Qua việc phân tích các tỷ số thanh khoản, ta sẽ đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động. Các tỷ số thanh khoản bao gồm tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh.
Bảng 4.11 Các tỷ số thanh khoản năm 2010, 2011 và 2012
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ
4.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời (RC)
Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay mượn thêm.
Qua bảng 4.11, ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm 2010 bằng 9,27 lần có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2010 sẽ được đảm bảo bằng 9,27 đồng tài sản lưu động. Sang năm 2011, RC tăng lên mức 14,21 lần (+4,94 lần) so với năm 2010. Như vậy, một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2011 sẽ được đảm bảo bằng 14,21 đồng tài sản lưu động. Nguyên nhân làm cho RC tăng là do tốc độ tăng của tài sản lưu động cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Đến năm 2012, RC giảm với mức 13,11 lần thấp hơn RC của năm 2011 là 1,1 lần.
Như vậy, ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp tăng lên qua năm 2011 và giảm xuống trong năm 2012 với mức tăng cao nhưng giảm thấp. Tỷ số thanh toán hiện thời càng cao thì thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối tốt.
4.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (RQ)
Trong tài sản lưu động có những khoản mục có tính thanh khoản cao và những khoản mục có tính thanh khoản thấp và hàng tồn kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác. Vì vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, ta sẽ dùng tỷ số thanh toán nhanh để phân tích vấn đề này.
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010 2011 2012
Tài sản lưu động Triệu đồng 5.302 5.329 5.521
Các khoản nợ ngắn hạn Triệu đồng 572 375 421
Giá trị hàng tồn kho Triệu đồng 579 359 515
Tỷ số thanh toán hiện thời (RC) Lần 9,27 14,21 13,11
Tỷ số thanh toán nhanh nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp có lành mạnh không. Tỷ số càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Tỷ số này bằng 1 hoặc lớn hơn cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. Tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2010 bằng 8,26 lần. Tỷ số này tăng lên trong năm 2011 (+4,99 lần) có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2011 sẽ được đảm bảo thêm 4,99 đồng so với năm 2010. Trong năm 2012, RQ lại giảm 1,36 lần so với năm 2011 (11,89 lần). Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động tương đối tốt ở năm 2011 và có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2012. Bên cạnh đó, khi so sánh giữa tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh ta thấy chúng chênh lệch không cao cho thấy tài sản ngắn hạn không phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho.
Tỷ số thanh toán nhanh cao là tốt tuy nhiên tỷ số này không nên quá cao vì tỷ số thanh toán nhanh quá cao thể hiện vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao.