Nếu xem làng Chăm xưa và nay là 2 bức tranh đặt cạnh nhau, qua sự quan sát và tìm hiểu thật kỹ có thể thấy những nét thay đổi trong những làng Chăm. Những biến đổi trong cuộc sống của người Chăm từ nhà cửa, ngôn ngữ, trang phục đến phong tục được nêu ra là những biểu hiện rõ nét của sự giao lưu, tiếp nhận yếu tố văn hóa Việt vào văn hóa Chăm.
Ngày nay, mỗi ấp không hoàn toàn chỉ có người Chăm sinh sống mà hình thành làng người Chăm và làng người Việt sống xen kẽ lẫn nhau. Trên trục đường trong ấp, khoảng 20 – 50 hộ người Chăm thì đến 20 – 50 hộ người Việt, việc người
Việt và người Chăm xây nhà cạnh nhau cho thấy người Việt và Chăm tiếp xúc ngày càng nhiều hơn, sống gần nhau hơn.
Trước đây, người Chăm sống trong những ngôi nhà sàn có kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán, tôn giáo. Đó là nhà ở vùng ngập nước, ven sông thuận tiện cho đa số người Chăm chuyên đánh bắt cá trên sông hoặc sống bằng nghề thủ công như dệt vải, đan lưới… Ngày nay, trong những làng Chăm, nhà cửa có nhiều kiểu dáng khác nhau, những ngôi nhà sàn xưa vẫn còn vững chắc xen kẽ với những ngôi nhà gạch cao tầng mới xây, hoặc những ngôi nhà sàn “cách điệu” hóa.
Nhà cửa, người Chăm tiếp nhận kiểu nhà xây tường, lát gạch như người Việt, Người Chăm sống trong những ngôi nhà xây bằng gạch, có những căn nhà mới xây cách đây vài năm thì nhìn từ bên ngoài sẽ không biết đó là nhà của người Việt hay của người Chăm. Ở khu dân cư mới trong Phũm Soài, người Chăm có kiểu nhà mới là nhà tường “cao cẳng”, nhà được xây trên các cột xi –măng hoặc cột đá, kiểu dáng trông như nhà sàn nhưng vật liệu xây dựng là gạch chứ không phải gỗ như trước đây. Ở làng Chăm Búng Bình Thiên, nơi đây có nhiều ngôi nhà sàn xưa, nhà sàn ở đây nhỏ hơn nhà sàn ở làng Châu Giang và làng Phũm Soài, nơi đây được biết đến là ít có sự thay đổi nhưng cũng có vài ngôi nhà tường mới xây, người dân ở đây cho biết cũng tùy nhà, họ thích nhà sàn hay nhà tường. Nhưng bây giờ xây nhà sàn bằng gỗ thế này thì tốn kém hơn.
Những ngôi nhà sàn xây dựng cách đây mấy mươi năm vẫn còn, một số ngôi nhà được “hiện đại hóa” do thời gian làm hư hại những cột gỗ chống sàn nhà, phía dưới nhà trước đây là những cột gỗ chống nhà cao lên để tránh nước lũ mùa nước nổi, chăn nuôi vào mùa khô thì giờ đây người ta bỏ những cột đó thay vào bằng cột đá hoặc trụ xi-măng, có nhà xây tường. Căn nhà sàn “cao cẳng” giờ đây thành căn nhà có 2 tầng, tầng dưới xây gạch tường sơn, tầng trên là gỗ. Sự thay đổi kiểu dáng ngôi nhà có thể nói lên được sự ảnh hưởng cách xây nhà của người Việt. Nhiều ngôi nhà người Chăm nhìn bên ngoài không thể phân biệt với nhà người Việt
tài liệu trước đây nói chung về trang phục của người Chăm, thực tế theo quan sát thì thấy người Chăm rất chú trọng trang phục. Tùy theo sinh hoạt mà họ có các loại trang phục khác nhau như trang phục hàng ngày, đi lễ ở Chùa (thánh đường) và trang phục đi dự đám cưới.
Trang phục hàng ngày của người Chăm trong làng được biết đến là chăn theo như cách gọi của họ, tên gọi khác là sà-rong (xà-rông). Đối với nam thì họ mặc chăn với áo “sơ mi” hoặc áo thun ngắn tay. Đây là kiểu kết hợp trang phục truyền thống và hiện đại. Những chiếc chăn ngày xưa do người Chăm dệt và bán trong cộng đồng, hiện nay, hầu hết họ đều phải mua, nguồn hàng lấy từ Malaysia hoặc Campuchia. Ngày nay, khi từ làng Chăm qua chợ Châu Đốc hoặc đi những nơi xa, nam người Chăm mặc những trang phục giống người Việt cho thuận lợi, chứ không mặc xà rông khi đi xa. Đối với nữ, Còn nữ thì mặc cả áo và sà-rong (chăn) cùng màu, chăn của nữ được may giống chiếc váy dài của người Việt không xẻ tà, áo thì cổ tròn có ta ngắn hoặc tay dài. Khi ở trong nhà làm công việc bình thường, họ có thể mặc áo tay ngắn, cổ tròn không phải đội khăn nhưng khi có khách đến nhà, họ phải khoát thêm áo dài tay, hoặc đội khăn phủ kín tóc và cánh tay để tiếp khách.
Trong các tài liệu trước, khi nhắc đến nam phục, có ý kiến cho rằng: “rất ít khi hoặc hoàn toàn hầu như không thấy mặc quần Âu” [110: 262]. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến giải thích khác, cho thấy người Chăm đã thay đổi trong trang phục từ trước, họ đã tiếp nhận Âu phục.
Theo chú Musa Phương giải thích về việc người Chăm mặc Âu phục thì không ai xác định được là khi nào, có thể là sau giải phóng. Do trước năm 1975, người chồng buôn bán, làm ruộng hoặc đánh bắt cá có thể lo cho cả gia đình. Sau giải phóng vài năm, do tình hình chính trị khó khăn, làm cho việc kiếm sống của người chồng khó khăn, lẽ đó người vợ cũng phải đi buôn bán, bươn chãi cùng chồng nên mặc quần cho thuận tiện. Đó là lí do kinh tế, còn có lí do giao lưu văn hóa qua các hội thi văn nghệ, do trẻ em đi học thay đổi trang phục thuận tiện hơn. Ngày nay, trong cộng đồng không còn nhiều khắt khe như trước, việc mặc Âu phục không bị lên án như ngày xưa. Nhưng trong cộng đồng, mọi người vẫn mặc trang
phục truyền thống, một số người chỉ mặc Âu phục khi đi làm, đặc biệt trong các dịp đám tiệc, mọi người đều mặc chăn và áo truyền thống đẹp hơn để dự tiệc. Đối với các ông lớn tuổi đi đâu cũng mặc chăn, còn các thanh niên đi ra khỏi xóm như đi qua chợ Châu Đốc thì mặc quần tây cho thuận tiện.42
Một ý kiến khác, chú Lý Du Sô cho biết cách mặc Âu phục có từ thời ba của chú. Thời chú, đi học mặc đồng phục giống người Việt. Đối với nữ thì không khuyến khích, gia đình tiến bộ mới được cho đi học. Thời chú đi học, thời chú học năm 1968, học chữ quốc ngữ, học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, chương trình sinh ngữ, giống trẻ em bây giờ.43
Hiện nay, đối với trẻ em đi học thì mặc đồng phục như các bạn người Việt, nam thì mặc áo sơ mi trắng và quần tây xanh, nữ thì mặc áo trắng và quần hoặc váy xanh, đối với nữ học đến trung học phổ thông thì mặc áo dài trắng đến trường. Vào các buổi tan trường, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì khó có thể phân biệt được đâu là học sinh người Chăm đâu là học sinh người Việt trong trang phục đi học.
Đối với trang phục làm lễ, đối với nam thanh niên thường đội mũ khi đi dâng lễ, loại mũ phổ biến nhất là mũ kapeak juk (kiểu mũ “calo”, được du nhập từ tín đồ Islam ở Malaysia, Indonesia… làm bằng nỉ hoặc nhung đen bên trong có giấy cứng, hình một con thuyền) thường được đội trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Sau đó, loại mũ tròn hơn được móc bằng chỉ trắng (kapeak putih) được nhiều người sử dụng hơn. Mũ này đội úp chụp vừa vặn trên đỉnh đầu, giản dị, tiện lợi trong mọi sinh hoạt, lao động. Người Chăm cũng mua mũ này từ Malaysia chứ không phải làm ra44. Đối với những người lớn tuổi, trang phục lễ có sự chú trọng, họ mặc chiếc áo chui đầu dài qua gối màu trắng, đầu vấn khăn giống với trang phục các nước Ả Rập. Theo họ, trang phục như thế giống với trang phục của Thiên sứ Mohamed (Muhammad), họ tin rằng làm theo Thiên sứ sẽ được nhiều phúc đức.
Trang phục dự đám cưới, mọi người đi dự đám cưới đều mặc trang phục truyền thống nhưng có phần rực rỡ và đẹp hơn. Đối với nam, hầu hết đều đội mũ, họ
42Sổ tay điền dã, 17/9/2011
43Sổ tay điền dã, 17/9/2011
mặc những chiếc chăn mới và hoa văn đẹp hơn hàng ngày, mặc cùng với những chiếc áo sơ-mi, không mặc áo thun, cho thấy tính chất trang trọng ngày cưới. Những người lớn tuổi thì mặc chiếc áo có xẻ cổ, có hàng khuy nút phía trước, áo có ba túi, trên các mép túi áo được thêu hoa văn. Với các cô gái, họ mặc những chiếc áo dài qua gối với chiếc chăn cùng màu tươi tắn, chiếc áo dài và chiếc khăn đội đầu có đính những hạt cườm rất sặc sỡ lấp lánh.
Về ngôn ngữ, trước đây, trong làng, chỉ vài người biết nói tiếng Việt do người Chăm không cho con cái đi học, hầu hết nữ giới không được đi học nên không biết nói tiếng Việt, nam giới học đến hết tiểu học thì không học tiếp nữa vì muốn học tiếp. Nhiều gia đình không ủng hộ việc đi học chung với người Việt nên không nhiều người đi học tiếp, tiếng Việt học được ít sử dụng khi giao tiếp không thông thạo dần không nói được. Lí do họ không cho con cái đi học vì sợ người Chăm sẽ bị ảnh hưởng người Việt rồi dẫn đến mất đi cái đạo hoặc ảnh hưởng những điều xấu mà trong giáo luật đã cấm kỵ. Do đó, mọi người đều cảm thấy không cần thiết học tiếng Việt, đối với những người buôn bán thường xuyên với người Việt thì cần biết nói tiếng Việt để thuận tiện thôi, hoặc họ chỉ cần biết đọc và viết để liên lạc bằng thư từ khi cần thiết. Cũng vì thế, họ không khuyến khích con em đi học ở các trường học, trẻ em trong làng chỉ đến Masjid để học đọc kinh Koran bằng tiếng Ả Rập, trẻ em người Chăm không tiếp xúc trẻ em người Việt.
Bên cạnh việc họ cố gắng giữ gìn tiếng Chăm, mọi người trong nhà và trong cộng đồng dùng tiếng Chăm giao tiếp hàng ngày. Họ đã và đang hòa nhập với các dân tộc xung quanh như họ có thể tiếng Việt và tiếng Khmer trong tiếp xúc hàng ngày với người Việt và người Chăm. Ngày nay, hầu hết người Chăm trao đổi với người Việt bằng tiếng Việt, đó là yếu tố rõ nét cho thấy có sự tiếp xúc văn hóa. Còn có một làng Chăm thường dùng tiếng Khmer là làng Chăm ở ấp Châu Giang, như thế thì một người Chăm ở đây nói được cả ba thứ tiếng. Hơn nữa, họ hội nhập với thế giới bằng sự tiếp biến chữ viết theo kiểu chữ A-rập, chữ Malaysia, người Chăm ở An Giang không sử dụng chữ Chăm (akhar thrah), mà chỉ sử dụng chữ Javi (akhar javi).
Điều này cho thấy, người Chăm có khả năng phát triển ngôn ngữ, họ có thế học và nói nhiều thứ tiếng cùng một lúc, một người Chăm có khả năng nói được tiếng Chăm – ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Việt – ngôn ngữ giao tiếp, tiếng A-rập – ngôn ngữ kinh Qur’an. Trong một số gia đình, họ có thể nói được cả tiếng Malaysia do có thời gian buôn bán hoặc học tập ở Malaysia. Những du học sinh người Chăm sang các nước Hồi giáo trên thế giới để học về đạo hoặc các chuyên ngành đều có thể nói được tiếng Anh. Về mặt này là điểm chứng tỏ tích cực nhất trong việc người Chăm đã rất hòa nhập với thế giới, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng trong quá trình giao lưu văn hóa.
Người Chăm đã vượt qua những suy nghĩ trước đây, trẻ con được đi học chung với người Việt. Đối với họ, con cái học đến Trung học phổ thông thì có cơ hội được các nước Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Ai Cập … cấp học bổng du học chuyên ngành tôn giáo. Do đó, theo ghi nhận từ những tin tức trong Tỉnh, năm học 2011-2012, các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trong khu vực có đông đồng bào dân tộc Chăm ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, An Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên đón nhận hơn 2.000 trẻ em trong độ tuổi đi học. Hầu hết, các em đều được hưởng những chính sách và chế độ do Nhà nước ban hành, như: Trẻ vào mẫu giáo 5 tuổi được miễn học phí, các em học sinh tiểu học đều nhận trợ cấp 140.000đ/tháng/em. Có hơn 100 em đã và đang học ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh45. Như vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ của người Chăm đối với việc cho con đến trường, giúp cho trẻ em nhanh chóng hòa nhập với các dân tộc khác trong trường học, việc tiếp xúc diễn ra một cách tự nhiên và việc thông tin về những phong tục, tập quán của các em cũng phát triển hơn, giúp 45 http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwM L_wBzA09_r0BnE18nIwNPA6B8pFm8s7ujh4m5j4GBv1GYgYGRn2lwoEFosLGBpzEB3eEg- _DrB8kb4ACOBvp- Hvm5qfoFuREGWSaOigD7KCeR/dl3/d3/L0lDU0lKSWdrbUEhIS9JRFJBQUlpQ2dBek15cXchLzRCRWo4 bzBGbEdpdC1iWHBBRUEhLzdfR1JUOTdGNTQwMEdSNTBJMUcxQ1Y0SjJLMDcvUk1nZkIyMzEwM DAwNQ!!/?PC_7_GRT97F5400GR50I1G1CV4J2K07_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content /angiang/trangchu/tintucsukien/giaoducvadaotao/hon2000tredtchamtr
cho cộng đồng các dân tộc hiểu được nhau thông qua thế hệ trẻ.
Điểm nổi bật trong văn hóa Chăm là những lễ nghi đám cưới, trong đám cưới của người Chăm ngày nay là một biểu hiện của sự giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người Việt.
Cũng như trước đây, trong đám cưới, nhà cửa cả hai bên nhà trai và nhà gái đều được các thanh niên trong làng trang hoàng rất đẹp và đầy màu sắc sặc sỡ. Ngày nay, phía trước con đường vào nhà gái có dựng chiếc cổng hoa “Vu Quy” như trong những đám cưới của người Việt. Lễ cưới thường diễn ra trong hai ngày và một đêm. Ngày thứ nhất là lễ “jumnait” mời bà con dòng họ đến ăn uống và văn nghệ. Trong ngày cưới này chủ yếu là bà con họ hàng và người cùng xóm, không có khách xa. Tiếp theo là đêm “Malam anâk dara” hay “malam anâk dam”, đây là đêm hội mà trai thanh nữ tú có cơ hội gặp mặt nhau, cô dâu và chú rể mời bạn bè đến chung vui, hát hò đến tận khuya.
Ngày thứ hai làm lễ “harei he” hay ngày đưa rể, thông thường, đúng 6 giờ sáng, họ nhà trai đưa chú rể đến thánh đường làm lễ. Chú rể mặc chiếc áo dài truyền thống màu trắng, đầu quấn khăn sà pạnh, phía ngoài bộ trang phục truyền thống, chú rể khoát một áo vest đen. Ngày nay, đa số các chú rể mặc chăn trắng cùng với áo sơ-mi trắng, khoát chiếc áo vest đen bên ngoài, đầu không đội khăn pà pạnh mà thay bằng nón capé (mũ tròn, không vành, trang trí đẹp). Khi chú rể bước xuống cầu thang nhà mình, mọi người cùng hát bài “la amék la imâ” (xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ).
Trong đoàn có khoảng 30 nam giới (phụ nữ Chăm không được phép vào thánh đường) và ba bé trai tay bưng ba cái ô, mỗi ô bên trong đựng trầu, cau, vôi, gạo, muối, bánh và trái cây đi phía trước. Chú rể được che bởi một cái lọng màu sắc sặc sỡ, mọi người cùng bước lên xe hoặc được che lọng đi đến thánh đường. Khi đến thánh đường, chú rể ngồi đối diện với cha vợ, hai bên có hai người cao tuổi, đạo đức tốt làm chứng, đồng thời có vị thầy cả đọc kinh dạy bảo chú rể bổn phận làm chồng theo luật Hồi giáo.
thực hiện xong nghi lễ “bắt tay giao con” thì số tiền ‘giao con” sẽ được họ hàng nhà trai đưa đầy đủ cho cha của cô dâu trước sự chứng kiến của mọi người. Sau khi xong lễ “kà pụn”, chú rể được mọi người hộ tống đưa vào phòng cưới, cùng đi có ba bé trai bưng ba cái ô. Lúc này, cô dâu trong trang phục cưới truyền thống là áo dài nhung đen phía trên, bên dưới mặc váy thổ cẩm và đầu phải cài 3 cây trâm trên tóc trang điểm thật đẹp ngồi trên chiếc giường cưới chờ chú rể.