PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 44)

4.1.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một ngân hàng muốn đứng vững và hoạt động tốt thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế, thì việc tạo lập vốn cho chi nhánh là vấn đề quan trọng hàng

đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà ngân hàng nào cũng phải quan tâm. Vốn không những giúp cho chi nhánh tổ chức mọi hoạt động kinh doanh được tốt mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải có biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn và đảm bảo nguồn vốn luôn

ổn định, đồng thời phải quản lí vốn có hiệu quả. Nhằm đảm bảo nhu cầu về

vốn đáp ứng cho nền kinh tế. Trong những năm gần đây, bằng những giải pháp thiết thực thì nguồn vốn của Ngân hàng SHB Cần Thơđã có những thay

đổi khả quan.

Xem xét bảng số liệu sau đây để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 1010 2012 - 2101 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.158.787 1.004.417 1.533.548 (154.370) (13,32) 529.131 52,68 Vốn khác 200.586 971.936 2.690.639 771.350 384,55 1.718.703 176,83 Tổng NV 1.359.373 1.976.353 4.224.187 616.980 45,39 2.247.834 113,74 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn tại SHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.247.670 1.335.561 87.891 7,04 Vốn khác 1.724.669 3.830.674 2.106.005 122,11 Tổng NV 2.972.339 5.166.235 2.193.896 73,81 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ Tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân Hàng từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng. Năm 2011 vốn huy động giảm nhưng nguồn vốn khác của ngân hàng tăng mạnh hơn sự sụt giảm của vốn huy động nên tổng nguồn vốn vẫn tăng, và tăng 616.980 triệu đồng với tốc độ tăng là 45,39%. Năm 2012 tổng nguồn vốn tăng mạnh 113,74%. Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt 5.166.235 triệu đồng tăng 73,81%. Sở dĩ có sự tăng mạnh như vậy là do vốn huy động và vốn khác (các khoản phí, vốn ủy thác đầu tư, lợi nhuận giữ lại…) đều tăng mạnh, đặc biệt là lợi nhuận giữ lại được giữ lại nhiều để tăng nguồn vốn tạo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Sự biểu hiện này cho thấy khả năng đảm bảo cho hoạt động cho vay của NH ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Vốn huy động của chi nhánh biến động khá phức tạp. Năm 2011 vốn huy động giảm so với năm 2010 nguyên nhân là do lạm phát ngày càng tăng cao, thị trường vàng, bất động sản diễn biến phức tạp tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, trong giai đoạn này thì đây là một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận khá hấp dẫn và nhanh chóng làm cho vốn huy động của SHB Cần Thơ trong năm 2011 có sự sụt giảm khá mạnh. Vốn huy động tăng trở lại vào năm 2012, mức tăng so với năm 2011 là 52,68% đạt 1.533.548 triệu đồng. Chứng tỏ ngân hàng đã có những chính sách thu hút khách hàng hiệu quả bằng các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng như: “Tài khoản lợn đất”, “Chuyển tiền qua thẻ - Vừa rẻ vừa nhanh”, “Dấu ấn kỳ diệu – Niềm vui lan tỏa”, “Nạp nhanh - Trúng lớn”……,và năng lực của tập thể nhân viên ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng đã tạo được niền tin cho khách hàng với nhiều giải thưởng đạt được. Vốn huy động 6 tháng

nguồn vốn khác trong giai đoạn này lại tăng khá mạnh 2.106.055 triệu đồng tăng 122,11% . Nguyên nhân của sự không ổn định này là do việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng là rất lớn. Vì thế mà khách hàng đến gửi tiết kiệm ở

ngân hàng ít hơn giai đoạn trước. Tóm lại, quy mô vốn của ngân hàng ngày một tăng. Chứng tỏ nhu cầu vốn của người dân trong thành phố Cần Thơ

ngày một cao hơn.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức đi vay

để cho vay, nếu không có vốn thì không thể duy trì hoạt động của Ngân hàng, vì thế công tác huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt

động, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động kinh doanh nên SHB Cần Thơđã có nhiều nỗ lực lớn trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư. Vốn huy động tại SHB Cần Thơ được phân ra làm 2 loại gồm: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 1010 2012 - 2101 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gửi KKH 183.943 23.068 76.906 (160.875) (87,46) 53.838 233,39 Tiền gửi CKH 974.844 981.349 1.456.642 6.505 0,67 475.293 48,43 Tổng 1.158.787 1.004.417 1.533.548 (154.370) (13,32) 529.131 52,68 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn tại SHB Cần Thơ 6T đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi KKH 45.038 51.942 6.904 15,33 Tiền gửi CKH 1.202.632 1.283.619 80.987 6,73 Tổng 1.247.670 1.335.561 87.891 7,04 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Qua 2 bảng số liệu ta thấy, lượng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn qua các năm có nhiều biến động tăng giảm. Trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng biến động qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình huy động vốn cũng tăng, nhưng tăng không nhiều. Để thấy

được rõ sự biến động mạnh mẽ của nguồn vốn huy động cũng như nguyên nhân của sự biến động này, ta đi nhận xét từng hình thức huy động vốn của SHB-Cần Thơ.

V tin gi không k hn: là loại tiền gửi thanh toán được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử… Qua 2 bảng số liệu ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân hàng, dao

động trong khoảng 2,2%-15%, vì đây là loại tiền không có tính ổn định cao, ngân hàng rất khó sử dụng những khoản tiền này cho nghiệp vụ đầu tư tín dụng trung và dài hạn. Tuy chi trả lãi cho loại tiền gửi này là rất thấp nhưng loại tiền này luôn phải được ngân hàng dự trữ ở mức cao hơn thông thường

đểđảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng, làm ứ đọng vốn. Năm 2010 – 2011 giảm rất mạn h 8 7, 46%, giảm 160.875 triệu đồng còn 23.068 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2011 giảm mạnh vì năm 2011, rất nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không tốt, dẫn đến thua lỗ, vì vậy nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng giảm mạnh.

V tin gi có k hn: Đây là khoản tiền gởi của cá nhân và hộ gia đình

được gởi vào tài khoản tiền gởi tiết kiệm và có tính ổn định cao vì khách hàng chỉ được rút tiền khi đến thời hạn đã thỏa thuận trước. Trong những năm gần

đây, ngân hàng khuyến khích khách hàng gởi tiền với nhiều hình thức khác nhau như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm dự trữ. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng như: tiết kiệm dự thưởng và tăng mạnh lãi suất cho 2 sản phẩm tiết kiệm bậc thàng và rút gốc linh hoạt ở tất cả các kỳ hạn, tăng dao

động từ 0,5%–1,9%. Ngoài ra còn nhiều chương trình dự thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Trong năm 2011 lượng tiền gửi tiết kiệm tăng 0,67% so với 2010. Tuy nhiên sang năm 2012. Lượng tiền gửi này tăng mạnh, tăng 48,43% so với năm 2011 lượng tiền gửi tiết kiệm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 80.987 triệu đồng, tương ứng 6,73%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đồng tiền mất giá, nên khách hàng chuyển sang dự trữ vàng và đồng đô la nên lượng tiền gửi tiết

kiệm này tăng không nhiều. Sang năm 2012 nguyên nhân vốn huy động có kỳ

hạn tăng mạnh có thể kể đến là do tình trạng lạm phát tăng cao khiến người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn. Khi chưa tìm được hướng đầu tư phù hợp, họ sẽ đem gửi tiền của mình vào ngân hàng và luôn chọn kỳ hạn ngắn.

Nhìn chung tình hình huy động vốn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực và đáng được ghi nhận, tuy nhiên ngân hàng cũng nên tập trung vào khai thác nguồn vốn không kỳ hạn, tiếp tục tăng cường lượng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín cho ngân hàng trong thời gian tới.

4.1.3 Phân tích hoạt động tín dụng chung của Ngân Hàng

Cùng với những nỗ lực tăng vốn thì quy mô và chất lượng tín dụng cũng là mục tiêu được xem là khá quan trọng của Ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng tạo nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Sử dụng vốn sao cho hiệu quả, hạ thấp được chi phí, rủi ro, tạo ra thu nhập tối đa cho ngân hàng chính là việc ngân hàng luôn phải quan tâm. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, đồng thời đó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tín dụng của Ngân hàng ta xem xét 2 bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng của SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%)

Doanh số cho vay 4.856.715 6.839.839 10.715.778 1.983.124 40,83 3.875.939 56,67 Doanh số thu nợ 4.672.063 6.233.319 8.600.332 1.561.256 33,42 2.367.013 37,97 Dư nợ 1.322.012 1.928.532 4.043.978 606.511 45,88 2.115.446 109,69 Nợ xấu 21.007 30.584 36.130 9.577 45,59 5.546 18,13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.6 Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 4.871.569 6.047.623 1.176.054 19,45

Doanh số thu nợ 3.904.679 5.011.290 1.106.611 22,08

Dư nợ 2.895.422 5.080.311 2.184.889 43,01

Nợ xấu 35.267 38.714 3.447 8,90

Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

V doanh s cho vay: Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở

rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay, nên sau khi huy động được vốn thì ngân hàng sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứđọng vốn. Qua 2 bảng số liệu ta nhận thấy doanh số cho vay của SHB Cần Thơ qua các năm đều tăng mặc dù kinh tế trong những năm qua còn nhiều khó khăn. Đây là thành quả rất đáng mừng của SHB Cần Thơ. Có được kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên SHB Cần Thơ trong công tác cho vay, tìm kiếm khách hàng. Ban lãnh đạo SHB đã duy trì được chất lượng tín dụng tốt, tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì trên địa bàn TP.Cần Thơ số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 90% số lượng doanh nghiệp. Tuy quy mô hoạt động không lớn nhưng sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà Nước đã có cuộc họp với các Ngân hàng thương mại trong nước ngày 03/05/2012 đưa ra quyết định khống chế mức chênh lệch lãi suất cho vay và huy động là 3- 6% tùy theo ngành nghề, lĩnh vực làm cho lãi suất cho vay giảm xuống đã kích thích người dân vay vốn nhiều hơn.

V doanh s thu n: Doanh số thu nợ là số nợ mà ngân hàng đã thu

được trong kỳ bao gồm cả nợ kỳ trước mà ngân hàng đã thu được trong kỳ

này. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn

đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng của SHB Cần Thơ. Qua 2 bảng số

liệu về doanh số thu nợ của SHB Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta nhận thấy, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay, cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao. Những khách hàng vay vốn của Ngân hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích, thu được nhiều lợi nhuận nên đa phần các khách hàng đều đảm bảo được khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và đó là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Thêm vào đó là các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng cũng trả nợ đúng hạn. Mặc khác còn có sựđóng góp rất lớn trong việc quản lí nguồn vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của các cán bộ tín dụng.

V dư n: Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của chi nhánh. Qua 2 bảng số liệu ta thấy dư nợ liên tục tăng qua các năm. Dư nợ tăng qua các năm cho thấy vị thế của Ngân hàng ngày càng được nâng cao và quy mô hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng được mở rộng. Nguyên nhân của sự tăng dư nợ hàng năm là do bên cạnh việc đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, chi nhánh cũng mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình hoặc cho vay tiêu dùng.

V n xu: Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 44)