3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển SHB
Sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, Đảng và Nhà nước ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế từ chính sách tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
quản lý của Nhà nước, ngay sau đó nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Song song với những thay đổi đó, nhiều tổ chức tín dụng cũng được thành lập và đi vào hoạt
động.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, được thành lập theo giấy phép số 0041/NN/GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 13/11/1993, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội lúc thành lập có trụ sở chính đặt tại số 341- ấp Nhơn Lộc 2, thị tứ Phong Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ
nay là thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. SHB với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ
có tại trụ sở chính. Những ngày đầu đi vào hoạt động, với số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, địa bàn hoạt động ở một số xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ
yếu là các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi.
Ngày 20/01/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số
93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 11/09/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số
1764/QĐ-NHNN chấp thuận đổi tên Ngân hàng TMCP Nhơn Ái thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Trong năm 2006, với sự tham gia của các cổ đông chiến lược như Tập
đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn T&T, SHB đã tăng vốn điều lệ
từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, với sự tham gia của các đối tác chiến lược như VinaCapital Group, Công ty CP Ô tô Trường Hải, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam...
Ngày 22/07/2008, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số
1632/QĐ-NHNN chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chuyển
địa điểm trụ sở chính (chuyển từ Cần Thơ ra Hà Nội).
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổđông, ngày 06/08/2008, SHB chính thức chuyển trụ sở chính về Hà Nội và đặt tại số 77 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội giúp SHB tiếp cận với các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mình vì đây là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước.
Ngày 20/04/2009, cổ phiếu SHB đã chính thức niêm yết giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) với mã chứng khoán SHB. Đưa SHB trở thành ngân hàng TMCP thứ 3 trong cả nước niêm yết trên thị trường chứng khoán (sau Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín), tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh của SHB ngày càng phát triển. Cổđông, nhà đầu tư, khách hàng ngày càng tín nhiệm SHB.
Năm 2010, SHB đã phát hành thành công cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷđồng đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Song song theo đó, SHB cũng phát hành thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi có thời hạn chuyển đổi thành cổ phiếu vào tháng 04/2011 nhằm thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ của SHB lên 5.000 tỷđồng trong năm 2011.
Ngày 09/02/2012, tại Thủ đô Phnompenh Vương quốc Campuchia, SHB
đã long trọng tổ chức Lễ khai trương Chi nhánh SHB PhnomPenh, đây là chi nhánh đầu tiên của SHB trong kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động ở nước ngoài, với việc mở chi nhánh này, SHB đầu tư hơn 37 triệu USD vào Campuchia. Tiếp theo đó, vào cuối năm 2012, SHB cũng chính thức khai trương chi nhánh tại Lào.
Ngày 5/5/2012 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã tổ
chức thành công Đại hội đồng cổđông thường niên lần thứ 20. Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua nhiều nội dung quan trọng mang tính chiến lược, định hướng phát triển Ngân hàng lên một tầm cao mới. Trong đó đáng chú ý, Đại hội đã thống nhất thông qua Giao dịch sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
(HBB) vào SHB.
Đến cuối năm 2012, vốn điều lệ của SHB đạt 8.865,8 tỷ, Chủ tịch Hội
đồng Quản trị là ông Đỗ Quang Hiển, là một trong những doanh nhân thành đạt
ở thủ đô Hà Nội, có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thương trường. Tổng Giám
đốc là ông Nguyễn Văn Lê, là một trong những CEO giỏi, trẻ trung trong ngành ngân hàng. Thương hiệu SHB được nhiều người biết đến từ khi ngân hàng này tham gia tài trợ cho đội bóng đá miền Trung vào năm 2007, là đội bóng Đà Nẵng, lấy tên là SHB Đà Nẵng.
Ngày 25/8/2012, SHB đã tham gia tái cơ cấu, đứng ra quản trịđiều hành Công ty CP Thủy sản Bình An (TP. Cần Thơ), đây là doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu đang lâm vào nợ nần không có khả năng thanh toán,
đứng trước nguy cơ phá sản.
Bảng 3.1 Lược khảo thông tin về ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
Nguồn: Phòng hành chính quản trị SHB Cần Thơ
Tên pháp định NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – HÀ NỘI Tên đầy đủ bằng tiếng
Anh
SAIGON – HANOI COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên quốc tế SaHaBank Tên viết tắt SHB Nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng Trụ sở chính 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội Phone (84.4)39423388 Fax (84.4)39410942 Email shbank@shb.com.vn Website http://www.shb.com.vn Vốn điều lệ 8.865,8 tỷđồng
3.1.2 Cơ cấu tổ chức Sơđồ tổ chức SHB Sơđồ tổ chức SHB
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức SHB
3.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của ngân hàng
- Đại Hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SHB, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật cho phép và điều lệ quy định. Đại Hội đồng Cổđông mỗi năm họp 1 lần (Đại hội thường niên), đại hội đưa ra các chính sách, chủ trương cho năm hoạt động
BAN KIỂM TRA KIỂM SOÁT NB P.NHÂN SỰ&ĐÀO TẠO P. PHÁT TRIỂN P. CÔNG NGHỆ P. ÐẦU TƯ P. PHÁT TRIỂN SP & DV P. KIỂM TOÁN ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ÐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ÐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC UỶ BAN VĂN PHÒNG HỘI ÐỒNG QUẢN TRỊ P. QUẢN LÝ TÍN DỤNG P. KHÁCH HÀNG DN P. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN P. HẠCH TOÁN & HTTD TRUNG TÂM THẺ P. KẾ HOẠCH P. ÐỐI NGOẠI & QH CỘNG ÐỒNG P. HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ P. PHÁP CHẾ P. DỊCH VỤ KHÁC HÀNG NGUỒN VỐN & KD TIỀN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾ TRUNG TÂM THANH TOÁN P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. NGÂN QUỸ
để Ban Điều hành căn cứ triển khai thực hiện như: tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận kế hoạch, cổ tức chia cho cổ đông, kế hoạch đầu tư, kế hoạch mua sắm tài sản lớn...
- Hội đồng Quản trị (HĐQT): do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị
Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉđạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. HĐQT SHB hiện có 7 thành viên, đứng đầu HĐQT là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐQT của SHB hiện nay là ông Đỗ
Quang Hiển.
- Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt
động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Trưởng Ban Kiểm soát hiện hành của SHB là ông Phạm Hòa Bình.
- Các Ủy ban: do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự
phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Tài chính, Ủy ban Tín dụng...
3.1.2.2 Cơ cấu bộ máy điều hành
- Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của SHB, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và của SHB.
Tổng Giám đốc hiện hành là ông Nguyễn Văn Lê, người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh do ĐHĐCĐ thông qua. Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động của ngân hàng.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. SHB hiện có 6 Phó Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc được phân công, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc giao theo từng lĩnh vực cụ thể: nguồn vốn, kế toán tài chính, hành chính nhân sự, cho vay, thanh toán quốc tế...
- Các phòng ban nghiệp vụ tại trụ sở chính: trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động
điều hành tại trụ sở chính, các phòng nghiệp vụ hội sở có thểđược Tổng giám
đốc ủy quyền giải quyết và thực hiện một số công việc cụ thể. Thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do Tổng giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của NHNN.
3.1.2.3 Mạng lưới hoạt động
Thương vụ HBB sáp nhập vào SHB thành công, cuối năm 2012 SHB đã trở thành một định chế tài chính có vốn điều lệ 8.865 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 116.000 tỷ đồng, có hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước với 317 điểm giao dịch (chi nhánh, phòng giao dịch, ATM; trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài: Campuchia và Lào; SHB trở thành 1 trong 10 NHTM lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và tổng tài sản.
Về nhân sự: cuối năm 2012, SHB có 4.996 cán bộ nhân viên, trong đó nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80%. Được đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ cho việc định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ vào năm 2015.
Công nghệ thông tin: Năm 2010, SHB đã đầu tư hệ thống Công nghệ
thông tin hiện đại để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Với phần mềm hệ thống mua từ Polaris của Ấn Độ với giá 30 triệu USD, SHB hiện sở hữu phần mềm Corebanking tiên tiến đứng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.
Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB là luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao, cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả
quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để
ngân hàng phát triển bền vững.
3.1.3 Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng
Sau nhiều năm hoạt động, ngân hàng đã vượt qua những khó khăn và khẳng định được vị trí của mình trong ngành ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng
đã không ngừng phát triển các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh như sau: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước khi được NHNN cho phép.
- Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tuỳ theo tính chất và khả năng của nguồn vốn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hùng vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006.
3.1.4 Nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng
Điều kiện vay vốn
Theo quy định của SHB khách hàng vay phải có đủ các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng đảm bảo tài chính trả nợ.
- Có phương pháp sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNN VN và hướng dẫn của SHB.
Quy trình cho vay
Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó thẩm định dự án vay vốn.
Bước 2: Nếu không đủ điều kiện hoặc sai sót thì cán bộ tìn dụng trả lại hồ sơ cho khách hàng để bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi thẩm
định hồ sơ nếu khách hàng có đủ điều kiện vay vốn thì CBTD gửi phiếu hẹn
đến khách hàng để xuống thẩm định.
Bước 3: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ kiểm soát các yếu tố hồ sơ và căn cứ vào các yếu tố của cán bộ tín dụng phê duyệt làm căn cứđểđồng ý cho vay hay không đồng ý. Sau đó trình lên giám đốc.
Bước 4: Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân hàng mà quyết định cho vay. Sau đó trả hồ sơ lại cho phòng tín dụng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và yêu cầu bổ sung thêm.
Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lý thì giám đốc chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng kế toán và có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn sau đó giải ngân và chuyển sang cho thủ qũy.
Bước 6: Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu của kế toán chuyển sang thì có trách nhiệm chi tiền mặt cho khách hàng, chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải ngân. Cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Bước 7: Kết thúc quy trình cho vay là khi khách hàng thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ về việc vay vốn theo hợp đồng đã ký, ngân hàng sẽ thu hồi cả gốc và