Nợ xấu doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Nợ xấu luôn tồn tại trong bất kỳ ngân hàng nào vì ngân hàng không thể dự đoán trước được. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từđó đánh giá

được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm

định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chính vì thế

mà ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu ở mức thấp nhất, không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của mình cũng như giữ vững uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Mặc dù đã có những cố gắng rất lớn trong công tác quản lý nợ xấu nhưng nợ xấu trong cho vay DNNVV của ngân hàng vẫn tồn tại và có sự gia tăng. Để hiểu rõ hơn ta xét nợ xấu DNNVV theo thời hạn và theo ngành.

4.2.5.1 N xu doanh nghip nh và va theo thi hn

Bảng 4.19 Nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 13.069 18.168 19.045 5.099 39,01 877 4,83 Trung và dài hạn 1.110 2.476 5.343 1.366 122,98 2.867 115,79 Tổng 14.180 20.644 24.388 6.464 45,59 3.744 18,13 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Bảng 4.20 Nợ xấu DNNVV thời hạn tại SHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 18.463 22.686 4.223 22,88 Trung và dài hạn 5.343 3.446 (1.897) (35,50) Tổng 23.805 26.132 2.327 9,77 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Trong những năm qua, tình hình nợ xấu đối với DNNVV của ngân hàng đang có sự gia tăng, từ 14.180 triệu đồng trong năm 2010 lên 24.388 triệu đồng năm 2012, tập trung chủ yếu là ở khoản mục cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao khoảng trong tổng số nợ xấu của doanh nghiệp. Năm 2011 nợ xấu tăng mạnh 45,59%, nguyên hân chính là do các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phải phá sản, và đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán nợ trung và dài hạn. Tuy nhiên từ năm 2012 thì tốc độ

tăng này chậm lại hơn 18% , tương đương tăng 3.744 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ tăng tổng nợ xấu cũng tương đối chậm, và nợ

xấu trong giai đoạn này là 23.805 triệu đồng tăng 2.327 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do nợ xấu trung và dài hạn giảm khá mạnh cho thấy phần nào công tác thẩm định, kiểm tra chất lượng DN của ngân hàng đã

được nâng cao, chính sách tín dụng bền vững của ngân hàng đã phát huy tác dụng. Trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn và xem xét đề

xuất các biện pháp để hạn chế nợ xấu gia tăng tại ngân hàng mình.

V n xu ngn hn: Do ngân hàng luôn ưu tiên giải ngân những khoản cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro tín dụng có thể xảy ra, nhưng theo bảng số

liệu cho thấy nợ xấu DNNVV ngắn hạn đều tăng qua các năm. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn tăng cao là do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, giá cả chi phí đầu vào tăng quá cao, trong khi đó đầu ra không có, việc thanh toán của khách hàng chậm đi, hàng hóa bán không được, khách hàng chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ vay. Mặt khác, việc nuôi trồng, sản xuất các mặt hàng mang tính chất thời vụ như nông

sản, thủy hải sản gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết bất thường, thiên tai dịch bệnh. Người dân không có đồng vốn xoay sở để trả nợ khi đến hạn. Ngoài ra, nợ xấu tăng như vậy một phần cũng là do khoản nợ của năm trước chưa thu hồi hết còn tồn đọng lại đến năm sau.

V n xu trung và dài hn: Nợ xấu trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với ngắn hạn, nhưng cũng có chiều hướng tăng và tăng hơn 100% mỗi năm từ 2010 – 2012. Nguyên nhân là do việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở lên ảm đạm, thị trường chứng khoán giảm sút nghiêm trọng, bất động sản đóng băng. Đồng thời, trong năm này thiên tai dịch bệnh liên tục, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ. Vì thế nợ xấu của ngân hàng tăng lên khá cao. Điều đó cho thấy việc quản lý nguồn cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV của ngân hàng còn nhiều hạn chế, yếu kém, tâm lý chủ quan, không quan tâm đúng mức đến loại kỳ hạn này. Trong thời gian sắp tới ngân hàng cần có nhiều biện pháp nhằm khắc phục hơn nữa. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm mạnh, giảm đến 35,50% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, cho thấy việc quản lý nguồn cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV của ngân hàng có nhiều chuyển biến tốt. Những tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, dẫn theo nhiều khoản nợ khó đòi của những năm trước đã được thu hồi, kéo nợ xấu giảm đáng kể.

4.2.5.2 N xu doanh nghip nh và va theo ngành

Bảng 4.21 Nợ xấu DNNVV theo ngành tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 4.443 3.957 4.674 (486) (10,94) 718 18,13 Thương mại 8.485 15.914 18.800 7.429 87,55 2.886 18,13 Sx gia công chế biến - - - - - - - Xây dựng 1.251 773 913 (479) (38,24) 140 18,17 Vận tải, kho bãi - - - - - - - Tổng 14.180 20.644 24.388 6.464 45,59 3.744 18,13 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Bảng 4.22 Nợ xấu DNNVV theo ngành tại SHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 4.072 3.929 (143) (3,51)

Thương mại 18.899 20.487 1.588 8,40 Sx gia công chế biến - - - - Xây dựng 835 1.717 882 105,58 Vận tải, kho bãi - - - - Tổng 23.805 26.132 2.327 9,77 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành xây dựng năm 2011 giảm và tăng trở lại vào năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu của ngành nông nghiệp tăng là do chi phí cho đầu tư tăng, và giá cả đầu ra bấp bênh cộng thêm việc sản xuất không thuận lợi, làm cho các doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải nợ nần dẫn đến nợ xấu tăng. Tình hình nợ xấu của ngành thương mại tăng cao trong 3 năm do ngân hàng tập trung cho vay

đối với các ngành này nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ không bằng doanh số cho vay, và thị trường có nhiều biến động, việc kinh doanh không thuận lợi. Và không có nợ xấu trong hai ngành sản xuất gia công và chế biến và ngành vận tải, kho bãi. Có những biến động tăng giảm về nợ xấu theo ngành nhưng nhìn chung nợ xấu DNNVV đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả. Sang năm 2012 nền kinh tế có nhiều khởi sắc các doanh nghiệp kinh doanh có lời nên ngân hàng thu nợđược tốt hơn làm cho nợ xấu có xu hướng tăng chậm lại, nhưng vẫn ở mức cao. Trong thời gian tới Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn và xem xét đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng. Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tuy có tăng so với cùng kỳ

nhưng tốc độ tăng tương đối thấp. Do tình hình kinh tế dần ổn định, lãi suất cho vay giảm, vì vậy chi phí cho đầu tư cũng giảm các doanh nghiệp làm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)