Nguồn lực kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Nguồn lực kinh tế-xã hội

2.1.3.1. Dân cư, lao động. Dân số

Bảng 2.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số của Duyên Hải năm 2009. Số TT Xã, Thị trấn Diện tích (Km2) Dân số ( Người) Mật độ dân số (Người/ Km2 ) Toàn huyện 385,077 97.727 253 1 Thị Trấn Duyên Hải 2,005 5.714 2.849 2 Xã Long Toàn 51,651 11.445 236 3 Xã Long Hữu 36,869 12.207 331 4 Xã Ngũ Lạc 30,610 17.290 565 5 Xã Hiệp Thạnh 22,170 4.004 181 6 Xã Long Khánh 53,213 11.816 222 7 Xã Long Vĩnh 65,959 12.301 186 8 Xã Dân Thành 41,344 7.512 182 9 Xã Đông Hải 43,850 8.367 191

10 Xã Trường Long Hòa 37,406 7.071 189

Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê năm 2010

Huyện Duyên Hải là một huyện thưa dân nhất trong tỉnh Trà Vinh. Năm 2000 dân số trung bình của huyện là 86.575 người, mật độ dân số 225 người/ km2. Dân số năm 2009 là 97.727 người, mật độ dân số là 253 người/ km2.

Với qui mô trên, dân số huyện Duyên Hải chiếm khoảng 9,2% dân số toàn tỉnh Trà Vinh. Có được qui mô này là do huyện đã thực hiện tốt chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Qua đó tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm. Năm 2000 là 1, 62 % đến năm 2009 là 1,11%. (xem bảng 2.5 và biểu đồ 2.1)

Bảng 2.5: Quy mô và chuyển biến dân số huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2003 2006 2009

Dân số toàn huyện Người 86.575 89.403 92.227 97.727

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,62 1,50 1,31 1,11

Dân số thành thị % 5,8 5,9 5,9 5,8 Dân số nông thôn % 94,2 94,1 94,1 94,2

Nông nghiệp – phi nông nghiệp

Dân số nông nghiệp % 87,3 83,4 82,3 76,7 Dân số phi nông nghiệp % 12,7 16,6 17,7 23,3

Dân số theo giới tính

Nữ % 50,9 50,5 50,5 50,2

Nam % 49,1 49,5 49,5 49,8

Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê năm 2010

86575 89403 92227 97727 1.62 1.5 1.31 1.11 80000 82000 84000 86000 88000 90000 92000 94000 96000 98000 100000 2000 2003 2006 2009 Người 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 (%)

Dân số Tỉ lệ gia tăng dân số

Biểu đồ 2.1. Quy mô và tỉ lệ gia tăng dân số huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009

- Về cơ cấu dân số theo giới tính: từ năm 2000 đến năm 2009 dân số của toàn huyện tăng thêm 11.152 người. Trong đó tỉ trọng dân số nữ có xu hướng giảm, từ 50,9% (2000) xuống còn 50,2% (2009) giảm 0,7%. Trong khi đó, tỉ trọng dân số nam có xu hướng đang tăng lên, từ 49,1% (2000) tăng lên 49,8% (2009) tăng thêm 0,7 %. Như vậy, mặc dù tỉ trọng nữ trong dân số có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn nam giới.

- Về cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Trong thời kỳ 2000 – 2009 tốc độ đô thị hóa ở Duyên Hải diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị chỉ xoay quanh tỉ lệ 5,8%.

- Về cơ cấu dân số theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp: Tuy có sự chuyển biến tương đối lớn nhưng tỉ lệ dân số sống bằng nông nghiệp vẫn còn cao. Điều này cho thấy quá trình CDCCKT trong huyện còn chậm, chậm nhất là ở khu vực nông thôn. Kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của huyện.

- Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: Theo dân số năm 2009, dân số toàn huyện là 97.727 người. Trong đó, dân số từ 0 đến 14 tuổi là 8.894 người chiếm 9,1%, dân số từ 15 đến 59 tuổi là 77.986 người chiếm 79,8%, dân số trên 60 tuổi là 10.847 người chiếm 11,1%. Với cơ cấu nhóm tuổi trên, rất thuận lợi cho huyện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong cơ cấu này, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao, bình quân một người lao động nuôi 3,9 người kể cả bản thân. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Duyên Hải phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Bảng 2.6: Dân số chia theo nhóm tuổi năm 2009

Nhóm tuổi Dân số (người) Tỉ lệ %

Từ 0 đến 14 8.894 9,1

Từ 15 đến 59 77.986 79,8

Từ 60 trở lên 10.847 11,1

Tổng số dân 97.727 100

Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Duyên Hải năm 2009, Niên giám thống kê năm 2009

Dân cư

Qua bản đồ mật độ dân số huyện Duyên Hải, có thể thấy được rằng, phân bố dân cư ở Duyên Hải nhìn chung không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các đơn vị hành chính ngoại trừ trung tâm huyện là Thị Trấn Duyên Hải.

Tính cách con người Duyên Hải cùng với các phong tục tập quán có tác động mạnh mẽ đến CCKT và có tác động đến việc thúc đẩy sự thay đổi CCKT của

Hầu hết người dân sống bằng nghề nông, theo tập quán người dân ĐBSCL nói chung và của tỉnh Trà Vinh. Tập quán cha mẹ thường chia tài sản, đất hương hỏa cho con cái không phân biệt trai gái. Chính vì vậy, đất đai qua các đời bị chia nhỏ manh mún nên đất của hộ dân địa phương thường có diện tích không lớn trừ những xã ven biển và những xã có diện tích đất lâm nghiệp. Do đó, kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn trong CCKT.

Lao động

Số người trong độ tuổi lao động trong giai đoạn này tăng dần qua các năm do tăng dân số và quá trình chu chuyển cơ cấu dân số. Năm 2000 số người trong độ tuổi lao động là 49.781 người đến năm 2009 là 57.790 người, chiếm 59,1% dân số toàn huyện. Như vậy, tốc độ tăng bình quân năm là 1,8%.

Bảng 2.7: Dân số lao động huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009.

Đơn vị 2000 2003 2006 2009

1. Dân số toàn huyện Người 86.575 89.403 92.227 97.727

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,62 1,50 1,31 1,11

2. Lao động

Số người trong độ tuổi lao động Người 49.781 52.677 55.580 57.790 Số người làm trong các ngành kinh tế Người 43.262 45.503 45.853 47.970 Khu vực I Người 37.854 37.725 36.223 35.018 Khu vực II Người 1.590 1.959 2.980 3.837 Khu vực III Người 3.818 5.819 6.650 9.115

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê 2001 - 2010.

Trừ số người đi học, nội trợ, bệnh tật…. số người làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng hàng năm. Đây là nguồn lực quan trọng tạo cơ sở cho xã hội. Vấn đề là làm sao nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Năm 2000 số người làm trong các ngành kinh tế là 43.262 người và tăng dần qua các năm. Đến năm 2009 đạt 47.970 người. Như vậy sau 9 năm tăng thêm được 4.078 người, tăng 9,4%. Tốc độ tăng bình quân năm là 1,21%.

Những năm gần đây, lao động qua đào tạo của huyện ngày càng tăng lên. Năm 2009 đạt 30% trong tổng số lao động của huyện. Số lao động được đào tạo

nghề bao gồm các hình thức học tập trung, tập huấn và hội nghị ….Đây là cơ sở quan trọng trong quá trình CDCCKT của huyện.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ

Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông của huyện phát triển tương đối khá, nhiều công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng. Trong đó:

- Đường Quốc lộ 53 (đi qua các xã Long Hữu, Long Toàn, thị trấn Duyên Hải, Long Khánh, Long Vĩnh) dài 32,60 km.

- Tuyến Tỉnh lộ 913 (đi qua các xã Long Toàn, Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải) dài 32,2 km.

- Tuyến Tỉnh lộ 914 (đi qua các xã Ngũ Lạc, Long Hữu, Hiệp Thạnh) dài 25,27 km.

- Các tuyến Hương lộ: Hương lộ 21, Hương lộ 24, Hương lộ 81 với tổng chiều dài khoảng 13,36 km.

Ngoài các đường giao thông theo cấp hạng nêu trên, địa bàn huyện còn có hệ thống đường dal (xi măng), đường đất liên xã, liên ấp với chiều dài khoảng 33,98 km kết nối các khu dân cư trong huyện. Tuy nhiên, mạng lưới còn thưa thớt, chưa đáp ứng hết nhu cầu xã hội, điều kiện đi lại giữa các cụm dân cư còn rất khó khăn, so với yêu cầu phát triển chung thì mạng lưới giao thông hiện nay trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, sắp tới cần phải đầu tư xây dựng rất nhiều.

Hệ thống giao thông đường thủy, đường biển.

Huyện Duyên Hải có hơn 55 km bờ biển là “hướng đi ra” của tỉnh khi giao lưu, tiếp cận với thế giới bằng đường biển. Huyện còn tiếp cận với 02 cửa sông Định An và Cung Hầu, là đường vào của các tuyến giao thông thủy quan trọng dẫn vào các cảng lớn nằm hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu. Phía trong đất liền có hệ thống sông rạch và kênh mương dày đặc, giao thông thủy rất thuận lợi. Huyện có tuyến đường thủy nội địa quan trọng nhất là kênh Nguyễn Văn Pho, đây là tuyến kênh rộng từ 150 -200m, độ sâu bình quân trên 6,50m, cho phép tàu thuyền có trọng

tải lớn lưu thông qua lại dễ dàng, vận chuyển hàng hóa từ huyện về tỉnh và các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL thông qua sông Hậu.

Nhìn chung, huyện Duyên Hải có điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy trong nội huyện và với bên ngoài, kể cả vận tải biển.

Mạng lưới điện

Toàn huyện có 10/10 xã, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia. Tính đến cuối năm 2009 tỉ lệ hộ sử dụng điện, đạt 88,4% so với tổng số hộ trong toàn huyện. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm, chưa phát triển mạnh đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển và thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của nhân dân chưa được đảm bảo.

Hệ thống thủy lợi

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã xây dựng hoàn thành các trục chính, các tuyến đê, cống ngăn mặn đầu mối, các công trình đê bao ngăn lũ chống triều cường, các dự án phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu phục vụ sản xuất … Trong đó:

- Hệ thống thủy lợi phục vụ cho trồng trọt chủ yếu tưới tiêu cho 02 xã Long Hữu và Ngũ Lạc, các xã còn lại chủ yếu tưới bằng nước trời. Các kênh phục vụ cho tưới tiêu gồm có: kênh cấp I Sa Rày và Thị Gòn - Lạc Sơn tổng chiều dài 23km, kênh cấp II chiều dài 46km và kênh cấp III chiều dài 27km.

- Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản với dự án 773 do Trung ương và tỉnh đầu tư đi qua 3 xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành với chiều dài khoảng 30km bờ bao, 32km kênh trục, 25km kênh sườn phục vụ cho hơn 3.000 ha nuôi tôm.

Công trình công cộng

Bưu chính viễn thông

Toàn huyện có 1 trung tâm bưu điện huyện, 10 bưu điện văn hóa xã, 7 bưu cục được xây dựng cơ bản. Tổng số máy thuê bao trên địa bàn trong năm 2009 đạt 13,6 máy/100 dân, nhìn chung hệ thống bưu điện đã phát triển mạnh nhưng chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn.

Giáo dục đào tạo

Năm 2009, toàn huyện có 03 trường mẫu giáo với 1.356 cháu; 24 trường tiểu học với 9.473 học sinh; 10 trường trung học cơ sở với 6.076 học sinh và 03 trường trung học phổ thông với 3.081 học sinh.

Phong trào xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện tốt, tỉ lệ người biết đọc, biết viết đạt trên 95%, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 6,45%. Công tác giáo dục đào tạo của huyện thời gian qua luôn phát triển, nhưng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cần được quan tâm và đầu tư thêm trong thời gian tới.

Y tế

Toàn huyện có 11 cơ sở y tế với 105 giường bệnh, trong đó có 01 bệnh viện, 01 phòng khám khu vực và 09 trạm y tế xã. Về trình độ y tế có 16 bác sĩ, 50 y sĩ, 35 y tá và 09 nữ hộ sinh; ngoài ra còn có 06 dược sĩ đại học, trung cấp và 09 kỹ thuật viên xét nghiệm.

Nhìn chung, công tác y tế chưa phát triển mạnh; lực lượng y, bác sĩ còn mỏng; cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn thiếu thốn cần đầu tư phát triển thêm.

Văn hóa - Thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin ngày càng được cải tiến, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển rộng rãi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay đã công nhận được 15.782 hộ gia đình văn hóa, toàn huyện có 45/48 khóm ấp văn hóa, 04 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và 49 cơ quan, trường học văn minh.

2.1.3.3. Vốn đầu tư.

- Vốn ngân sách Nhà nước: Là nguồn vốn quan trọng nhất, quyết định những công trình có ý nghĩa kinh tế xã hội theo phương hướng mục tiêu đề ra. Ngân sách đầu tư khoảng 60 tỷ đồng vào năm 2006 và đến năm 2009 đầu tư khoảng 70 tỷ đồng.

- Vốn các doanh nghiệp Nhà nước và tín dụng đầu tư: Năm 2006 thu hút 2,6% nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, thu hút tín dụng đầu tư 1,6% và tăng lên 3,3%/năm của doanh nghiệp Nhà nước và tín dụng đầu tư 2,5% đến năm 2010.

- Huy động từ doanh nghiệp tư nhân và dân cư: Tỉ trọng vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng lớn, 75% năm 2006 tương ứng 225 tỷ đồng và 81,7% tổng nhu cầu vốn năm 2009 tương ứng 490 tỷ đồng.

- Huy động ngoài nước: Với quan điểm tranh thủ tối đa ngoại lực, cần tranh thủ nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2006 đầu tư từ nguồn vốn này khoảng 2 tỷ đồng và năm 2009 là 5 tỷ đồng.

2.1.3.4. Đường lối chính sách. Chính sách đất đai:

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, điều quan trọng là áp dụng đúng đắn luật đất đai với những nội dung cơ bản là tiếp tục hoàn chỉnh giao đất về đến từng hộ gia đình.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

- Huyện cần phấn đấu hoàn chỉnh giao đất cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, nhằm ổn định lâu dài và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đảm bảo 100% diện tích đất sản xuất và xây dựng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng.

- Thị trường hóa đất đai là một vấn đề cần được nghiên cứu và vận dụng đúng đắn trên địa bàn.

- Cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất, do vậy cần bố trí nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý giữa các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần:

- Tiếp tục đường lối phát triển kinh tế của Đảng, là kiên trì thực hiện công tác đổi mới, không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý tạo môi trường thuận lợi cho

các thành phần kinh tế cùng phát huy hiệu quả hoạt động, Với phương châm là chống độc quyền, khuyến khích 5 thành phần kinh tế cùng phát triển theo định hướng của Nhà nước, các thành phần kinh tế cũng tiến hành cải cách để phát triển.

Mở rộng thị trường:

Thị trường là yếu tố quyết định sản xuất, chúng ta sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mà chúng ta có. Do vậy, đẩy mạnh sản xuất mở rộng thị trường là hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách đẩy mạnh sản xuất phải song hành với mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Cần chú trọng định hướng thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thị trường truyền thống và thị trường mới. Tăng cường nghiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)