Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 46)

Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức đi vay

để cho vay, nếu không có vốn thì không thể duy trì hoạt động của Ngân hàng, vì thế công tác huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt

động, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động kinh doanh nên SHB Cần Thơđã có nhiều nỗ lực lớn trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư. Vốn huy động tại SHB Cần Thơ được phân ra làm 2 loại gồm: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 1010 2012 - 2101 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gửi KKH 183.943 23.068 76.906 (160.875) (87,46) 53.838 233,39 Tiền gửi CKH 974.844 981.349 1.456.642 6.505 0,67 475.293 48,43 Tổng 1.158.787 1.004.417 1.533.548 (154.370) (13,32) 529.131 52,68 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn tại SHB Cần Thơ 6T đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi KKH 45.038 51.942 6.904 15,33 Tiền gửi CKH 1.202.632 1.283.619 80.987 6,73 Tổng 1.247.670 1.335.561 87.891 7,04 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Qua 2 bảng số liệu ta thấy, lượng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn qua các năm có nhiều biến động tăng giảm. Trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng biến động qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình huy động vốn cũng tăng, nhưng tăng không nhiều. Để thấy

được rõ sự biến động mạnh mẽ của nguồn vốn huy động cũng như nguyên nhân của sự biến động này, ta đi nhận xét từng hình thức huy động vốn của SHB-Cần Thơ.

V tin gi không k hn: là loại tiền gửi thanh toán được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử… Qua 2 bảng số liệu ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân hàng, dao

động trong khoảng 2,2%-15%, vì đây là loại tiền không có tính ổn định cao, ngân hàng rất khó sử dụng những khoản tiền này cho nghiệp vụ đầu tư tín dụng trung và dài hạn. Tuy chi trả lãi cho loại tiền gửi này là rất thấp nhưng loại tiền này luôn phải được ngân hàng dự trữ ở mức cao hơn thông thường

đểđảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng, làm ứ đọng vốn. Năm 2010 – 2011 giảm rất mạn h 8 7, 46%, giảm 160.875 triệu đồng còn 23.068 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2011 giảm mạnh vì năm 2011, rất nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không tốt, dẫn đến thua lỗ, vì vậy nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng giảm mạnh.

V tin gi có k hn: Đây là khoản tiền gởi của cá nhân và hộ gia đình

được gởi vào tài khoản tiền gởi tiết kiệm và có tính ổn định cao vì khách hàng chỉ được rút tiền khi đến thời hạn đã thỏa thuận trước. Trong những năm gần

đây, ngân hàng khuyến khích khách hàng gởi tiền với nhiều hình thức khác nhau như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm dự trữ. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng như: tiết kiệm dự thưởng và tăng mạnh lãi suất cho 2 sản phẩm tiết kiệm bậc thàng và rút gốc linh hoạt ở tất cả các kỳ hạn, tăng dao

động từ 0,5%–1,9%. Ngoài ra còn nhiều chương trình dự thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Trong năm 2011 lượng tiền gửi tiết kiệm tăng 0,67% so với 2010. Tuy nhiên sang năm 2012. Lượng tiền gửi này tăng mạnh, tăng 48,43% so với năm 2011 lượng tiền gửi tiết kiệm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 80.987 triệu đồng, tương ứng 6,73%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đồng tiền mất giá, nên khách hàng chuyển sang dự trữ vàng và đồng đô la nên lượng tiền gửi tiết

kiệm này tăng không nhiều. Sang năm 2012 nguyên nhân vốn huy động có kỳ

hạn tăng mạnh có thể kể đến là do tình trạng lạm phát tăng cao khiến người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn. Khi chưa tìm được hướng đầu tư phù hợp, họ sẽ đem gửi tiền của mình vào ngân hàng và luôn chọn kỳ hạn ngắn.

Nhìn chung tình hình huy động vốn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực và đáng được ghi nhận, tuy nhiên ngân hàng cũng nên tập trung vào khai thác nguồn vốn không kỳ hạn, tiếp tục tăng cường lượng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín cho ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 46)