9. Kết cấu của Luận văn
1.3.4. Tổ chức, quản lý sản xuất kinhdoanh năng động và độc đáo
Tinh thần kinh doanh hiê ̣n đa ̣i là lấy khách hàng làm trun g tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng . Điều này đã thể hiê ̣n rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh của các DN Nhâ ̣t Bản. Các DN lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các DN mà đ ại bộ phận là các DN vừa và nhỏ . Nhưng sự kiên kết giữa chúng thì rất đa da ̣ng và hiê ̣u quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty me ̣ (loại lớn) nhằm phát huy lợi thế tuyê ̣t đối của các công ty thành viên, tăng khả năng ca ̣nh tranh vào các thị trường lớn , với các đối thủ lớn của quốc tế . Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con (loại vừa và nhỏ ) liên kết theo chiều do ̣c nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty t hành viên, khai thác lợi thế tiềm năng của thi ̣ trường ta ̣i chỗ , tăng lợi thế tuyê ̣t đối cho công ty me ̣ , và uyển chuyển thích nghi khi có biến đô ̣ng kinh tế . Sự liên kết đó thấy rõ qua
hình thức cổ phần chéo , gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển , hê ̣ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự,…
Các doanh nhân trong các DN Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng , các cam kết kinh doanh , đi trước thi ̣ trường v à kết hợp hài hòa các lợi ích . Cải tiến liên tục , ở từng người , từng bô ̣ phâ ̣n trong DN Nhâ ̣t Bản để tăng tính ca ̣nh tranh và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết về DN Nhâ ̣t Bản . “Kaizen – tiếng Nhâ ̣t có nghĩa là cải tiến , cải thiện. Hơn nữa Kaizen còn có nghĩa là sự cải tiến không ngừng có liên quan đến tất cả mo ̣i thành viên, nhà quản lý lẫn công nhân. Triết lý Kaizen cho rằng lối sống của chúng ta – dù là đời sống lao động, đời sống xã hội hay gia đình đều cần được cải thiê ̣n liên tục” [4;121].
1.3.5. Công tá c đào tạo và sử dụng con người định hướng theo giá trị đồng thuận với một VHDN cụ thể và trung thành với lợ i ích và sự phát triển bền vững của công ty
Ở Nhật có câu “Công ty cũng là một con người” , muốn công ty phát triển cần quan tâm đầy đủ đến viê ̣c đào ta ̣o nhân lực . Vì thế, các công ty Nhật Bản luôn coi trọng việc đào tạo n hân lực, những người có thâm niên hướng dẫn cho người mới vào từ những viê ̣c nhỏ nhă ̣t nhất ở công ty . Ngoài ra còn rất nhiều chương trình đào ta ̣o khác . Đặc biệt trong việc đào tạo nhân viên mới, không chỉ có đào ta ̣o về chuyên môn mà còn đào ta ̣o cả về tinh thần.
Thực tế và hoàn cảnh của Nhâ ̣t Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển của các DN . Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nh ất, nguồn đô ̣ng lực quan tro ̣ng nhất làm nên giá tri ̣ gia tăng và phát triển bền vững của DN . Các doanh nhân Nhật Bản khi hoa ̣ch đi ̣nh chiến lược kinh doanh luôn coi đào ta ̣o nhân lực và sử du ̣ng tốt con người là khâu trung tâm . Các doanh nhân quan tâm đến điều này rất sớm và thường xuyên . Các doanh nhân thường có hiệp hội và có quỹ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà ho ̣ quan tâm . Họ không đẩy nhân viên vào tình tra ̣ng bi ̣ thách đố do không t heo ki ̣p sự cải cách quản lý hay tiến bô ̣ của khoa ho ̣c công nghê ̣ mà chủ đô ̣ng có kế hoa ̣ch ngay từ đầu
tuyển du ̣ng và thường kì nâng cấp trình đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng , nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao . Viê ̣c sử du ̣ng người luân chuyển và đề ba ̣t từ dưới lên cũng là mô ̣t hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hợp tác tốt với nhau , hiểu được quy trình chung và trách nhiệm về kết quả cuối cùng , cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề ba ̣t . Cách thức ấy cũng giúp cho các tầng lớp , thế hê ̣ hiểu nhau , giúp đỡ nhau v à cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong DN.
Qua những tìm hiểu và phân tích ở trên , chúng ta đã thấy được những đă ̣c điểm cơ bản của VHDN Nhâ ̣t Bản . Sở dĩ VHDN Nhâ ̣t Bản có những nét đă ̣c tr ưng riêng là do tác đô ̣ng của nền văn hóa dân tô ̣c của quốc gia này . Người Nhâ ̣t Bản có vẻ kín đáo và điềm tĩnh . Do vâ ̣y mà ho ̣ chú tro ̣ng đến những yếu tố tâm lý và tinh thần của con người nói chung và những người làm việc dưới quyền trong DN nói riêng để có thể nắm bắt được nhu cầu và bức xúc của nhân viên để dựa vào đó ta ̣o đô ̣ng cơ làm viê ̣c cao hơn cho những người lao đô ̣ng. Họ chú ý đến con người , đến vấn đề ứng xử giữa những con người trong DN kể cả giữa n hà lãnh đạo và nhân viên để làm sao có thể tạo dựng mô ̣t môi trường làm viê ̣c hài hòa , thân thiê ̣n nhất. Và ở đó , mọi người cảm thấy thoải mái nhất, phát huy được tối đa năng lực và sở trường của mình để lúc nào cũng dốc hết sức lực phục vụ cho DN . Chính vì thế, mỗi DN của Nhâ ̣t Bản đều như mô ̣t gia đình lớn vâ ̣y, trong đó mo ̣i người thân thiê ̣n và làm viê ̣c hết lòng vì tâ ̣p thể. Đây có lẽ là ảnh hưởng của yếu tố văn hóa gia đình tri ̣ của Nhật Bản vốn tồn tại từ rất lâu đời nay. Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản đã kết tu ̣ rất rõ nét trong phong cách quản lý kiểu Nhâ ̣t , là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong ki nh doanh của các DN Nhâ ̣t Bản.
* Kết luận Chƣơng 1
Tựu chung la ̣i , ở Chương 1 này, Luâ ̣n văn đã đi tìm hiểu , phân tích và làm rõ mô ̣t số khái niê ̣m cơ sở để từ đó giúp người đọc có thể hiểu được phần nào về VHDN nói chung cũng như các đặc điểm cơ bản của VHDN Nhật Bản nói riêng . Mă ̣c dù còn cần nhiều thời gian để nghiên cứu sâu hơn nữa về VHDN, nhưng các khái niê ̣m nêu trên có thể được sử dụng như những cơ sở lý luận cơ bản cho các DN muốn xâ y dựng và thực hiê ̣n mô ̣t chiến lược hay kế hoa ̣ch cu ̣ thể để phát triển trình đô ̣ VHDN và sử du ̣ng nó như mô ̣t sức mạnh gia tăng kết hợp với các sức mạnh khác về tài chính , nhân lực, công nghê ̣,… nhằm phát triển khả năng ca ̣ nh tranh bền vững cho DN . Có thể nói, trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình ca ̣nh tranh quốc tế ngày càng gay gắt như hiê ̣n nay thì VHDN càng được chú tro ̣ng xây dựng và phát triển hơn bao giờ hết . Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản DN và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén . Những DN không có nền văn hóa ma ̣nh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường . Đồng thời, DN có thể ta ̣o ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa DN ma ̣nh. VHDN Nhâ ̣t Bản đã biết kế thừa , vâ ̣n du ̣ng đúng đắn và phát huy rất nhiều nét văn hóa tinh hoa của dân tô ̣c và nhờ đó đã gă ̣t hái được rất nhiều thành công rực rỡ.
CHƢƠNG 2. NHẬN DIỆN VHDN NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH FUJITSU VIỆT NAM) 2.1. Tổng quan DN Nhật Bản ở Việt Nam
2.1.1. Quy mô, số lượng, ngành nghề, phân bố đầu tư của DN Nhật Bản ở Việt Nam
♦ Về quy mô, số lượng:
Từ thời kỳ Đổi mới (1986), nhất là ngay sau khi Luâ ̣t Đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1/1/1988, các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu bước chân vào đầu tư ta ̣i Viê ̣t Nam. Kể từ đó đến nay, có thể chia thành 4 giai đoa ̣n:
+ Giai đoạn thăm dò từ năm 1989 – 1993:
Có thể thấy, bước khởi đầu của các nhà đầu tư Nhâ ̣t Bản còn rất châ ̣m chạp, mức đầu tư hàn g năm không ổn đi ̣nh , tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Viê ̣t Nam cả thời kỳ này còn rất khiêm tốn (chỉ chiếm 3,1%). Các dự án FDI của Nhật Bản hầu hết đều có quy mô nhỏ và vừa , mức vốn trung bình khoảng 6 triệu USD/dự án.
+ Giai đoạn bùng nổ từ năm 1994 – 1997:
Đây là thời kỳ FDI của Nhâ ̣t Bản vào Việt Nam nở rộ , mức vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam qua các năm đều đạt những con số lớn . Tính cả giai đoa ̣n 1994 – 1997, Viê ̣t Nam đã thu hút gần 3 tỷ USD vốn đầu tư của Nhâ ̣t Bản, tăng gấp 15 lần so với 5 năm của giai đoa ̣n trước , số dự án đầu tư cũng tăng gấp 5 lần.
+ Giai đoạn suy thoái từ năm 1998 – 2002:
Trong giai đoa ̣n này , FDI của Nhâ ̣t Bản vào Viê ̣t Nam lâm vào tra ̣ng thái trì trệ kéo dài, suy giảm rõ rê ̣t cả về lượng vốn cũng như số dự án đầu tư qua mô ̣t số năm (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. FDI của Nhâ ̣t Bản vào Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 1998 – 2002
(Đơn vị tính : triê ̣u USD)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Số dự án 20 13 26 52 59
Vốn đầu tư 86 42 140 223 163
Đây là thời kỳ hâ ̣u khủng hoảng tài chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 1997, nền kinh tế N hâ ̣t Bản lâm vào tình tra ̣ng suy thoái . Thêm vào đó, sự giảm giá của đồng Yên , viê ̣c cải tổ , cơ cấu la ̣i các DN Nhâ ̣t Bản , cũng như việc Chính phủ Nhật Bản tiến hành điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài trong giai đoa ̣n nà y làm cho dòng FDI của Nhâ ̣t Bản tới hầu hết các nước suu giảm nghiêm trọng . Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa là các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam và môi trường đầu tư kém hấp dẫn so với các nước khác.
+ Giai đoạn phu ̣c hồi và phát triển ma ̣nh mẽ từ năm 2003 – 2012: Đây được coi là giai đoa ̣n các nhà đầu tư Nhâ ̣t Bản chú ý trở la ̣i thi ̣ trường Viê ̣t Nam, dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từng bước p hục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ với những con số đáng kể (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. FDI của Nhâ ̣t Bản vào Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2003 – 2012
(Đơn vị: triê ̣u USD)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số dự án 65 77 82 97 159 105 87 144 227 253 Vốn đầu tư 324 890 960 1,038,5 1,385,9 7,578,7 715 2,399 4,330 5,130
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013)
Nguyên nhân của quá trình phu ̣c hồi và tăng trưởng nhanh chóng này trước hết phải kể đến sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản tới Việt Nam như mô ̣t đi ̣a điểm tiềm năng cho chiến lược “Trung Quốc +1”, chiến lược tìm mô ̣t thi ̣ trường đầu tư để phân tán rủi ro khỏi Trung Quốc . Thêm vào đó , từ ngày 1/7/2006, Luật Đầu tư và Luật DN (năm 2005) có hiệu lực, xóa bỏ phân biê ̣t giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài , tạo tâm lý bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, dẫn số liệu báo cáo của Tổ chức Xúc tiến thươn g ma ̣i Nhâ ̣t Bản (JETRO) nghiên cứu 4.000 DN Nhâ ̣t Bản đang hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i châu Á – châu Đa ̣i Dương; trong đó có hơn 250 DN đang hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Viê ̣c Nam , ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bô ̣ Công Thương) cho biết: hơn 65,9% DN Nhật Bản ta ̣i Viê ̣t Nam có ý đi ̣nh mở rô ̣ng sản xuất
kinh doanh trong 1 – 2 năm tớ i. “Con số này cao hơn rất nhiều so với mức 57,8% ở khu vực . Điều đo cho thấy , DN Nhật Bản vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Viê ̣t Nam”, ông Linh nói.
Cũng theo số liê ̣u của Cu ̣c Đầu tư nước ngoài (Bô ̣ Kế hoa ̣ch – Đầu tư), năm 2013, đầu tư trực tiếp của Nhâ ̣t Bản vào Viê ̣t Nam là 2.103 dự án với số vốn lên tới 34,526 tỷ USD. Kim nga ̣ch thương ma ̣i song ph ương giữa Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản dự kiến đa ̣t 29 tỷ USD cũng vào năm 2013.
♦ Về ngành nghề:
Sau đây là danh sách mô ̣t số DN Nhâ ̣t Bản tiêu biểu tại Việt Nam và ngành nghề kinh doanh (Bảng 2.3):
Bảng 2.3. Danh sách các DN Nhâ ̣t Bản tiêu biểu ta ̣i Viê ̣t Nam
STT Tên Công ty Ngành nghề kinh doanh
1 Công ty Honda Viê ̣t Nam Sản xuất các động cơ hàng đầu thế giới : xe máy, xe ô tô
2 Công ty TNHH Canon Viê ̣t Nam Sản xuất thiết bị hình ảnh , máy móc văn phòng, dụng cụ quang ho ̣c và các sản phẩm khác
3 Công ty Sony Viê ̣t Nam Sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao của Nhật Bản ; sản phẩm nổi tiếng như : tivi, máy tính , điện thoa ̣i thông minh , máy tính bảng
4 Công ty Panasonic Viê ̣t Nam Sản xuất thiết bi ̣ văn phòng ; thiết bi ̣ điê ̣n tử dân du ̣ng, điê ̣n xây dựng; giải pháp về hình ảnh
5 Công ty Toyota Viê ̣t Nam Sản xuất và phân phối ô tô
6 Công ty TNHH Fujitsu Viê ̣t Nam Phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vự c công nghê ̣ thông tin và viễn thông ta ̣i Viê ̣t Nam
7 Tâ ̣p đoàn Ajinomoto – Nhâ ̣t Bản Chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gia vi ̣ chất lượng , thực phẩm chế biến sẵn , nước giải khát , axit amin và dược phẩm
8 Công ty TNHH Sài Gòn STEC Sản xuất mạch điện tử camera , mạch điê ̣n tử kết hợp, mô đun điê ̣n tử và các bô ̣ phâ ̣n điê ̣n tử
9 Công ty TNHH Rohto - Metholatum (Việt Nam)
Sản xuất dược phẩm cao cấp
10 Công ty TNHH Takako Viê ̣t Nam (DN chế xuất)
Sản xuấ t linh kiê ̣n máy bơm pít -tông thủy lực , linh kiê ̣n mô tơ ; sản xuất , lắp ráp máy bơm pít-tông thủy lực, mô tơ 11 Công ty TNHH Nitto Denko Viê ̣t
Nam (DN chế xuất)
Mạch dẻo , vâ ̣t liê ̣u điê ̣n tử chính ma ̣ch dẻo, vâ ̣t liê ̣u điê ̣n tử chính xác, vâ ̣t liê ̣u điê ̣n, sản phẩm phần mềm , các sản phẩm có liên quan
12 Công ty TNHH Uchiyama Viê ̣t Nam (DN chế xuất)
Sản xuất ron, phốt ba ̣c đa ̣n chi ̣u lực; đệm, ron dùng cho đô ̣ng cơ máy nổ
13 Công ty TNHH Kurabe Industrial Viê ̣t Nam (DN chế xuất)
Sản xuất vật liệu cách điện , dây điện , thiết bi ̣ làm nóng bằng điê ̣n , linh kiê ̣n đầu nối đầu dây điê ̣n , các loại vỏ và khuôn bo ̣c bằng nhựa tổng hợp
14 Công ty TNHH Forte Grow Medical Viê ̣t Nam (DN chế xuất)
Sản xuất thiết bi ̣ hỗ trợ truyền di ̣ch , ống tiếp ô-xy, ống tiêm thuốc bỏ túi , thiết bi ̣ truyền thuốc bô ̣t, thiết bi ̣ xông phổi
15 Công ty TNHH Sohwa Sài Gòn (DN chế xuất)
Sản xuất và gia công phụ tùng quang học, hô ̣p số dùng cho má y bán hàng tự đô ̣ng , vách nhựa tổng hợp dùng để ngăn phía ngoài của phòng tắm nắng hoặc mái hiên
16 Công ty TNHH Maruei Viê ̣t Nam Precision (DN chế xuất)
Sản xuất bộ phận , phụ tùng dùng cho : máy lạnh , thắt lưng an toàn , đô ̣ng cơ và thân của ô tô
17 Công ty TNHH Tombow Viê ̣t Nam (DN chế xuất)
Sản xuất viết xóa dạng sử dụng băng keo xóa
18 Công ty TNHH Vina Showa (DN chế xuất)
Chế biến chất dẻo tổng hợp , hợp chất nhựa PVC
19 Công ty TNHH Sensho Industry Viê ̣t Nam (DN chế xuất)
Sản xuất, lắp ráp các bô ̣ phâ ̣n nhựa dùng cho ngành trang trí nô ̣i thất
20 Công ty TNHH ABE Industrial Viê ̣t Nam
Sản xuất các sản phẩm từ thép bao gồm : thiết bi ̣ cố đi ̣nh ống trong ngành cấp thoát nước
(Nguồn: thuongmai.vn)
Qua bảng trên, có thể thấy các DN Nhâ ̣t Bản hoạt động kinh doanh tại Viê ̣t Nam phần lớn là các DN chế xuất với n gành nghề chủ yếu mà các DN Nhâ ̣t Bản tâ ̣p trung đầu tư đó là công nghiê ̣p chế biến chế ta ̣o và sản xuất. Trong đó, lĩnh vực chế bi ến chế tạo gồm ô tô xe máy , sản xuất điện, điê ̣n tử,