Quan điểm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Quan điểm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.2.1. Những quan điểm chung

- CDCCKT phải phát huy nguồn nội lực:Cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đây là nội dung có tính chiến lược, nhằm phát huy thế mạnh nội lực để phát triển bền vững trong những thập kỷ tới. Bên cạnh đó, cần đầu tư khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế xã hội. Đó chính là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH - HĐH trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Quá trình CNH - HĐH phải thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó sự CDCCKT theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, phát triển hài hòa cân đối giữa khu vực II và III là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với huyện Duyên Hải cần phát triển những ngành công nghiệp chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhất là thủy sản. Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng thời xây dựng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ làm vệ tinh cho khu, cụm công nghiệp phát triển

- CDCCKT phải có sự cân đối lãnh thổ:CDCCKT cần đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng lãnh thổ trên địa bàn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế xã hội, trong đó cần khắc phục tình trạng phân bố không đều về các nguồn lực trong mỗi tiểu vùng. Cần đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp chủ đạo cụm công nghiệp mũi nhọn, đặc biệt là các cụm công nghiệp chế biến thủy sản.

Trên cơ sở đó tạo điều kiện hỗ trợ cho các vùng khác có khả năng đáp ứng được cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật và nguồn nhân lực.

- CDCCKT phải hợp tác và cạnh tranh kinh tế: Đất đai, lao động và vị trí thuận lợi của huyện là những lợi thế. Nhưng những nguồn lực đó còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác hợp lý. Vì vậy, hợp tác với các huyện; tỉnh; địa phương khác nhằm tập trung mọi nguồn lực từ bên ngoài nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để khai thác các nguồn lực có hiệu quả hơn. Mặt khác, cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế so sánh nhằm tăng sức cạnh tranh hàng hóa của huyện trên thị trường.

- CDCCKT phải kết hợp với an ninh quốc phòng: Đây là một quan điểm đúng đắn có tầm chiến lược để phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội để huyện phát triển. Cần xây dựng các cụm dân cư phát triển mạnh về kinh tế, vững chắc về an ninh quốc phòng trên địa bàn.

- CDCCKT phải gắn liền với bảo vệ môi trường: Trong quá trình CDCCKT sẽ tác động đến thiên nhiên và môi trường. Chủ yếu là do khai thác tài nguyên chưa hợp lý, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường chưa chặt chẽ. Vì vậy, các phương án phát triển kinh tế cần xem xét, cân nhắc đồng bộ với chiến lược bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.

3.1.2.2. Những quan điểm cụ thể

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Duyên Hải đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2001 – 2010; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc, tôn giáo; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị gắn với cải cách hành chính nhà nước; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước CDCCKT theo hướng CNH – HĐH; nâng cao chất lượng sản phẩm và tỉ trọng hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển KT - XH trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của huyện; huy động tối đa nội lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học - công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Đầu tư phát triển toàn diện, kết hợp đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển nông thôn; hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn huyện.

- Thực hiện chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 96)