Những giải pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 112)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.Những giải pháp

3.3.1. Nhóm giải pháp chung .

3.3.1.1. Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư phát triển

Giải pháp quan trọng nhất, quyết định mức tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao độ các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài ( Huyện, Tỉnh, Trung Ương, Việt Kiều, quốc tế…). Nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế cả thời kỳ 2006 – 2020 là 11.610 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2006 – 2010 là 2.130 tỷ đồng, thời kỳ 2011 – 2015 là 3.720 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 là 5.760 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu này cần phải huy động từ các nguồn sau:

Vốn từ nguồn ngân sách : là nguồn vốn quan trọng quyết định những công trình có ý nghĩa KT - XH theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm vốn của huyện , tỉnh, Trung Ương là một trong những nguồn vốn để giải quyết đầu tư phát triển. Các công trình thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện còn rất lớn. Trong thập kỷ tới, sản xuất phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách. Ngân sách sẽ đầu tư đến năm 2020 khoảng 211 tỷ đồng chiếm 6,0% GDP.

Việc huy động các nguồn vốn từ ngân sách Tỉnh và ngân sách Trung ương đầu tư tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng trụ sở làm việc cho huyện, cơ sở hạ

tầng kỹ thuật như giao thông, điện, cung cấp nước, thoát nước, hệ thống thủy lợi…Mặt khác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, nhà văn hóa… nhằm từng bước nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân.

Cần thực hiện chủ trương tiết kiệm để tăng vốn đầu tư phát triển, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công trình, có chế tài xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng công trình, tránh lãng phí thất thoát vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.

Cần phấn đấu gia tăng nguồn thu bằng cách thu thuế và lệ phí trên cơ sở thực hiện đúng đầy đủ luật ngân sách Nhà nước, Luật thuế.

Vốn từ các công ty cổ phần và tín dụng đầu tư: Đảng ta đã xác định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần do vậy phải vận dụng tổng hợp các biện pháp nhằm tạo ra môi trường chính sách cho các thành phần kinh tế phát triển, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, từng bước thực hiện cổ phần hóa, tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực quốc doanh. Tạo môi trường chính sách thuận lợi, kích thích phát triển các doanh nghiệp tư nhân: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; củng cố và xây dựng các hợp tác xã, phát triển mạnh mẽ loại hình kinh tế trang trại và kinh tế cá thể… nhằm huy động tổng lực các nguồn lực trong nhân dân, khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn để phát triển KT - XH.

Huy động vốn từ doanh nghiệp tư nhân và dân cư: Đây là một giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vốn đầu tư trên địa bàn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cần thực hiện xã hội hóa các công trình cơ sở hạ tầng nhỏ như đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, đường dây điện vào hộ tiêu thụ… Mặt khác, khuyến khích nhân dân cùng tham gia xây dựng hệ thống trường học, bệnh xá, các trung tâm văn hóa – bưu điện xã, phường… Cần quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 24/1999/NĐ - CP ngày 16/4/1999 và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 85/1999/TT- BTC ngày 7/7/1999 về tổ chức huy động quản lý sử dụng nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần xây dựng đề án huy động cụ thể cho từng công trình dự kiến thời gian thực hiện phù

hợp với khả năng đóng góp của nhân dân. Thành lập HTX xây dựng để HTX đứng ra vay vốn tín dụng thực hiện trước một số công trình nhân dân đóng góp trả dần trong một số năm. Ngoài ra, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, với tỉ lệ lãi suất hợp lý, thủ tục dễ dàng, tiện lợi để xây dựng các công trình lớn.

Huy động vốn từ ngoài nước: Với quan điểm tranh thủ tối đa ngoại lực, cần tranh thủ nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Về vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện tốt luật đầu tư nước ngoài, xúc tiến đầu tư và có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư FDI nhất là giai đoạn 2010 – 2015 khi hệ thống cơ sở hạ tầng đã phát triển, từ đó tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn bằng cách cải tiến thủ tục hành chính, hợp lý hóa giá đất, điều chỉnh tỉ lệ thuế có tác dụng kích thích sản xuất, cung cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ tốt như: cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, khách sạn, bệnh viện, trường học, nhà ở…

Mở rộng các hình thức thu hút vốn bao gồm hợp tác kinh doanh, liên doanh, đầu tư 100% vốn nước ngoài, phương thức đầu tư dạng BOT, BT và các hình thức liên doanh, liên kết.

Về vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA): Cần tranh thủ nguồn vốn ODA tài trợ từ các tổ chức quốc tế, do đó rất cần thiết xây dựng một số dự án phù hợp với đối tượng ưu tiên đầu tư của các tổ chức quốc tế. Nguồn vốn này hỗ trợ vốn cho các công trình vừa và nhỏ, nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng dần mức sống của nhân dân ở nơi khó khăn bằng với mức sống trong cộng đồng.

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài

Trong quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, huyện Duyên Hải cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng của nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế thông qua các chính sách, kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát triển KT – XH của huyện và tỉnh.

Nguồn nhân lực sử dụng trong nền kinh tế của huyện năm 2005 là 45.330 người, đến năm 2010 là 48.820 người và đến năm 2020 là 54.360 người. Trong đó:

các ngành nông lâm thủy hải sản là 37.330 người chiếm 82,3% lao động năm 2005 và 34.200 người chiếm 70,0% lao động năm 2010, đến năm 2020 có 29.900 người chiếm 55%. Số lao động sử dụng ở các ngành KVII là 2.350 người chiếm 5,2% năm 2005 và 4.390 người chiếm 9,0% cơ cấu lao động vào năm 2010, năm 2020 có 10.870 người chiếm 20%. Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ là 5.650 người chiếm 12,5% lao động năm 2005 và 10.230 người chiếm 21,0% lao động vào năm 2010 đến năm 2020 có 13.590 người chiếm 25%. Như vậy, để có được nguồn lao động như nêu trên, huyện cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương.

Củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí và nâng cao trình độ lao động phổ thông.

Tiếp tục xây dựng và phát triển trường dạy nghề của huyện. Chương trình đào tạo phải gắn liền với định hướng phát triển KT – XH của địa phương.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nhất là các cơ sở đào tạo chất lượng cao. Huyện cần ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Mở rộng dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho lao động nông thôn nâng cao tay nghề và năng suất lao động.

Để dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn để có nhiều lao động đủ trình độ sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại chỗ, ở các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp… Đảm bảo đến năm 2020 có khoảng trên 50% số lao động được đào tạo nghề với các hình thức như: học tập trung, tập huấn, hội nghị trình diễn mô hình khuyến khích, mô hình “ cầm tay chỉ việc”. Đối với lao động có đào tạo chính qui, dài hạn cần có chính sách ưu tiên hợp lý về bố trí việc làm, chế độ đãi ngộ, lương bổng hấp dẫn, nơi công tác hợp lý, nhằm phát năng lực trí tuệ của lao động. Có như vậy mới hy vọng nâng cao chất lượng lao động.

Thu hút nguồn nhân lực làm việc lâu dài trong huyện

Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành nhằm tạo hạt nhân phát triển, phục vụ cho quá trình CDCCKT theo hướng CNH-HĐH.

Ban hành các chế độ chính sách chế, độ ưu đãi để thu hút lao động từ các nơi khác và lao động kỹ thuật trong huyện đi các nơi khác làm việc về công tác lâu dài tại huyện nhà.

Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, thành lập mới có sử dụng nhiều lao động để nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Huyện cần có biện pháp và chính sách hợp lý thu hút lực lượng lao động về địa phương. Ưu tiên cho con em người nghèo, có biện pháp và cơ chế cụ thể để thu hút học sinh, sinh viên là con em của huyện sau khi học xong trở về địa phương làm việc, bằng những chế độ đãi ngộ thỏa đáng như tiền lương.

Sắp xếp bố trí việc làm thuận lợi cho mọi đối tượng, đặc biệt cần lưu ý lực lượng bộ đội xuất ngũ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ và lực lượng có đào tạo sau khi học nghề xong.

3.3.1.3. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực và kinh tế biển Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với đô thị hóa và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Rà soát qui hoạch cụm hành chính các phường xã, quy hoạch và đầu tư khu hành chính tập trung thị trấn Long Thành, phấn đấu xây dựng đạt chuẩn để công nhận thị xã (đô thị loại IV) trực thuộc tỉnh. Thực hiện mở rộng và nâng cấp các tuyến giao thông Tỉnh lộ 913, 914, một số tuyến đường Huyện, Xã.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện: Tập trung xây dựng hạ tầng cho khu công nghiệp Định An, khu dịch vụ nghề cá ven biển, hạ tầng nuôi trồng thủy sản ven biển, xây dựng cảng biển, các dịch vụ hậu cần khi kênh đào hoàn thành. Xem đây là khâu đột phá mang tính bền vững cho kinh tế biển của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.4. Giải pháp về thị trường

Cơ chế quản lý tập trung bao cấp, kế hoạch hóa tập trung ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang dần dần hoàn thiện. Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất. Chúng ta sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mà chúng ta có.

Do vậy, đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường là hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách đẩy mạnh sản xuất phải song hành với mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Cần chú trọng định hướng thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thị trường truyền thống và thị trường mới. Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách tiếp cận, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần.

Thị trường Đông Nam Bộ có nhu cầu lớn các sản phẩm chế biến lương thực - thực phẩm, gạo. Dự báo nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm thiết yếu được dựa trên mức thu nhập của dân cư trong vùng. Mức thu nhập càng cao, tỉ lệ tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm trong thu nhập càng thấp đi. Đến năm 2010 vùng Đông Nam Bộ có mức thu nhập bình quân đầu người 2.187 USD. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) cho thấy với mức thu nhập từ 1.000 - 3.000 USD/người/năm thì tỉ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm là 13% tổng chi. Như vậy tổng chi của miền Đông Nam Bộ vào khoảng 4.175 triệu USD.

Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường rất lớn về nông sản hàng hóa. Dự báo đến năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh có đến 7,2 triệu người, và đến năm 2020 dân số thành phố Hồ Chí Minh tăng lên trên 10 triệu người. Nếu như thị phần thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng 30-40% thị phần miền Đông Nam Bộ thì đạt khoảng 1.400 – 1.700 triệu USD doanh số.

UBND huyện đặc biệt là các phòng ban, cần nghiên cứu thị trường to lớn này để giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, các sản phẩm của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó việc thành lập các văn phòng đại diện nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết, liên doanh và trao đổi bổ sung hàng hóa để phát triển.

Nhà nước cần thúc đẩy tìm kiếm thị trường, phổ biến các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách, các cam kết lộ trình hội nhập quốc tế, giúp đỡ tạo quan hệ cho các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là giữ vững và phát triển theo chiều sâu những thị trường truyền thống; mở thêm nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa của huyện vào thị trường mới.

3.3.1.5. Phát triển khoa học công nghệ

Khoa học - công nghệ phải thực sự góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái. Khoa học công nghệ đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong thời gian tới, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, khoa học công nghệ sẽ tập trung vào giải quyết chương trình chuyển giao công nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành công nghiệp chế biến nông sản, nhằm tạo ra cho ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Trong công nghiệp, công nghệ chế biến nông sản phẩm là mũi nhọn cần tập trung nghiên cứu chuyển giao công nghệ ngành sản phẩm, công nghệ chế biến nông sản. Đẩy nhanh nghiên cứu công nghệ sản xuất vật phẩm tiêu dùng. Từng bước nghiên cứu chuyển giao công nghệ tin học ứng dụng cho huyện.

Trong nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản tập trung nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng vật nuôi mới, có năng suất cao thích ứng với điều kiện sinh thái của huyện; đồng thời có tính chống chịu cao… Xây dựng hệ thống tưới, tiêu, dịch vụ khuyến nông, phân bón, thuốc trừ sâu… tối ưu nhất, đảm bảo sản phẩm nông nghiệp có độ an toàn cao, xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh cho năng suất cao đáp ứng công nghiệp chế biến, tiêu dùng trực tiếp và xuất khẩu. Thực hiện chuyển giao ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư và ứng dụng công nghệ sinh học.

Trong nhập khẩu và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cần tranh thủ tối đa nhập các trang thiết bị hiện đại, không nên nhập các trang thiết bị công nghệ lạc hậu.

Huyện cần liên kết vốn các viện, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu.

3.3.1.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Huyện cần tạo mọi điều kiện để tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh và trung ương thực hiện các dự án quan trắc, giám sát biến động môi trường. Xây dựng quy trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 112)