh 841 35,13 1.032 15,00 1.052 15,60 191 22,71 19 1,94 Chi phí khác 797 33,29 - - - - - 797 - 100,00 - - Tổng chi phí 2.394 100,00 6.881 100,00 6.745 100,00 4.487 187,43 - 136 - 1,98

đối với tỷ trọng trung bình khoảng 22% nhưng cũng gây ảnh hưởng không ít đến sự tăng giảm của tổng chi phí. Năm 2010, chi phí quản lý kinh doanh là 841 triệu đồng. Đến năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 1.032 triệu đồng tăng 191 triệu đồng tương ứng tăng 27,71% so với năm 2010. Chi phí quản lý kinh doanh trong năm 2011 tăng cao thể hiện khả năng quản lý chi phí này trong năm chưa được tốt. Chi phí này tiếp tục tăng vào năm 2012. Tuy nhiên mức tăng giảm xuống rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đã có thể khắc phục và hạn chế một cách hiệu quả chi phí này. Cụ thể, trong năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh là 1.052 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 tăng 19 triệu đồng tương ứng tăng 1,94%. Chi phí quản lý như: Chi phí đào tạo nhân viên, lương, chi phí tiếp khách hội nghị, nâng cấp thiết bị văn phòng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất...

Cuối cùng là chi phí tài chính và chi phí khác chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí. Nhìn chung, chi phí tài chính không có qua các kỳ. Chi phí tài chính hình thành từ chi phí lãi vay từ các khoản vay ngắn và dài hạn của doanh nghiệp. Chi phí này không có chứng tỏ doanh nghiệp đã hạn chế đến mức tối đa các khoản vay và tự chủ về mặt tài chính.

Nhận xét: Ta thấy được tổng chi phí tăng cao ở năm 2011 và giảm nhẹ ở năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng chi phí trong năm 2011 là do trong thời kỳ này doanh nghiệp nhận thầu nhiều công trình hơn nên chi phí bỏ ra cho các công trình hơn nên chi phí bỏ ra cho các công trình cũng tăng theo. Bên cạnh đó năm 2010 doanh nghiệp có thanh lý một vài máy cũ mà doanh nghiệp đã mua trước đó để thay thế bằng những máy móc mới, hiện đại hơn nên xuất hiện thêm các khoản chi phí khác. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, như vậy doanh nghiệp cũng cần kiểm tra lại các khoản chi phí này và đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Nhìn chung đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp thích hợp hơn để tiết kiệm chi phí góp phần làm giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)