Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế

Trong việc hình thành CCKT, có rất nhiều sự tác động của các yếu tố kể cả các nhân tố tự nhiên hay kinh tế xã hội. Nhưng nhìn một cách cơ bản có thể chia thành hai nhóm nhân tố quan trọng như sau:

1.1.4.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong (trong nước)

- Nguồn lực phát triển kinh tế trong nước: Trong đó có vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động … là những tiền đề rất quan trọng để hình

thành nên một cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, các nguồn lực này khi có sự tác động của các nhân tố khác mới phát huy được vai trò quan trọng của mình.

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội là vô tận và mỗi ngày một cao. Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người. Con người có khả năng sử dụng tư liệu sản xuất để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lý hơn và có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nên CCKT luôn luôn thay đổi. Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.

- Thị trường và nhu cầu của xã hội: là một trong những nhân tố quan trọng đối với việc hình thành CCKT. Thị trường và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên sẽ không có bất kì một quá trình sản xuất nào. Nnhư vậy, không có thị trường thì không có kinh tế hàng hóa. Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy định chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nó tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế; đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội; đến vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

- Đường lối, chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể: là một nhân tố có vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược và hình thành CCKT.... Nhà nước, tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, quy định tỉ lệ của CCKT, nhưng vẫn có sự tác động gián tiếp bằng cách định hướng phát triển nhằm để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Mục tiêu

chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là định hướng chung cho mọi thành phần, mọi nhà doanh nghiệp trong cả nước và phấn đấu thực hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chế, chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt các ngành, các lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

1.1.4.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài (ngoài nước)

- Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa: Xu thế này đã tạo nên một sự đan xen giữa hợp tác sản xuất và cạnh tranh trong quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa dịch vụ. Điều này tất yếu sẽ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của một quốc gia.

- Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới: Xu thế này ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là các nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ…của các nước khác trên thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển. Sự bất ổn về mặt chính trị của khu vực và của thế giới ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Chính trị là sự biểu hiện bộ mặt của nền kinh tế. Vì vậy, chính trị bất ổn sẽ dẫn đến những thay đổi trong nền kinh tế.

- Các tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Điều này có ảnh hưởng nhất định, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)