Đánh giá chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Đánh giá chung

Nhìn chung, với vị trí địa lý, các nguồn lực tự nhiên và KT – XH sẵn có, huyện Duyên Hải có nhiều thuận lợi trong việc CDCCKT theo hướng CNH - HĐH. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Do đó để việc CDCCKT thuận lợi hơn huyện cần có những giải pháp thiết thực và đồng bộ nhằm tận dụng những lợi thế và khắc phục những khó khăn.

Vị trí địa lý: Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy, với vị trí của Duyên Hải sẽ là điều kiện đặc biệt, tài nguyên rất quý báu cho sự phát triển kinh tế sau này của huyện. Đối với tỉnh Trà Vinh, huyện Duyên Hải là “ mặt tiền” là hướng “ đi ra” của tỉnh trong tương lai.

Khí hậu: Duyên Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của tỉnh và của ĐBSCL, với nền nhiệt cao ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra xuyên suốt.

Đất đai: Phần lớn đất đai của Duyên Hải là thuộc nhóm đất phù sa (chiếm 43,65%) và nhóm đất phèn tiềm tàng (chiếm 41,31%). Các nhóm đất này từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành các vùng chuyên canh tôm sú và sản xuất muối.

Sinh vật: Là huyện có đường bờ biển và thềm lục địa rộng, nối dài từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An. Hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế. Ngoài ra Duyên Hải còn có dịch vụ nghề cá tương đối phát triển nên có thể phát triển thủy sản trở thành ngành mũi nhọn của huyện.

Dân cư, lao động: tỉ lệ dân số phụ thuộc trong cơ cấu dân số giảm dần, lao động trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH của địa phương.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện… đang dần được đầu tư cải thiện. Mặt khác, huyện được Trung ương đầu tư xây dựng tuyến đường hàng hải cho tàu có trọng tải 20 vạn tấn qua kênh. Đây là lợi thế để huyện trở thành đầu mối giao thông vận tải nối khu vực ĐBSCL vớ các nước trong khu vực.

Đường lối chính sách: Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có những chủ trương chính sách đúng đắn trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, nâng cao sức cạnh tranh, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất tạo cơ hội cho nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH

Trong những năm qua, điều kiện khí hậu, thủy văn trong huyện diễn biến rất phức tạp so với quy luật chung của tự nhiên, tình hình thiên tai, lốc xoáy xảy ra thường xuyên, tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mạnh của nước mặn vào mùa nắng. Chính vì vậy, huyện cần được quan tâm trong việc quy hoạch cây trồng vật nuôi và xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp để phát triển ổn định.

Nước dưới đất: Đây là nguồn nước rất quý giá nhưng đang bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt, thể hiện ở việc quá trình xâm nhập mặn và ô nhiễm các tầng chứa nước. Vì thế, để phục vụ lâu dài và ổn định theo hướng phát triển bền vững, cần phải có sự quản lý tốt trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên này.

Đất đai: Xu hướng đất nông nghiệp sẽ giảm do nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT – XH, các khu, cụm công nghiệp, nhà ở… ngày càng tăng trong khi diện tích đất chưa sử dụng không còn nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất hàng hóa và tích lũy từ nội bộ ngành nông nghiệp. Cần có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp.

Khoáng sản: là huyện nghèo khoáng sản cả về chủng loại lẫn trữ lượng. Nên trong quá trình khai thác cần nghiên cứu, tính toán về hiệu quả và vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Dân cư, lao động: Mức sinh hàng năm giảm, cùng với sự xuất cư ra khỏi huyện ngày càng nhiều. Tuy nhiên do dân số đông, nên sự gia tăng dân số vẫn còn là áp lực lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Đây là một trong những thách thức cho xã hội trong vấn đề đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân về mọi mặt, nhằm ổn định phát triển kinh tế xã hội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Tuy đã được quan tâm và đầu tư, từng bước phát triển đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa theo hướng CNH - HĐH cũng như chưa đủ sức lôi kéo các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Trên đây, là những thuận lợi cùng với những khó khăn cơ bản mà huyện Duyên Hải còn đang gặp phải. Đòi hỏi huyện Duyên Hải phải có những giải pháp

thiết thực để tranh thủ những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, nhằm khai thác tốt tiềm năng sẵn có, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT của huyện theo hướng CNH - HĐH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 62)