Vai trò của người sáng lập, lãnh đạo DN và tầng lớp doanh nhân

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH FUJITSU Việt Nam) (Trang 31)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.4.Vai trò của người sáng lập, lãnh đạo DN và tầng lớp doanh nhân

Vai trò của người sáng lập, lãnh đạo DN:

Người sáng lâ ̣p , lãnh đạo DN là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên VHDN, đồng thờ i ta ̣o n ên nét đă ̣c thù của VHDN . Mô ̣t DN cũng giống như mô ̣t con người, thời kỳ đầu mới thành lâ ̣p là khoảng thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này , người sáng lâ ̣p và lãnh đa ̣o có nhiê ̣m vu ̣ lựa cho ̣n hướng đi , môi trường h oạt động và các thành viên sẽ tham gia vào DN . Những sự lựa cho ̣n này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiê ̣m , tài năng, cá tính và những triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đa ̣o . Có rất nhiều công ty nổi tiếng mà tên tuổi và s ự thành công của chúng gắn liền với tên tuổi của người sáng lâ ̣p như: Microsoft với Bill Gates, HP với Hewlete và Packard, Sony với Akio Morita,…

Các nhà lãnh đạo xuất sắc thường ngay từ khi mới lập nghiệp đã có một lý tưởng rõ ràng để có thể lãnh đạo thành công DN đó với những mục tiêu lớn lao. Chính cái lý tưởng và mục đích ấy cùng với năm tháng , sẽ định hình trong triết lý của DN ta ̣o nên nét văn hóa riêng biê ̣t của DN đó mà không thể lẫn với bất cứ DN nào khác . Điều đó sẽ cuốn hút được sự tham gia của nhân viên vào công viê ̣c của DN và đem la ̣i cho những công viê ̣c này nhiều ý nghĩa vượt xa mu ̣c đích làm để kiếm tiền . Hơn thế nữa , nhà lãnh đạo không chỉ l à người quyết đi ̣nh cơ cấu tổ chức và công nghê ̣ của DN, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng , các ý thức hê ̣, ngôn ngữ, niềm tin , nghi lễ và huyền thoại,… của DN. Qua quá trình hình thành và phát triển DN, văn hóa của nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu lên VHDN . Những gì nhà lãnh đa ̣o quan tâm , khuyến khích thực hiện , cách thức mà người lãnh đa ̣o đánh giá , khen thưởng hoă ̣c khiển trách nhân viên sẽ thể hiê ̣n cách suy nghĩ và hành vi của ho ̣ v à điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của toàn bộ nhân viên dưới quyền . Thêm vào đó, sự tăng cường tiếp xúc giữa nhà lãnh đa ̣o và nhân viên cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới nhân viên nói riêng và toàn DN nói chung. Những lời phát biểu suông ta ̣i các cuô ̣c ho ̣p , những lời huấn thi ̣ từ văn phòng điều hành sẽ không thuyết phục bằng chính hành động của nhà lãnh đạo và sự tiếp

xúc thường xuyên với các nhân viên của mình . Có thể coi quá trình tiếp xúc này là quá trình truyền đạt những giá trị , niềm tin, quy tắc của nhà lãnh đa ̣o tới nhân viên. Qua thời gian, những giá tri ̣ và quy tắc sẽ được kiểm nghiệm và công nhâ ̣n, trở thành “hê ̣ thống dẫn đa ̣o” chung cho toàn DN.

Có thể minh chứng vai trò của người sáng lập , lãnh đạo DN bằng thực tế của công ty Honda . Công ty hữu ha ̣n Honda Motor của Nhâ ̣t Bản được thành lập vào năm 1948 với hai đồng sáng lâ ̣p viên là Takeo Fujisawa và Soichiro Honda. Trong vòng hai thâ ̣p kỷ, công ty đã thâm nhâ ̣p vào thi ̣ trường Mỹ và trở nên nổi tiếng không chỉ bởi sự nhanh chóng thành công trên thương trường mà còn bởi sự ra đời của “phương pháp Honda” (có lẽ không một nhà quản tri ̣ nào là không biết đến ) mà khởi nguồn là những quan niệm của Sichiro Honda và Takeo Fujisawa , trải qua thời gian trở thành quan niệm chung cho toàn công ty . Soichiro Honda chủ trương “chỉ trải qua thất bại ta mới có được nh ững kinh nghiệm quý báu” , chính vì thế ông không bao giờ tránh né những thách thức gay go. Soichiro cũng rất thích dùng sự tương đồng trong viê ̣c đua xe hơi khi nói về Honda . Theo ông , cơ sở để Honda giành được thắng lợi trong cuộc đua là phải luôn luôn thay đổi. Ông nhấn ma ̣nh: “Ở một phía, chúng ta có giới khách hàng luôn luôn thay đổi , và ở phía kia , kỹ thuật đang thay đổi . Để sống còn trong nền công nghiê ̣p ô tô , chúng ta phải thay đổi trước các đối thủ của chúng ta. Chính nhà công nghiệp ô tô nào thay đổi mau nhất sẽ chiến thắng” [15;275]. Ngày 19/9/1985, nhà máy HAM (tên gọi của xí nghiệp sản xuất xe hơi của Honda tại Mỹ ) đã đi vào li ̣ch sử xe hơi tại Mỹ đó là sự r a đời của xe Accord đầu tiên – mô ̣t mẫu hoàn toàn mới . Những nguyên tắc mà Sichiro đưa ra ở trên phải trải qua mô ̣t quá trình tích lũy dần dần mới ngấm sâu vào tinh thần làm việc của các thành viên qua thời gian. Nhiều năm sau , ngườ i ta mới đúc kết và go ̣i tâ ̣p hợp những nguyên tắc là “phương pháp”, còn gọi là “triết lý”. Chính những triết lý ấy đã trở thành mô ̣t phần rất quan tro ̣ng của VHDN và là kim chỉ nam cho mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của DN. Nền văn hóa Honda đã trở thành bài học kinh điển cho các nhà quản trị trên thế giới.

Vai trò của tầng lớp doanh nhân:

Qua tìm hiểu ở trên có thể nhâ ̣n thấy vai trò to lớn của người sáng lâ ̣p , lãnh đạo DN. Bên ca ̣nh đó, chúng ta cũng không quên nhắc tới tầng lớp doanh nhân, bởi tầng lớp này có ảnh hưởng không nhỏ đến VHDN Nhâ ̣t Bản . Doanh nhân là những người giáo du ̣c đào ta ̣o cho những người dưới quyền , góp phần phát triển nguồn nhân lực . Để sử du ̣n g nguồn nhân lực tối ưu cho quá trình sản xuất kinh doanh , doanh nhân không ngừng đào ta ̣o kỹ năng làm viê ̣c cho nhân viên rồi phong cách làm viê ̣c trong môi trường DN . Những doanh nhân có văn hóa bao giờ cũng làm viê ̣c với đă ̣c thù riêng, tạo cho DN mình một phong cách , nề nếp làm viê ̣c đă ̣c trưng . Đó chính là yếu tố hình thành nên nền văn hóa đặc thù của DN mà nó sẽ thấm nhuần vào tinh thần làm việc và sinh hoạt của cộng đồng DN . Do đó, nguồn nhân lực sẽ có điều kiê ̣n phát triển trong môi trường DN.

Trong mô ̣t nền kinh tế hay mô ̣t DN , hô ̣ gia đình kinh doanh thì doanh nhân đều có vai trò là người lãnh đa ̣o , là lực lượng nòng cốt và đi đầu trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Người ta từng so sánh doanh nhân là người lính xung kích trong mặt trận kinh tế , là người cầm mái chèo trên con thuyền lớn của quốc gia ,… Không có doanh nhân thì không có văn hóa kinh doanh , VHDN. Vì vậy, doanh nhân là ha ̣t nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, VHDN. Nói cách khác, doanh nhân là linh hồn của DN và là người góp phần chính ta ̣o nên VHDN.

Doanh nhân là người ta ̣o ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tính sáng ta ̣o, là người góp phần mang đến không gian tự do , bầu không khí ấm cúng trong DN . Họ là những người có vai trò quyết định VHDN thô ng qua viê ̣c kết hợp hài hòa các lợi ích để DN trở thành ngôi nhà chung , con thuyền vâ ̣n mê ̣nh của tất cả mo ̣i người . Qua đó, doanh nhân còn đóng vai trò người nghê ̣ sĩ vẽ lên hình ảnh của DN thông qua vai trò đa ̣i diê ̣n cho DN.

Hơn thế nữa , các mối quan hệ rất được coi trọng ở Nhật Bản . Sự ủng hô ̣ từ nhiều người sẽ tạo cho họ lòng tự tin và sức mạnh . Thực tế, các doanh nhân Nhâ ̣t thường sắp xếp mô ̣t cuô ̣c gă ̣p gỡ cá nhân với cấp quản tri ̣ cao hơn

để tranh thủ sự tán thành và ủng hộ của cấp trên bên cạnh sự khích lệ từ đồng nghiê ̣p. Do đó, nếu có được sự tán thành của những người thành đa ̣t , bạn sẽ trở nên đáng tin câ ̣y trong mắt của nhiều người và ta ̣o nền tảng vững chắc để đảm nhâ ̣n những vi ̣ trí cao hơn. Điều quan tro ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng này là sự chân thành và chân thật.

Tóm lại, nền VHDN nào cũng mang đâ ̣m sắc thái nhân cách của những người sáng lâ ̣p và lãnh đa ̣o DN trong thời kỳ phát triển đầu tiên . Nô ̣i dung và bản sắc của nó không thể không chịu ảnh hưởng bởi tầm nhìn, triết lý kinh doanh, những giá tri ̣ cốt lõi và phong cách hoa ̣t đô ̣ng của người chủ và điều hành DN đó. Bên cạnh đó, các doanh nhân cũng góp phần tích cực trong việc đóng góp kinh nghiê ̣m, những giá tri ̣ văn hóa ho ̣c hỏi được trong quá trình xử lý các vấn đề chung. Ban lãnh đa ̣o DN sẽ sử du ̣ng các kinh nghiê ̣m này để đa ̣t hiê ̣u quả quản tri ̣ cao , tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt đô ̣ng của DN.

1.2.5. Ảnh hưởng của khoa học, công nghệ, giáo dục, và giao lưu văn hóa

Ảnh hưởng của khoa học, công nghê ̣:

Nhâ ̣t Bản là nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên , cả nước toàn là ốc đảo, đất đai cằn cỗi nên nông nghiê ̣p ở Nhâ ̣t Bản không phát triển là mấy nhưng lại có khoa học công nghệ , điê ̣n tử tiên tiến . Những năm trở la ̣i đây , Nhâ ̣t Bản đã phát triển vượt bâ ̣c nhờ tâ ̣p trung vào ngành công nghê ̣ . Mô ̣t vài đóng góp công nghê ̣ quan tro ̣ng của Nhâ ̣ t Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điê ̣n tử, ô tô, máy móc, robot công nghiê ̣p, quang ho ̣c, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại . Theo số liê ̣u của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Nhâ ̣t Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa ho ̣c robot , là nước sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc , năm 2012) và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất t oàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới . Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian , trong đó có kế hoa ̣ch xây dựng mô ̣t tra ̣m Mă ̣t Trăng vào năm 2030.

Như vâ ̣y , có thể nói Nhâ ̣t B ản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu k hoa ho ̣c, công nghê ̣ máy móc. Sự phát triển của khoa ho ̣c và công nghê ̣ đã có tác đô ̣ng tích cực tới sự phát triển của các DN Nhật Bản . Các loại máy móc , trang thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i , dây chuyền sản xuất tiên tiến,…sẽ giúp phần lớn vào viê ̣c tăng năng suất , giảm thiểu đáng kể sức lực của người lao đô ̣ng, giảm số giờ làm bằng tay,…

Ảnh hưởng của giáo dục:

Giáo dục Nhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước Nhâ ̣t Bản lên tầm c ao mới trên thế giới . Vì vậy, giáo dục luôn được Nhâ ̣t Bản chú tro ̣ng phát triển, đào ta ̣o ra những con người có tri thức để phu ̣c vụ cho đất nước.

Ở Nhật Bản, hê ̣ thống giáo du ̣c rất được coi tro ̣ng mà tro ̣ng tâm là nâng cao chất lượng giáo du ̣c và đào ta ̣o con người . Hiếu ho ̣c là mô ̣t truyền thốn g tốt đe ̣p của nhân dân Nhâ ̣t Bản qua nhiều thời kỳ li ̣ch sử . Cần cù ho ̣c tâ ̣p để thêm hiểu biết và vâ ̣n du ̣ng kiến thức phu ̣c vu ̣ xã hô ̣i . Hê ̣ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn đi ̣nh về mă ̣t chính trị. Viê ̣c đầu tư cho giáo du ̣c có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước, bằng mo ̣i cách suốt hàng thế kỷ qua , đã ta ̣o lâ ̣p ra hê ̣ thố ng có thể đào ta ̣o lực lượng lao đô ̣ng có chất lượng cao. Điều này sẽ là mă ̣t thuâ ̣n lợi, mă ̣t ma ̣nh cho các DN để thu hút nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhằm phục vụ cho công viê ̣c của tổ chức đa ̣t hiê ̣u quả tốt nhất, đưa đất nước tiến tới hiê ̣n đa ̣i hóa. Ở cấp độ cá nhân , người Nhâ ̣t ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình , đi ̣a vi ̣ xã hô ̣i và thu nhâ ̣p . Hơn nữa, sự theo đuổi ho ̣c tâ ̣p không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhâ ̣t muốn hoàn thiê ̣n mình hơn và ho ̣c hỏi là cách tốt nhất để đa ̣t mu ̣c đích . Điều này có ảnh hưởng rất tích cực tới VHDN Nhâ ̣t Bản , bởi những nhà lãnh đa ̣o tài ba của các DN Nhâ ̣t đều là những con người có nhân cá ch, phẩm chất, tầm nhìn, đầu óc chiến lược và chính họ sẽ là người hình thành nên nét văn hóa riêng bao gồm những giá tri ̣ , niềm tin , chuẩn mực , triết lý kinh doanh ,

thái độ ứng xử , hành vi giao tiếp ,… cho DN của mình . Có được điều đó là nhờ mô ̣t phần không nhỏ của mô ̣t nền giáo du ̣c bài bản và chất lượng.

Chế đô ̣ xã hô ̣i Nhâ ̣t Bản ta ̣o cho người dân Nhâ ̣t niềm tin rằng: số phâ ̣n, cơ may của họ được định đoạt bằng sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ tin rằng ngay từ đầu họ đều có cơ hội bình đẳng như nhau . Do vậy, ý niê ̣m về s ự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng trong hệ thống giáo dục . Phần lớn người Nhâ ̣t tin rằng ho ̣ đang sống trong mô ̣t môi trường xã hô ̣i công bằng, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản kế thừa không quan trọng bằng sự cố g ắng bản thân . Điều này đã góp phần ta ̣o nên mô ̣t môi trường làm viê ̣c công bằng, thoải mái, hài hòa trong các DN Nhật Bản mà ở đó năng lực , tài năng và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mỗi mô ̣t thành viên sẽ được đánh giá và công nhận một cách minh bạch.

Học tập những thiết chế xã hội và đạo lý gia đình của Khổng Tử , người Nhâ ̣t có ý thức xây dựng đời sống gia đình , là tổ ấm làm nguôi ngoai những bất bình và bực do ̣c với xã hô ̣i . Gia đình là đơn vi ̣ mà con người gắn bó với nhau bằng huyết thống và quan hê ̣ tình nghĩa . Chính vì vậy mà ở Nhật , viê ̣c giáo dục gia đình được đặc biệt chú ý . Gia đình trực tiếp giáo du ̣c cho con cái thành người. Mở rô ̣ng ra, ở các DN, người Nhâ ̣t cũng có xu hướng vâ ̣n du ̣ng quan hê ̣ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với DN như chính với gia đình mình . Điều này cũng lý giải ta ̣i sao người Nhâ ̣t đoàn kết trong các tổ chức tâ ̣p thể. Chính tất cả những yếu tố trên góp phần ảnh hưởng không nhỏ làm cho VHDN Nhâ ̣t Bản giàu tính nhân văn , tạo điều kiện cho những giá tri ̣ nhân văn phát triển.

Ảnh hưởng của giao lưu văn hóa:

Trong quá trình phát tri ển, văn hóa Nhâ ̣t không bảo thủ , đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới . Tuy nhiên, người Nhâ ̣t luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ , nhưng người Nhâ ̣t đã biết tiếp nhâ ̣n ở mô ̣t cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật . Người Viê ̣t luôn tiếp nhâ ̣n văn hóa từ sự thụ động , rồi sau đó chấp nhâ ̣n nhưng la ̣i tìm cách biến đổi theo

chuẩn mực của mình . Người Nhâ ̣t thì hoàn toàn khác , họ luôn cho rằng ở ngoài có rất nhiều giá trị văn hóa cao hơn cần phải học hỏi tiếp thu , luôn tôn trọng và tìm mọi cách tiếp thu các tinh hoa văn hóa , khoa ho ̣c – kỹ thuật của các dân tộc khác.

Có thể nói không có dân tô ̣c nào nha ̣y bén với cái mới như người Nhâ ̣t . Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới , đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhâ ̣t Bản. Khi xác đi ̣nh được trào lưu đang thắng thế , họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và ho ̣c hỏi để bắt ki ̣p trào lưu đó , không để mất thời cơ . Điều này cũng được người Nhật vận dụng trong việc kinh doanh , quản lý DN, họ luôn biết nắm bắt thời cơ một cách nhanh nhất , triệt để nhất nhằm mang la ̣i hiê ̣u quả kinh doanh và thành công cho DN của mình.

Các DN Nhật Bản thường có xu hướng liên doanh , liên kết với nhau .

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH FUJITSU Việt Nam) (Trang 31)