Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 51)

Trong những năm qua, SHB Cần Thơ luôn đa dạng hóa hình thức cho vay phù hợp với điều kiện, định hướng phát triển kinh tế địa phương và

nguồn vốn của chi nhánh. Trong những năm gần đây ngân hàng hướng đến cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa và xem đây là khách hàng mục tiêu. Sau

đây ta sẽ xem xét doanh số cho vay DNNVV tại SHB Cần Thơ.

4.2.2.1 Doanh s cho vay doanh nghip nh và va theo thi hn

Bảng 4.7 Doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 2.817.006 3.878.189 6.536.146 1.061.183 37,67 2.657.957 68,54 Trung và dài hạn 461.277 738.702 697.004 277.426 60,14 (41.699) (5,64) Tổng 3.278.283 4.616.891 7.233.149 1.338.609 40,83 2.616.258 56,67 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Bảng 4.8 Doanh số cho vay DNNVV thời hạn tại SHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 2.909.477 3.755.624 846.147 29,08 Trung và dài hạn 378.832 326.522 (52.310) (13,81) Tổng 3.288.309 4.082.146 793.836 24,14 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Qua bảng số liệu về doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của SHB Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn đều tăng. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay của SHB Cần Thơ đạt 3.278.283 triệu đồng, năm 2011 tăng 40,83% so với 2010, và năm 2012 tăng 56,67% so với 2011, và đạt 7.233.149 triệu đồng. Đây là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn. Do đó, mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn nhìn chung có tăng, nhưng không làm tăng nhiều cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

Doanh s cho vay ngn hn: Trên địa bàn TP. Cần Thơ, ngày càng có nhiều DN có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt động trong nhiều lĩnh vực

khác nhau nên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ngày càng cao để tiếp tục duy trì quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tài chính để đáp ứng. Một trong các biện pháp tốt nhất là tìm đến nguồn vốn vay của ngân hàng. Nắm bắt được tình hình đó ngân hàng không ngừng mở rộng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn,

để phục vụ cho nhu cầu vốn tạm thời của các doanh nghiệp. Hơn nữa, trong khi tình hình kinh tế có nhiều biến động cả doanh nghiệp và ngân hàng

đều không muốn khoản vay kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ

muốn vay trong ngắn hạn vì mức lãi suất sẽ thấp hơn và trong một thời gian ngắn với số tiền vừa phải họ sẽ có tiền trả nợ vay đúng hạn. Còn đối với ngân hàng, vay ngắn hạn sẽ dễ dàng quản lý hơn, vòng quay vốn cũng nhanh hơn. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay DNNVV và có sự gia tăng không ngừng qua các năm.

Cho vay trung và dài hn: Do mục đích sử dụng vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp là xây dựng, trang bị trang thiết bị mới, đổi mới dây chuyền sản xuất,…cho nên thời gian thu hồi vốn chậm và có độ rủi ro cao. Vì thế

SHB Cần Thơ rất thận trọng trong việc xét duyệt khi cho vay, chính điều đó làm doanh số cho vay của ngân hàng về trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay và có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 461.277 triệu đồng, sang năm 2011 tăng cao 60,14%. Nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2012 co xu hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể chỉ 5,64%. Do ngân hàng nhận thấy mức độ lạm phát vẫn còn, nên ngân hàng dè dặt trong việc cho vay trung và dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn, thu hồi vốn nhanh, nhằm hạn chế rủi ro.Tình hình cho vay trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm, nguyên nhân là do nền kinh tế đang trên đà hồi phục phát triển các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn để sản xuất nhiều hơn là nhu cầu về vốn dài hạn.

4.2.2.2 Doanh s cho vay doanh nghip nh và va theo ngành

Nền kinh tế phát triển cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng. Trong những năm qua để đáp

ứng nhu cầu kinh tế của dân cư trong TP, SHB Cần Thơ đã mở rộng hoạt

động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau nhằm góp phần thúc đẩy sự

phát triển kinh tế địa phương và các doanh nghiệp này cũng đã góp một phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng.

Bảng 4.9 Doanh số cho vay DNNVV theo ngành tại SHB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Bảng 4.10 Doanh số cho vay DNNVV theo ngành tại SHB Cần Thơ 6 tháng

đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 446.815 350.503 (96.312) (21,56)

Thương mại 2.673.194 3.561.523 888.329 33,23 Sx gia công chế biến 131.464 138.810 7.345 5,59 Xây dựng 35.368 27.089 (8.279) (23,41) Vận tải, kho bãi 1.468 4.221 2.753 187,54 Tổng 3.288.309 4.082.146 793.836 24,14 Nguồn: Phòng tín dụng SHB Cần Thơ

Tiền thân của Ngân hàng SHB là ngân hàng nông thôn. Nhưng đến năm 2006, Ngân hàng đã chuyển sang hình thức ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị nên hoạt động cho vay đã mở rộng ra thêm nhiều ngành khác nhau. Qua 2 bảng số liệu ta thấy tỷ trọng cho vay ngành nông, lâm, ngư nghiệp tương đối thấp so với ngành thương mại. Vì sau khi chuyển sang hình thức ngân hàng

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH

2010 2011 2012

2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 461.856 624.814 767.111 162.959 35,28 142.296 22,77 Thương mại 2.653.208 3.725.266 6.037.980 1.072.057 40,41 2.312.714 62,08 Sx gia công chế biến 101.738 212.763 351.960 111.025 109,13 139.197 65,42 Xây dựng 58.318 50.649 71.929 (7.669) (13,15) 21.280 42,01 Vận tải, kho bãi 3.162 3.399 4.170 237 7,49 771 22,68

Thương mại cổ phần đô thị ngân hàng tập trung cho vay ngành thương mại vì nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó nhu cầu vay vốn đầu tư thương mại tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với ngành thương mại tăng cao. Đây là dấu hiệu tốt vì thương mại là ngành kinh doanh có khả năng sinh lời cao đồng thời tốc độ quay vòng vốn cũng lớn, Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho vay mang lại lợi nhuận cao. Về ngành nông, lâm, ngư nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn tăng cao trong 3 năm (2010- 2012) cụ thể là doanh số cho vay lần lượt là 461.856 triệu đồng, 624.814 triệu

đồng, 767.111 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngành nông, lâm, ngư nghiệp có

đặc điểm là chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy quy mô hoạt động không lớn nhưng sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hiểu được thực trạng này, một phần để thu hút khách hàng, một phần vừa đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 21,56% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, các doanh nghiệp trên địa bàn đang từng bước phục hồi và phát triển nhưng đồng thời các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, và do giá cả các mặt hàng ngành này không ổn định, có chiều hướng giảm và có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Về

các ngành khác như: sản xuất gia công và chế biến; xây dựng; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay và cũng có sự biến động nhưng không nhiều, nhìn chung đều tăng.

Tóm lại, doanh số cho vay không ngừng tăng lên trong ba năm qua là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có bước tiến rất khả

quan, hứa hẹn kết quả cao hơn trong những năm tới. Vì vậy Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng và trình độ của cán bộ tín dụng nhằm tận dụng các thế mạnh của mình để gia tăng doanh số cho vay trong những năm tiếp theo nhưng đồng thời phải đảm bảo khả năng thu nợ đối với các khoản vay.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)