Phân tích tình hình tài chính bằng phương trình Dupont

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 62)

DUPONT

Từ hình 4.1 trang 50, ta thấy được bức tranh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, các nhân tố đều liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.

Trước tiên xét xét từng chỉ tiêu từ dưới lên ta thấy lợi nhuận ròng bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Các chỉ tiêu tăng trong năm 2011 nhưng giảm nhẹ ở năm 2012, tuy nhiên do mức tăng giữa các chỉ tiêu khác nhau nên lợi nhuận thu được có sự tăng giảm khác nhau. Cụ thể, trong khi chi phí và doanh thu đều tăng vào năm 2011 nhưng lợi nhuận ròng lại có phần giảm đi so với năm 2010.

Đối với chỉ tiêu tổng tài sản ta thấy tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động có phần tăng còn tài sản cố định lại có phần giảm làm cho tổng tài sản không thay đổi nhiều qua các năm.

Khi chia doanh thu cho tổng tài sản ta sẽ có được vòng quay tổng tài sản. Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản trong doanh nghiệp. Qua đó ta thấy được tình hình sử dụng tổng tài sản tăng ở năm 2011 nhưng khá ổn định trong năm 2012.

ROS phản ánh khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. Nó bằng lợi nhuận ròng chia doanh thu. Ta thấy ROS năm 2011 giảm đi so với năm 2010 và tăng lên trong năm 2012.

Nhìn tổng thể, ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỷ số. ROA phụ thuộc vào ROS và vòng quay tổng tài sản; ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tổng tài sản/vốn chủ sở hữu.

Do mức tăng của tổng chi phí năm 2011 cao hơn mức tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận ròng giảm. Vì vậy, ROS năm 2011 giảm so với năm 2010 cho thấy lợi nhuận ròng ảnh hưởng nhiều đến ROS. ROS giảm trong năm 2011 làm cho ROA và ROE cũng giảm theo.

Trong năm 2012, do doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn tài chính đồng thời hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nên doanh thu và lợi nhuận tăng làm cho ROS, ROA và ROE cũng tăng lên.

Để tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn tốt, dựa vào sơ đồ Dupont ta có thể làm tăng ROE bằng cách giảm chi phí, tăng doanh thu để lợi nhuận ròng tăng. Bên cạnh đó tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp bằng cách làm tăng mức tăng của doanh thu.

ĐVT: triệu đồng Nhân Nhân Chia chia Trừ Cộng Nguồn: Tổng hợp từ các bảng tỷ số tài chính Hình 4.1 Phân tích Dupont ROE (%) 2010 (1) = 3,07 2011 (2) = 2,06 2012 (3) = 4,89 ROA (%) (1) = 2,86 (2) = 1,90 (3) = 4,57 Tổng TS/VCSH (1) = 0,10 lần (2) = 0,07 lần (3) = 0,07 lần ROS (%) (1) = 9,54 (2) = 1,62 (3) = 3,87 Tổng chi phí (1) = 1.650 (2) = 6.918 (3) = 6.833 Tổng tài sản (1) = 6.075 (2) = 6.008 (3) = 6.021 Lợi nhuận ròng 2010 = 174 2011 = 114 2012 = 275 Tổng TSCĐ (1) = 799 (2) = 692 (3) = 596 Vòng quay tổng tài sản (1) = 0,30 vòng (2) = 1,17 vòng (3) = 1,18 vòng Tổng TSLĐ (1) = 5.276 (2) = 5.316 (3) = 5.425 Doanh thu (1) = 1.824 (2) = 7.032 (3) = 7.108 Doanh thu (1) = 1.824 (2) = 7.032 (3) = 7.108 Doanh thu (1) = 1.824 (2) = 7.032 (3) = 7.108

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CÙNG NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA DOANH NGHIỆP

Qua quá trình phân tích về tài chính của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt, ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:

5.1.1 Về cơ cấu tài chính

5.1.1.1 Về tài sản

Nhìn chung, tổng tài sản qua 3 năm có tăng giảm nhưng không cao. Trong đó, hai nhân tố chính hình thành nên tổng tài sản đều góp phần làm tăng giảm tổng tài sản qua các năm là tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động tăng chủ yếu do hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nên tiền thu được từ trúng thầu các công trình cũng như các hoạt động khác tăng giúp vốn bằng tiền tăng cao. Ngoài chỉ tiêu vốn bằng tiền làm cho tài sản lưu động tăng thì các khoản phải thu cũng góp phần làm tăng tài sản lưu động. Tuy nhiên, về hiệu quả quản lý tài chính, chúng hoàn toàn trái ngược nhau. Vốn bằng tiền tăng là điều tốt đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tăng tuy làm tăng tài sản lưu động nhưng là điều không tốt vì nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp qua các năm không được ổn định, chiếm tỷ trọng trung bình khoản 6 – 10% trong tài sản lưu động. Nguyên nhân là do đây là doanh nghiệp xây dựng nên lượng hàng tồn kho phụ thuộc vào số lượng công trình đang thi công.

Về tài sản cố định do đặc thù của doanh nghiệp là xây dựng, có sử dụng nhiều máy móc nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu tổng tài sản. Qua các năm tuy tài sản cố định được doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm do hao mòn lũy kế, bên cạnh đó tài sản lưu động tăng giúp tỷ trọng tài sản lưu động tăng lên.

5.1.1.2 Về nguồn vốn

Nguồn vốn kinh doanh bao gồm 2 nhân tố chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả có xu hướng giảm trong năm 2011. Tuy năm 2012 có tăng nhưng không đáng kể. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu. Nợ phải trả giảm mạnh trong năm 2011 là một điều tốt đối

với doanh nghiệp vì nó chứng tỏ, doanh nghiệp dần tự chủ về tài chính. Sang năm 2012, nợ phải trả tăng do doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài từ người bán để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.

Về nguồn vốn chủ sở hữu, qua phân tích ta thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các kỳ. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đồng thời thể hiện khả năng tự chủ về tài chính ngày càng cao.

5.1.2 Về hoạt động kinh doanh

5.1.2.1 Doanh thu

Doanh thu qua các năm năm 2010, 2011 và 2012 đều tăng và đạt cao. Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu thuần BH & CCDV, doanh thu hoạt động tài chính và các nguồn thu nhập khác. Trong đó, doanh thu thuần BH & CCDV là nguồn thu chính của doanh nghiệp, các nguồn thu còn lại cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu. Doanh thu tăng thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả và đạt cao nhất vào năm 2011 và tiếp tục tăng trong năm 2012. Điều này cho thấy quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, tiến độ thi công được đẩy mạnh hơn so với năm trước. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm vừa qua tăng mạnh như vậy là do doanh nghiệp có nhiều hợp đồng xây dựng công trình có giá trị lớn được hoàn thành bàn giao, nhận thêm nhiều đơn đặt hàng thiết kế và tư vấn xây dựng của khách hàng. Trong tương lai, doanh nghiệp cần cố gắng duy trì phát triển để doanh thu luôn tăng cao qua các năm tiếp theo. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú ý việc tăng doanh thu do tăng giá bán mà ta đã phân tích trong bài có thể làm cho doanh nghiệp mất thị phần đấu thầu bởi vì trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì yếu tố giá cả là yếu tố quyết định trong việc khách hàng lựa chọn nhà thầu.

5.1.2.2 Chi phí

Nhìn chung, tổng chi phí tăng mạnh trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Tổng chi phí tăng là điều tất yếu vì quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng thì các loại chi phí khác cũng phải tăng theo. Trong cơ cấu tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất. Giá vốn hàng bán tăng cao trong năm 2011 nhưng giảm nhẹ trong năm 2012. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp nhận thầu được nhiều công trình và giá tăng do biến động

của thị trường. Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm nhưng hiệu quả thu được khá tốt. Doanh thu và lợi nhuận trong kỳ đã chứng minh được điều đó.

Ngoài giá vốn hàng bán thì các loại chi phí khác cũng gây ảnh hưởng tương đối cao đến tổng chi phí như chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác. Các loại chi phí cũng tăng qua các kỳ, chỉ có chi phí tài chính là không có.

Tóm lại, chi phí tăng khi quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng là điều đương nhiên nhưng doanh nghiệp cần sử dụng một cách hợp lý hạn chế tối đa các loại chi phí để thu được lợi nhuận cao nhất.

5.1.2.3 Lợi nhuận

Đạt được lợi nhuận cao nhất là mục tiêu của doanh nghiệp đề ra vì lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đạt lợi nhuận cao giúp doanh nghiệp dần tự chủ về tài chính, nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh. Hai nhân tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận là doanh thu và chi phí. Vì vậy để có thể tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tìm cách làm tăng doanh thu và làm giảm chi phí.

Qua phân tích ta thấy doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao nhất vào năm 2012. Năm 2011, do mức tăng của chi phí cao hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận có phần giảm sút. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt trở lại vào năm 2012. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý hiệu quả tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh và đang đi theo chiều hướng tốt. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế tăng là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tương đối ổn định và tăng trưởng.

5.1.3 Về tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

Thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính, ta có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:

- Các tỷ số thanh khoản cho ta biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối cao.

- Đối với các tỷ số hiệu quả hoạt động, ta thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho và thời gian thu hồi khoản phải thu ngày càng tốt hơn. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản cũng rất tốt. Vì vậy, doanh nghiệp cần phát huy vấn đề này.

- Qua việc phân tích các tỷ số quản trị nợ ta thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp tương đối thấp chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp khá cao và khả năng thanh toán khá tốt.

- Cuối cùng là các tỷ số khả năng sinh lợi, các tỷ số này thể hiện hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Ta thấy, các chỉ số ROS, ROA, ROE tuy có giảm vào năm 2011 nhưng tăng lên trong năm 2012. Đây là điều tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Nhìn chung, tình hình tài chính của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt khá tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải tiếp tục cố gắng để có thể hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính.

5.2.1 Về tài sản

Để có thể nâng cao hiệu quả tài chính, doanh nghiệp cần phải tăng cường ở nhiều mặt. Đối với vấn đề về tài sản của doanh nghiệp thì việc tăng cường tài sản lưu động để tăng khả năng thanh toán là rất cần thiết. Trong đó, chỉ tiêu vốn bằng tiền tăng là điều tốt nhất vì vốn bằng tiền tăng sẽ làm cho tài sản lưu động tăng theo chiều hướng tốt.

Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, vốn bằng tiền tăng chủ yếu do thu được từ việc đấu thầu các công trình xây dựng. Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường năng lực nhận thầu nhằm thu được nhiều nguồn tiền.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải tìm cách làm giảm đi các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Tuy các khoản này làm tổng tài sản tăng lên nhưng rủi ro không thu được có thể xảy ra, nhất là đối với khoản phải thu dài hạn.

Ngoài ra, do đặc thù của doanh nghiệp là xây dựng cần một hệ thống máy móc lớn nên giá trị tài sản cố định khá cao và phải sử dụng trong nhiều năm mới dần thu lại được vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cũng phải quan tâm nhiều đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, doanh nghiệp cần phải tiến hành các công việc sau: Phòng kinh doanh lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách tín dụng phù hợp. Phòng Kế toán - Tài vụ theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi các khoản nợ đến hạn theo từng đối tượng và các khoản nợ cụ thể. Doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng thương mại hợp lý, trong đó cần quy định chi tiết về thời gian trả nợ, khoản tiền chiết khấu khách hàng được hưởng khi thanh toán nợ đúng hạn,

tiền phạt khi khách hàng quá hạn mà không thanh toán. Tuy nhiên, trong kinh doanh nếu chính sách của doanh nghiệp đưa ra quá cứng nhắc, chặt chẽ sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với khách hàng đó. Do đó, doanh nghiệp nên xem xét từng khách hàng cụ thể để có chính sách phù hợp.

Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có một lượng hàng hóa để dữ trữ bởi vì có những hàng hóa xuất theo chu kỳ nhất định, nếu không dự trữ trước sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy phòng kế hoạch cần nắm rõ kế hoạch thi công trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho về số lượng, chất lượng các loại nguyên vật liệu, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, theo dõi tránh hao hụt, mất mát.

5.2.2 Về nguồn vốn

Nhu cầu tăng vốn và biện pháp tạo nguồn vốn là vấn đề quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào vì điều này ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quy mô hoạt động, quá trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính cho thấy cơ cấu vốn doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có. Một số giải pháp đề xuất để tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp như:

- Thu hút các nhà đầu tư bằng cách phát triển mọi mặt, đổi mới phương thức quản lí, sự tính nhiệm của nhà cung cấp như khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.

- Khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn.

- Gia tăng chiếm dụng vốn một cách hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bằng cách: Bộ phận mua hàng tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với những khách hàng cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm.

5.2.3 Về doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp trong những năm qua đều tăng lên, tuy nhiên việc duy trì mức độ tăng của doanh thu là một vấn đề rất khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và một chính sách quản lý chặt chẽ. Sau đây là một số biện pháp giúp tăng doanh thu:

- Việc đảm bảo chất lượng công trình sẽ giúp doanh nghiệp tạo được uy tín

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 62)