Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 79)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Trong quá trình phát triển KT - XH nói chung và CDCCKT nói riêng, trên địa bàn huyện Duyên Hải cũng có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Mỗi địa phương trong huyện tùy thuộc vào điều kiện và những lợi thế của địa phương mình đã tiến hành xây dựng CCKT phù hợp với mục tiêu đề ra và GTSX của các địa phương không ngừng tăng. Điều này thể hiện ở bảng 2.19 và biểu đồ 2.3.

Bảng 2.19. GTSX và tỉ trọng GTSX huyện Duyên Hải phân theo lãnh thổ Đơn vị hành chính 2000 2003 2006 2009 GTSX (Tỷ đồng) Tỉ trọng (%) GTSX (Tỷ đồng) Tỉ trọng (%) GTSX (Tỷ đồng) Tỉ trọng (%) GTSX (Tỷ đồng) Tỉ trọng (%) Thị Trấn Duyên Hải 147 20,6 259 20,9 252 15,0 323 13,0 Xã Long Toàn 132 18,5 162 13,1 202 12,0 319 12,8 Xã Long Hữu 103 14,4 186 15,0 269 16,0 298 12,0 Xã Ngũ Lạc 31 4,4 56 4,5 82 4,8 161 6,5 Xã Hiệp Thạnh 23 3,2 43 3,5 89 5,3 186 7,5 Xã Long Khánh 87 12,2 160 13,0 244 14,5 287 11,6 Xã Long Vĩnh 68 9,6 131 10,6 188 11,2 236 9,5 Xã Dân Thành 48 6,8 93 7,5 138 8,2 263 10,6 Xã Đông Hải 44 6,2 80 6,5 118 7,0 211 8,5 Xã Trường Long Hòa 29 4,1 67 5,4 101 6,0 199 8,0

Toàn huyện 712 100 1.237 100 1.683 100 2.483 100

Nguồn:.Chi cục thống kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê, năm 2001, 2004,

2007, 2010, phòng tài chính kế hoạch. 2000 20,6% 4,4% 6,2% 6,8% 9,6% 12,2% 3,2% 4,1% 14,4% 18,5% 2006 15,0% 12,0% 16,0% 4,8% 5,3% 14,5% 6,0% 7,0% 8,2% 11,2% 2009 9,6% 9,5% 8,5% 11,6% 7,5% 6,5% 12,0% 12,8% 13,0% 9,0% TT Dyên Hải Long Toàn Long Hữu Ngũ Lạc Hiệp Thạnh Long Khánh Long Vĩnh Dân Thành Đông Hải Trường Long Hòa

Qua biểu đồ 2.3, cho thấy, những địa phương đang chiếm tỉ trọng cao trong GTSX của toàn huyện là những địa phương như: TT Duyên Hải (chiếm 13,0% GTSX toàn huyện năm 2009), Long Toàn (12,8%), Long Hữu (12,0%), Long Khánh (11,6%). Bên cạnh các địa phương được đầu tư phát triển như xã Long Vĩnh (9,5%), Dân Thành (10,6%), Trường Long Hòa (8,0%). Nguyên nhân là do các địa phương này có điều kiện thuận lợi và được đầu tư phát triển. Những địa phương có tỉ trọng thấp đều là những địa phương có điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt, cơ sở hạ tầng kém phát triển như các xã Hiệp Thạnh, Ngũ Lạc và Đông Hải.

Sự phân hóa lãnh thổ ở huyện Duyên Hải là rất hợp với quy luật chung của tỉnh.Trong sự phân hóa này, sự phát triển sẽ không xuất hiện mọi địa phương cùng một lúc. Tuy nhiên, không nên để địa phương nào rơi vào tình trạng kém phát triển mãi mà phải đưa những vùng tụt hậu và những vùng dẫn đầu xích lại gần nhau xét dưới gốc độ kinh tế.

Nhìn chung, trong thời kỳ 2000 – 2009, GTSX xét về mặt lãnh thổ của huyện Duyên Hải đã có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này thể hiện ở việc cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tập trung phát triển các địa phương với vai trò đầu tàu nhằm tạo ra tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa góp phần phát triển các địa phương còn lại để hướng tới mục tiêu tạo lập nên sự cân bằng giữa các địa phương trong huyện. Trong thời kỳ này, hầu hết các địa phương đều có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng trong nền kinh tế cũng như trong GTSX. Trong đó, các xã Dân Thành, Đông Hải, Trường Long Hòa là các xã có cơ cấu tăng nhiều và tăng nhiều nhất là xã Dân Thành, từ 6,8% năm 2000 lên 8,2% năm 2006 và lên 10,6% năm 2009 (tăng 3,8%). Nguyên nhân là do đây là địa phương được Trung ương và tỉnh đầu tư các công trình lớn như: Kênh đào Trà Vinh hay nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Ở các địa phương có sự thay đổi theo chiều hướng giảm thì Thị Trấn Duyên Hải là địa phương có tỉ trọng giảm nhiều nhất từ 20,6% năm 2000 xuống 15,0% năm 2006 và xuống 13,0% năm 2009 (giảm 7,7 %). Tuy nhiên, do quy mô GTSX lớn, nên Thị

Trấn Duyên Hải vẫn thuộc nhóm các địa phương có tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX của toàn huyện

2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện

Quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 thể hiện ở bảng 2.20 và các bản đồ cơ cấu GTSX huyện Duyên Hải phân theo lãnh thổ.

Bảng 2.20. Cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 (đơn vị %)

Đơn vị hành chính 2000 2009

KVI KVII KVIII TỔNG KVI KVII KVIII TỔNG

Thị Trấn Duyên Hải 76,0 14,0 10,0 100 60,7 20,9 18,4 100 Xã Long Toàn 78,6 12,4 9,0 100 63,0 20,5 16,5 100 Xã Long Hữu 79,9 11,6 8,5 100 64,0 19,9 16,1 100 Xã Ngũ Lạc 80,8 10,9 8,3 100 70,5 15,0 14,5 100 Xã Hiệp Thạnh 81,9 10,1 8,0 100 68,0 17,5 14,5 100 Xã Long Khánh 76,5 13,9 9,6 100 65,5 18,7 15,8 100 Xã Long Vĩnh 80,0 11,4 8,6 100 69,0 16,3 14,7 100 Xã Dân Thành 79,1 12,5 8,4 100 65,0 18,9 16,1 100 Xã Đông Hải 79,2 12,2 8,6 100 69,9 15,0 15,1 100

Xã Trường Long Hòa 78,5 13,0 8,5 100 66,0 18,5 15,5 100 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các địa phương từ năm 2000 đến năm 2009 và tính toán của tác giả.

Qua bảng 2.20 và các bản đồ cơ cấu GTSX huyện Duyên Hải phân theo lãnh thổ cho thấy. Các địa phương trong huyện đều có sự thay đổi cơ cấu GTSX hợp lý theo đúng qui luật và phù hợp với lộ trình qui hoạch đến năm 2020 mà huyện và các địa phương đề ra. Quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế giữa các địa phương cũng diễn ra khác nhau. Xét ở mức độ tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp có thể chia thành 3 nhóm:

- Nhóm chuyển dịch nhanh bao gồm các địa phương như: TT Duyên Hải, Long Toàn, Long Hữu với tỉ lệ phi nông nghiệp tăng lên đáng kể. Trong đó, Long

Hữu là địa phương có sự chuyển dịch nhanh nhất trong cơ cấu GTSX tăng 15,9%. Đứng thứ hai là xã Long Toàn tăng 15,6%, kế đến là TT Duyên Hải tăng 15,3%. Có được sự chuyển dịch tích cực như trên là do các địa phương này được ưu tiên đầu tư phát triển trong kế hoạch nâng cấp đô thị TT Duyên Hải.

- Nhóm chuyển dịch chậm gồm các địa phương: Ngũ Lạc, Long Khánh, Long Vĩnh, Đông Hải với tỉ lệ phi nông nghiệp tăng không nhiều, thấp nhất là xã Đông Hải, mặc dù đây là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế biển.

- Nhóm chuyển dịch trung bình gồm các địa phương còn lại với mức tăng thêm từ 12% – 13%.

Kết hợp bảng 2.20, các bản đồ cơ cấu GTSX huyện Duyên Hải phân theo lãnh thổ và tiêu chí đánh giá các giai đoạn công nghiệp hóa theo cơ cấu ngành của H. Chenery đã đề cập ở chương 1, tác giả luận văn bước đầu đưa ra đánh giá sơ bộ về cơ cấu ngành kinh tế các địa phương trong huyện theo các giai đoạn CNH thể hiện ở bảng 2.21.

Bảng 2.21: Đánh giá cơ cấu ngành kinh tế các địa phương trong huyện theo các giai đoạn CNH của H. Chenery.

Đơn vị hành chính 2000 2009 Thị Trấn Duyên Hải 1 1 Xã Long Toàn 1 1 Xã Long Hữu 1 1 Xã Ngũ Lạc 1 1 Xã Hiệp Thạnh 1 1 Xã Long Khánh 1 1 Xã Long Vĩnh 1 1 Xã Dân Thành 1 1 Xã Đông Hải 1 1

Xã Trường Long Hòa 1 1 Ghi chú: 1: Tiền CNH

Như vậy qua bảng đánh giá cơ cấu ngành kinh tế các địa phương trong huyện theo các giai đoạn CNH cho thấy rằng, hầu hết các địa phương trong huyện Duyên

Hải có quá trình chuyển đổi diễn ra chưa thật mạnh mẽ, hầu như CCKT đang còn trong giai đoạn “tiền CNH”. Vì vậy để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH – HĐH cần phải đầu tư phát triển nhiều hơn nữa, nhất là trong 2 khu vực, công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Từ những phân tích trên, tác giả luận văn xin rút ra xu hướng CDCCKT theo lãnh thổ huyện Duyên Hải như sau:

Các lãnh thổ phát triển (Thị trấn và các địa phương được ưu tiên trong đầu tư phát triển) đã có sự chuyển dịch đáng kể, đúng hướng và ngày càng phát triển mở rộng.

Phải lấy các địa phương làm mẫu, tạo động lực thúc đẩy các địa phương khác phát triển và thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Trước mắt cần tiếp tục hoàn thành dự án nâng cấp thị trấn Duyên Hải lên thị xã và thành lập thị trấn mới Long Thành để tạo động lực phát triển cho từng vùng và cả huyện. Đồng thời tập trung đầu tư phát triển các địa phương có tiềm năng nhưng kém phát triển.

Dựa vào những điểm tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yêu cầu phát triển KT – XH, kết quả CDCCKT có thể chia huyện Duyên Hải thành 3 vùng lãnh thổ (thể hiện ở bản đồ phân vùng lãnh thổ huyện Duyên Hải) như sau:

Vùng ven biển phía Đông Nam: Nằm về phía Đông và Đông Nam của huyện gồm có 3 xã gồm: Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải. Với tổng diện tích tự nhiên là 122,60 km2, chiếm 31,8% diện tích toàn huyện, dân số năm 2009 là 22.950 người chiếm 23,5% dân số toàn huyện, mật độ dân số 187 người/ km2. Đây là vùng có sự CDCCKT khá chậm, trong đó xã Đông Hải là địa phương chuyển dịch chậm nhất. Quá trình CDCCKT của vùng này đang theo xu hướng giảm dần tỉ trọng của KVI và tăng dần tỉ trọng của KVII và KVIII. Tuy nhiên, đây là vùng chủ lực về nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất nông nghiệp nên tỉ trọng nông nghiệp trong giá trị sản xuất vẫn còn cao.

Vùng phía Bắc: Đây là vùng gần như nằm ở trung tâm của huyện, gồm Thị Trấn Duyên Hải, Long Toàn và Long Hữu và Hiệp Thạnh. Trong đó, Thị Trấn Duyên Hải đang trong giai đoạn nâng cấp lên đô thị loại IV trực thuộc tỉnh. Với

tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 112,695 km2, chiếm 39,3% diện tích của toàn huyện, dân số năm 2009 là 33.370 người chiếm 34,1% dân số của huyện, mật độ dân số của vùng là 296 người/ km2. Đây là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy kinh tế huyện phát triển, là địa bàn phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ từ rất sớm. Hiện nay, vùng đứng đầu cả huyện về thương mại dịch vụ.

Vùng phía Tây: là vùng gồm có các xã Long Khánh, Ngũ Lạc và Long Vĩnh. Trong đó, trung tâm xã Long Khánh đang được nâng cấp thành thị trấn Long Thành. Trong tương lai, đây sẽ là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của huyện mới và các địa phương nằm ở phía Đông Nam Kênh đào Trà Vinh. Với tổng diện tích tự nhiên là 149,782 km2, chiếm 38,9% diện tích của toàn huyện, dân số năm 2009 là 41.407 người chiếm 42,4% dân số của huyện, mật độ dân số của vùng là 276 người/ km2. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, tiếp giáp với huyện Trà Cú, có kênh Quan Chánh Bố đi qua, nằm tiếp giáp với cửa sông Cung Hầu là cửa ngõ thông ra biển của huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)