Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 77)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự CDCCKT theo thành phần ở huyện Duyên Hải. Trong những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ 2000 – 2009, tất cả các thành phần kinh tế trong huyện đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ở đây, các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng về quy mô GTSX, riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tăng nhưng không cao, chỉ tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Dựa vào Bảng 2.17. GTSX phân theo các thành phần kinh tế của huyện Duyên Hải. Có thể rút ra những nhận xét như sau:

Bảng 2.17. GTSX phân theo các thành phần kinh tế của huyện Duyên Hải.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2000 2005 2006 2009

GTSX (GSS 94) Tỷ đồng 712 1.482 1.683 2.483

Kinh tế nhà nước Tỷ đồng 126 231 236 338 Kinh tế ngoài nhà nước Tỷ đồng 586 1.251 1.445 2.140

Kinh tế tập thể Tỷ đồng 41 176 80 148

Kinh tế tư nhân Tỷ đồng 37 64 189 278

Kinh tế cá thể Tỷ đồng 508 1.011 1.176 1.714

Kinh tế có vốn ĐTNN Tỷ đồng 0 0 2 5

Cơ cấu % 100 100 100 100

Kinh tế nhà nước % 17,7 15,6 14,1 13,6 Kinh tế ngoài nhà nước % 82,3 84,4 85,8 86,2

Kinh tế tập thể % 5,8 11,8 4,8 6,0

Kinh tế tư nhân % 5,2 4,4 11,2 11,2

Kinh tế cá thể % 71,3 68,2 69,8 69,0

Kinh tế có vốn ĐTNN % 0 0 0,1 0,2

Nguồn: Chi cục thống kê Duyên Hải – Niên giám thống kê 2000 – 2009, và tính toán của tác giả.

Thành phần kinh tế nhà nước là khu vực hoạt động tương đối ổn định và đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu GTSX. Nếu như năm 2000 chiếm tới 17,7% thì đến năm 2009 chỉ còn 13,6%. Nguyên nhân là do một số các doanh nghiệp bị giải thể do hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu là các công ty chế biến thủy sản.

Thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Nếu như năm 2000 chỉ chiếm 82,3% thì đến năm 2009 đã chiếm 86,2% trong cơ cấu GTSX của toàn ngành kinh tế. Trong đó:

- Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn và chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng từ 71,3% năm 2000 xuống còn 69,0% năm 2009. Nguyên nhân là do những hộ làm ăn cá thể phát triển nên đã chuyển sang thành phần kinh tế tư nhân theo Luật doanh nghiệp.

- Kinh tế tư nhân: đây là thành phần kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GTSX. Nếu như năm 2000 chỉ chiếm 5,2% thì đến năm 2009 đã tăng lên 11,2% tức tăng thêm 6,0%.

- Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế có tỉ trọng nhỏ nhất trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và có nhiều biến động nhất trong cơ cấu GTSX. Nếu như giai đoạn 2000 – 2005 tỉ trọng tăng từ 5,8% lên 11,8% thì đến năm 2006 lại có tỉ trọng giảm xuống còn 4,8%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sau khi có Luật hợp tác xã, với sự phát triển của các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và các hợp tác xã vận tải nên tỉ trọng của thành phần này tăng trở lại đạt 6,0% trong cơ cấu GTSX năm 2009.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này chỉ chiếm tỉ trọng từ 0,1 – 0,2%. Điều này cho thấy, khả năng thu hút nguồn lực từ nước ngoài của huyện là còn hạn chế. Nguyên nhân là do huyện chưa hình thành được các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Như vậy, trong cơ cấu GTSX, các thành phần kinh tế trong huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng dần, trong đó kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất và khu vực kinh tế nhà nước có tỉ

trọng giảm dần. Tuy nhiên thành phần kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Đến năm 2009 thành phần kinh tế này còn chiếm tới 13,6% trong tổng GTSX của toàn huyện.

2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Lao động và cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 thể hiện rõ ở 2.18. Qua bảng này, cho thấy lao động và CCLĐ ít có sự thay đổi lớn, cụ thể như sau:

Bảng 2.18. Lao động và cơ cấu lao động phân theo các thành phần kinh tế của huyện Duyên Hải.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2003 Năm 2006 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số lao động (Người) Người 43.262 45.503 45.853 47.970

Kinh tế nhà nước Người 1.331 1.356 1.515 1.432

Kinh tế ngoài nhà nước Người 41.931 44.147 44.271 46.386

Kinh tế có vốn ĐTNN Người 0 0 67 132

Cơ cấu lao động (%) % 100 100 100 100

Kinh tế nhà nước % 3,1 3,0 3,3 3,0

Kinh tế ngoài nhà nước % 96,9 97,0 96,5 96,7

Kinh tế có vốn ĐTNN % 0 0 0,2 0,3

Nguồn: Chi cục thống kê Duyên Hải – Niên giám thống kê 2000 – 2009, và tính toán của tác giả.

Ghi chú: ĐTNN - Đầu tư nước ngoài

Lao động trong khu vực kinh tế nhà nước có tăng về số lượng. Nhưng trong CCLĐ thì có sự giảm dần về tỉ trọng từ 3,1% năm 2000 xuống còn 3,0% năm 2009.

Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trên 96%.

Như vậy, Lao động phân theo các thành phần kinh tế ít nhiều đang có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch của tỉnh và của cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 77)