0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH (Trang 46 -46 )

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nguồn lực tự nhiên

2.1.2.1. Khí hậu.

Duyên Hải chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất hải dương đặc thù. Một năm có hai mùa: một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm 240

– 260C và không có sự chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm và giữa ngày và đêm.

- Năng lượng bức xạ trung bình khá cao và ổn định qua các tháng. Từ 5.300 – 8.400 cal/cm2/tháng. So với các huyện phía Bắc có phần thấp hơn. Nhìn chung, với điều kiện nêu trên về nhiệt độ và năng lượng bức xạ quang hợp, rất thuận lợi cho trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu phát triển cho hầu hết các loại thực vật nhiệt đới.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 80 – 90%. Cao vào các tháng mùa mưa (tháng 8,9,10) và thấp ở các tháng mùa khô (1,2,3,4).

- Lượng nước bốc hơi từ 3,5 – 5,5 mm/ngày. Bốc hơi cao vào mùa khô. - Mưa:

+ Thời gian mưa: từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10 ( 5 tháng). + Lượng mưa thấp, trung bình 1.000 – 1.200 mm/năm.

+ Phân bố mưa: không đều theo thời gian, tập trung vào tháng 8, 9 trong năm.

- Gió: có 2 mùa gió ứng với 2 mùa trong năm. + Mùa mưa: Gió Tây Nam.

Huyện Duyên Hải còn có một loại gió mà dân địa phương gọi là “gió Chướng”, gió này xuất hiện từ tháng 10 và chấm dứt vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Gió này từ biển thổi vào với tốc độ mạnh dần và mạnh nhất vào tháng 2, tháng 3. Trong huyện tuy không có nhiều bão, nhưng lại chịu ảnh hưởng của bão rất nặng nề và thường xuyên có những cơn dông xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa.

Tóm lại, khí hậu ở Duyên Hải chỉ thuận lợi về mặt nhiệt độ, năng lượng bức xạ. Còn lượng mưa, lượng nước bốc hơi, gió chướng là những yếu tố hạn chế cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất trong huyện. Vì phần lớn đất đai không có đủ nước để canh tác.

2.1.2.2. Địa hình.

Địa hình: huyện Duyên Hải mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển rất đặc thù với những giồng cát hình cánh cung, chạy theo hướng song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện như: giồng Long Hữu - Ngũ Lạc, giồng Hiệp Thạnh - Trường Long Hòa, giồng Long Vĩnh và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn chung, địa hình Duyên Hải khá thấp và tương đối bằng phẳng, với cao trình bình quân phổ biến là 0,4 đến 1,2 m.

Sự phân cắt của các dòng và hệ thống sông rạch chằng chịt đã làm cho địa hình Duyên Hải trở nên đa dạng và phức tạp tạo nên nhiều khó khăn cho vấn đề phát triển kinh tế xã hội của huyện.

2.1.2.3. Đất đai. Tài nguyên đất:

Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất vùng Nam Măng Thít (tỉ lệ 1/25.000) thuộc Chương trình Đất Cửu Long, năm 1992 (phân loại theo USDA) thì đất của huyện có 02 bộ. Cụ thể gồm:

- Entisols (chưa phát triển) với 02 nhóm lớn: Sulfaquents (SAN) và Fluvaquents (FAN).

- Inceptisols (phát triển) với 02 nhóm lớn: Dystropepts, Tropapuents.

Theo nhóm sử dụng: có 04 nhóm.

Các nhóm đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

I. Đất cát giồng 2.861,43 7,43

II. Đất phù sa 16.806,78 43,65

1. Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát 917,73 2,38 2. Đất phù sa nhiễm mặn ít 2.025,53 5,26 3. Đất phù sa nhiễm mặn trung bình 8.253,04 21,41 4. Đất phù sa nhiễm mặn nhiều 5.610,48 14,60

III. Đất phèn tiềm tàng 15.907,56 41,31

1. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn trung bình 387,74 1,00 2. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn nhiều 15.519,82 40,31

IV. Đất sông rạch và đất khác 2.931,88 7,61

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Duyên Hải

- Đất cát giồng: diện tích 2.861,43 ha chiếm 7,43% diện tích tự nhiên.

- Đất phù sa: diện tích 16.806,78 ha chiếm 43,65% diện tích tự nhiên, bao gồm:

+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát: diện tích 917,73 ha chiếm 2,38% diện tích tự nhiên.

+ Đất phù sa nhiễm mặn ít: diện tích 2.025,53 ha chiếm 5,26% diện tích tự nhiên.

+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình: diện tích 8.253,53 ha chiếm 21,41% diện tích tự nhiên.

+ Đất phù sa nhiễm mặn nhiều: diện tích 5.610,48 ha chiếm 14,60% diện tích tự nhiên.

- Đất phèn tiềm tàng: diện tích 15.907,56 ha chiếm 41,31% diện tích tự nhiên.

+ Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn trung bình: diện tích 387,74 ha chiếm 1,00% diện tích tự nhiên.

+ Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn nhiều: diện tích 15.519,82 ha chiếm 40,3% diện tích tự nhiên.

- Đất sông rạch và đất khác: diện tích 2.931,88 ha chiếm 7,61% diện tích tự nhiên.

Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009.

Các loại đất Đơn vị 2000 2003 2006 2009 Diện tích đất tự nhiên Ha 38.405,75 38.405,75 38.507,65 38.507,65 1. Đất nông nghiệp Ha 27.691,44 27.583,4 27.999,44 27.999,44 % so diện tích đất tự nhiên % 72,1 71,8 72,7 72,7 2. Đất lâm nghiệp Ha 5.840,15 5.920,15 5.937,89 5.937,89 % so diện tích đất tự nhiên % 15,2 15,4 15,4 15,4 3. Đất chuyên dùng Ha 1.348.59 1.456,63 1.608,22 1.608,22 % so diện tích đất tự nhiên % 3,5 3,8 4,2 4,2 4. Đất ở Ha 342,87 342,87 450,95 450,95 % so diện tích đất tự nhiên % 0,9 0,9 1,2 1,2 5. Đất chưa sử dụng Ha 3.182,70 3.102,70 2.511,15 2.511,15 % so diện tích đất tự nhiên % 8,3 8,1 6,5 6,5

Nguồn:Phòng tài nguyên môi trường huyện Duyên Hải

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là giai đoạn từ 2000 - 2009, diện tích đất tự nhiên của huyện có sự biến động, tuy nhiên biến động này là không lớn. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2000 so với năm 2009 tăng nhưng không nhiều, từ 38.405,75 ha lên 38.507,65 ha.Tức là trong 10 năm tăng khoảng 101,90 ha. Nguyên nhân tăng như thế là do quá trình hiệu chỉnh, cập nhật số liệu đo đạc bản đồ địa chính và đặc biệt là một phần diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển mới được bồi tụ thêm.

- Đất nông nghiệp: tính đến năm 2009, toàn huyện hiện có 27.999,44 ha đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên (chiếm 72,7%), điều này cho thấy rằng nông nghiệp vẫn đang là ngành sản xuất chính của huyện. Trong giai đoạn 2000 đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 308 ha, chủ yếu là do khai hoang một số diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2009 là 5.937,89 ha chiếm 15,4% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung từ năm 2000 đến năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp tăng thêm 97,74 ha. Nguyên nhân là do một phần diện tích đất chưa sử dụng được cải tạo đưa vào trồng rừng.

- Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng là 1.608,22 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích tự nhiên. Trong 9 năm qua diện tích đất chuyên dùng đã tăng thêm là 259,63 ha. Nguyên nhân là do việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi như: giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trường học, chợ ….nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Đất ở: Diện tích đất ở năm 2009 là 450,95 ha, chiếm 1,2% diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua cùng với sự phát triển KT – XH, thì nhu cầu diện tích đất ở không ngừng tăng lên. Năm 2000 toàn huyện chỉ có 342,87 ha thì đến năm 2009 đã tăng thêm 108,08 ha. Chính đều này đã làm cho diện tích đất ở bình quân trên đầu người cũng tăng lên từ 39,6 m2năm 2000 lên 46,1m2năm 2009.

2.1.2.4. Thủy văn Nước trên mặt.

Nước trên mặt ở huyện Duyên Hải rất dồi dào nhưng không sử dụng được vì mặn, chủ yếu tập trung trên các sông rạch của huyện. Nước mặt ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ bán nhật triều biển Đông.

Về mạng lưới sông rạch, huyện có những hệ thống sông rạch như sau:

Hệ thống kênh Nguyễn Văn Pho – Rạch Láng Sắc – Sông Bãi Đồn – Sông Cồn Chum (Dân Thành). Đây là hệ thống sông chính qua trung tâm huyện theo hướng Đông - Tây.

Hệ thống sông Láng Nước – Rạch Bến Giá – Rạch Sâu (Cửa Cung Hầu). Sông Thâu Râu (Từ sông Cổ Chiên).

Sông La Ghi, Rạch Cái Cỏ (Long Vĩnh); Rạch Cồn Lợi, rạch Giồng, Sông Động Cao (Đông Hải)

Các sông rạch này sâu và rộng ở cửa, hẹp và cạn khi vào nội đồng, có chế độ bán nhật triều (nước lên - xuống 2 lần/ngày), biên độ triều khá cao từ 2 – 3m. Nước

trên các sông ở Duyên Hải hầu như mặn quanh năm, chỉ riêng Kênh Nguyễn Văn Pho và sông Thâu Râu do ảnh hưởng của lưu lượng thượng nguồn sông Mê Kông nên có thời gian ngọt từ 3 – 4 tháng của mùa mưa.

Thời gian mặn: huyện Duyên Hải được chia làm 3 vùng như sau:

- Phía Đông và Nam Quốc Lộ 53: mặn hầu như quanh năm (10 – 24g/l).

- Phía Bắc Đường 914: ít mặn hoặc không bị mặn do có hệ thống thủy lợi.

- Phía Bắc Quốc Lộ 53 (Đồng Láng): có thời gian ngọt 3 đến 4 tháng mùa mưa, nhưng không ổn định, mùa khô bị mặn từ 6 – 18g/l.

Nước dưới đất

- Tầng nông:

- Nước ngầm tích tụ ngay bên dưới mặt đất sau mùa mưa ( nước ngầm tạm thời) .Đã khai thác phục vụ cho nông nghiệp và trong sinh hoạt.

- Tầng sâu:

Theo kết quả khảo sát thăm dò và đã khai thác có 3 phức hệ chứa nước: - Holoxen: (40 – 50 m), sử dụng được vì mặn.

- Plaisstoxen: (100 – 180 m), chất lượng nước tốt với trữ lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

- Neogen: (180 – 220 m), nước mặn.

2.1.2.5. Khoáng sản.

- Huyện Duyên Hải có tầng nước sâu được xếp vào nhóm nước khoáng (nước khoáng nóng) với trữ lượng cấp B: 240m3/ngày nằm tại khu vực xã Long Toàn.

- Tại các khu vực bờ biển của huyện có cát đen với hàm lượng quặng titan lớn nhưng trữ lượng chưa được xác định.

- Đặc biệt một số xã như Long Hữu, Ngũ Lạc, Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Long Vĩnh có những giồng cát hình cánh cung chạy dài theo hướng song song với bờ biển và tại các cửa sông có trữ lượng cát rất lớn đang được quản lý chặt chẽ.

Nhìn chung, Duyên Hải là một trong những địa phương nghèo về khoáng sản. Khoáng sản ở đây chủ yếu là mỏ cát đen phong phú với hàm lượng titan lớn, đây được xem là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành công nghiệp của đất nước.

2.1.2.6. Sinh vật Thảm thực vật

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2009, huyện Duyên Hải có 5.937,89 ha rừng, chiếm 15,42% diện tích tự nhiên và bằng 17,49% diện tích đất nông nghiệp, tăng 423,49 ha so với năm 2000. Trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 4.246,58 ha, chiếm 71,52% đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ: 1.691,31 ha, chiếm 28,48% đất lâm nghiệp.

Tuy diện tích đất rừng diễn biến theo chiều hướng tích cực nhưng chất lượng và sự đa dạng sinh học của rừng chậm được phục hồi. Các quần thể cây bần, cây mắm, cây dừa nước dày đặc trước đây và nay hầu hết đều ở dạng cây bụi, thấp và thưa thớt..

Động vật

Động vật rừng như các loài chồn, heo rừng, các loài bò sát … hiếm khi xuất hiện. Các loài tương đối phổ biến thuộc họ cò và các loài thủy sinh hầu hết đã giảm đến mức thấp nhất và chủng loại nghèo nàn

Tài nguyên biển và thủy hải sản của huyện vẫn thuộc dạng có tiềm năng lớn. Thềm lục địa từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, sản lượng khai thác chung của tỉnh hiện đã vượt ngưỡng cho phép (năm 2001: 917.393 tấn; năm 2005: 800.000 tấn).

Ngoài khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá Ngừ, cá Hồng, cá Chim, cá Thu,…với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 - 600 nghìn tấn/năm. Khả năng khai thác chung của toàn tỉnh hiện tại chỉ đạt 54.046 tấn/năm (năm 2005).

Với những tiềm năng rất lớn từ biển, là điều kiện rất thuận lợi cho Duyên Hải phát triển kinh tế biển góp phần vào công cuộc CDCCKT của huyện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH (Trang 46 -46 )

×