Phân tích hoạt động tín dụng chung của Ngân Hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Cùng với những nỗ lực tăng vốn thì quy mô và chất lượng tín dụng cũng là mục tiêu được xem là khá quan trọng của Ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng tạo nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Sử dụng vốn sao cho hiệu quả, hạ thấp được chi phí, rủi ro, tạo ra thu nhập tối đa cho ngân hàng chính là việc ngân hàng luôn phải quan tâm. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, đồng thời đó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tín dụng của Ngân hàng ta xem xét 2 bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng của SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%)

Doanh số cho vay 4.856.715 6.839.839 10.715.778 1.983.124 40,83 3.875.939 56,67 Doanh số thu nợ 4.672.063 6.233.319 8.600.332 1.561.256 33,42 2.367.013 37,97 Dư nợ 1.322.012 1.928.532 4.043.978 606.511 45,88 2.115.446 109,69 Nợ xấu 21.007 30.584 36.130 9.577 45,59 5.546 18,13

Bảng 4.6 Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 4.871.569 6.047.623 1.176.054 19,45

Doanh số thu nợ 3.904.679 5.011.290 1.106.611 22,08

Dư nợ 2.895.422 5.080.311 2.184.889 43,01

Nợ xấu 35.267 38.714 3.447 8,90

Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

V doanh s cho vay: Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở

rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay, nên sau khi huy động được vốn thì ngân hàng sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứđọng vốn. Qua 2 bảng số liệu ta nhận thấy doanh số cho vay của SHB Cần Thơ qua các năm đều tăng mặc dù kinh tế trong những năm qua còn nhiều khó khăn. Đây là thành quả rất đáng mừng của SHB Cần Thơ. Có được kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên SHB Cần Thơ trong công tác cho vay, tìm kiếm khách hàng. Ban lãnh đạo SHB đã duy trì được chất lượng tín dụng tốt, tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì trên địa bàn TP.Cần Thơ số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 90% số lượng doanh nghiệp. Tuy quy mô hoạt động không lớn nhưng sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà Nước đã có cuộc họp với các Ngân hàng thương mại trong nước ngày 03/05/2012 đưa ra quyết định khống chế mức chênh lệch lãi suất cho vay và huy động là 3- 6% tùy theo ngành nghề, lĩnh vực làm cho lãi suất cho vay giảm xuống đã kích thích người dân vay vốn nhiều hơn.

V doanh s thu n: Doanh số thu nợ là số nợ mà ngân hàng đã thu

được trong kỳ bao gồm cả nợ kỳ trước mà ngân hàng đã thu được trong kỳ

này. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn

đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng của SHB Cần Thơ. Qua 2 bảng số

liệu về doanh số thu nợ của SHB Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta nhận thấy, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay, cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao. Những khách hàng vay vốn của Ngân hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích, thu được nhiều lợi nhuận nên đa phần các khách hàng đều đảm bảo được khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và đó là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Thêm vào đó là các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng cũng trả nợ đúng hạn. Mặc khác còn có sựđóng góp rất lớn trong việc quản lí nguồn vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của các cán bộ tín dụng.

V dư n: Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của chi nhánh. Qua 2 bảng số liệu ta thấy dư nợ liên tục tăng qua các năm. Dư nợ tăng qua các năm cho thấy vị thế của Ngân hàng ngày càng được nâng cao và quy mô hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng được mở rộng. Nguyên nhân của sự tăng dư nợ hàng năm là do bên cạnh việc đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, chi nhánh cũng mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình hoặc cho vay tiêu dùng.

V n xu: Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Nợ xấu làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của ách hàng, làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Nếu nợ xấu ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng càng lớn. Qua 2 bảng số

liệu ta thấy nợ xấu của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Tốc độ tăng của doanh số thu nợ chậm nợđược hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay làm cho nợ xấu tăng. Do một số khách hàng vay vốn của Ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Tuy nợ xấu có tăng nhưng vẫn được khống chếở mức tương đối thấp để tránh

ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận và nhất là tránh rủi ro nợ xấu. Do công tác từ thẩm định cho vay cho đến thu hồi nợ được phối hợp thực hiện nhịp nhàng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 48)