Các làng Chăm Hồi giáo ở AnGiang ngày nay

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 84)

Theo những sách nghiên cứu và các bài báo trên tạp chí chuyên ngành viết về làng Chăm với những dấu ấn từ những năm 80 của thế kỷ XX, người Chăm lúc đó được xem “sống khép kín” và “xa lạ” với người Việt. Vì thế, việc người Việt đến trao đổi với người Chăm thường không thấy ghi chép nhiều. Có phải do người Chăm khó tiếp xúc, cuộc sống người Chăm khác biệt với người Việt quá nên không thể hiểu nhau?

Trên các tiêu đề báo thường viết về làng Chăm châu thổ, họ gọi là làng nhưng thật ra tính theo số hộ dân thì được xem như những xóm nhỏ, xóm người

Chăm xen kẽ xóm người Việt. Tên gọi làng hay xóm ở đây không hiểu theo quản lý hành chính, chỉ là nói về quy mô. Về tổ chức xã hội thì như phần trên đã nói, tổ chức xã hội của người Chăm là jam’ah. Mỗi ấp là một xóm người Chăm, những người Việt ở đó cũng gọi là xóm người Chăm, người Chăm có khi gọi là làng, có khi gọi là xóm. Ở đây, thống nhất gọi mỗi ấp là làng như những nhà nghiên cứu trước để có thể thấy được sự biến đổi của các làng này trong thời gian gần đây.

Xét theo không gian, tính theo trục đường Quốc lộ 91 đi từ Long Xuyên lên đến thị xã Châu Đốc, hai làng Chăm đầu tiên là làng Chăm Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) và làng Chăm Khánh Hòa (huyện Châu Phú).

Qua bến phà Châu Giang thuộc thị xã Tân Châu, tại xã Châu Phong có nhiều làng Chăm như làng Phú Hiệp, làng Châu Giang, làng Phũm Soài, làng Vĩnh Tường. Trước đây, làng Chăm Phú Hiệp và làng Châu Giang thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, bây giờ nhập xã Phú Hiệp vào thị xã Tân Châu, có lẽ để các làng Chăm không thuộc nhiều huyện như trước để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho người Chăm được tốt hơn.

Từ xã Châu Phong, qua chuyến đò là đi sang làng Chăm xã Đa Phước thuộc huyện An Phú. Trong huyện An Phú, gồm các làng Chăm ở Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình – thường được gọi là các làng Chăm Búng Bình Thiên, đây được biết đến như những làng Chăm xa nhất trong tỉnh, giáp với biên giới Campuchia.

Những làng Chăm Hồi giáo dường như có chung những đặc điểm văn hóa nhưng cũng có những khác biệt rõ nét, tùy theo vị trí làng Chăm nào gần trung tâm nhất và xa trung tâm được xem là xóm Chăm giữ nhiều nét văn hóa xưa nhất, trung tâm được lấy đó là thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang.

Làng Chăm ấp Phũm Soài – làng Chăm gần trung tâm

Làng Chăm ấp Phũm Soài thuộc xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), làng Chăm này được biết đến nhiều vì sự cách biệt về mặt địa lí. Làng Chăm này cách biệt cả với những làng Chăm khác, nhìn vào bản đồ, làng Chăm này là 1 cù lao nhỏ nằm giữa một mặt giáp sông, một mặt giáp con kênh nhỏ. Làng Chăm Phũm Soài ngày nay được biết đến nhiều do có phát triển du lịch, dệt thổ cẩm, có khu dân cư

mới được xem là khu dân cư kiểu mẫu của những làng Chăm.

Từ bên bờ Châu Đốc qua bên kia sông bằng chuyến phà Châu Giang, hướng về thị xã Tân Châu, ấp Phũm Soài với những xóm người Chăm cách đường chính bởi con kênh Vĩnh An26. Có hai chiếc cầu bắc qua con kênh nhỏ này để vào làng Chăm, một chiếc cầu bê-tông vững chắc cho xe ô-tô qua được nhưng không có biển ghi ấp Phũm Soài, thông thường những người bán hàng ở bến phà là những người chỉ đường cho mọi người. Cách đó 30m, một chiếc cầu dây khác với biển Ấp Văn hóa Phũm Soài, đó là lối đi vào làng Chăm dành cho người đi bộ và xe máy, xe ô-tô không qua được bên chiếc cầu này. Chiếc cầu dây này đã được nguồn tài trợ từ nước ngoài (Dubai) để xây dựng. Ngay dưới chân cầu dây phía bên làng Chăm, thánh đường Hồi giáo (Masjid) Al Nia’mah được xây dựng từ khá lâu bên cạnh những nhà sàn cũ và nhỏ của người Chăm. Một cách đi khác là đi bằng thuyền trên sông Châu Đốc, rẽ nhánh kênh Vĩnh An vào làng Chăm này. Từ khi chính sách phát triển văn hóa của Tỉnh được thực hiện, Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng Chăm27 được lập ra ngay trong làng Chăm Phũm Soài. Trung tâm được dựng theo mô hình nhà sàn lắp ráp trên mép kênh, một mặt quay ra đường nhỏ trong làng, một mặt hướng ra kênh.

Trong làng, nhà người Chăm và nhà người Việt xen kẽ với nhau, khoảng 20 nhà người Chăm xen lẫn đến 20 nhà người Việt. Ở đây, vẫn còn nhiều nhà sàn cũ dựng cao cách mặt đất khoảng 2m, nếu không gọi nhà sàn thì người dân quen gọi nhà “cao cẳng”. Nhìn từ phía bên ngoài, nhà người Việt và người Chăm gần giống nhau, khó phân biệt được ngôi nhà nào của người Chăm hoặc đó là ngôi nhà của người Việt. Nếu thật sự xác định nhà người Việt hay nhà người Chăm, có thể dưah vào quan sát chi tiết nhà nào có dựng chiếc bàn thờ nhỏ phía trước, người dân vùng này thường gọi là “bàn ông thiên”; chi tiết khác là phía trước nhà có ngôi miếu nhỏ

26Kênh Vĩnh An, vào năm 1843, Nguyễn Công Nhàn giữ chức Đốc bộ An Giang đã huy động người dân đào

kênh nối Châu Đốc với Tân Châu. Đến tháng 4 (âm lịch) 1844 hoàn thành. Ban đầu con kênh được đặt tên

Long An Hà, nay đổi thành kênh Vĩnh An.

(theo: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_ni%C3%AAn_s%E1%BB%AD_An_Giang)

27Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng Chăm, Ấp Vĩnh Tường 1, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang.

bên góc trái, hoặc bên trong nhà nào có chiếc tủ thờ theo tín ngưỡng thờ tổ tiên thì đó là nhà của người Việt. Nhà người Chăm Hồi giáo hoàn toàn không có bàn thờ nào cả, không có hình ảnh treo trên tường và hiển nhiên không có ngôi miếu nhỏ trước nhà.

Trên các con đường trong làng, dường như hình ảnh các cô gái người Chăm đi một mình là điều không bắt gặp. Trong các bài viết về người Chăm thường cho là luật tục “cấm cung” (ga-sâm) nhưng người Chăm ở đây cho rằng không có có luật tục này. Như lời của chú Joseph28

: “trước đây dùng từ cấm cung là không đúng, nữ đến tuổi cặp kê vẫn được đi ra ngoài nhưng khi đi phải có người dẫn dắt (có thể đi nơi nào mình muốn), người dắt là anh trai, em trai, chị gái, cô, dì là người có chồng hoặc có đạo đức tốt”29

. Theo giáo luật Hồi giáo, giá trị của người phụ nữ được đánh giá qua sự kín đáo, khi ra đường thường trùm khăn che kín, đi cùng với người lớn tuổi để tránh sự dòm ngó. Thêm một ý kiến khác của chú Almach giải thích rõ hơn: “Không có cấm cung, sách viết cấm cung nhưng không phải. Thiên sứ khuyến khích phụ nữ kín đáo (do trước đây nô lệ rất hở hang), kín đáo để thấy giá trị của phụ nữ, xem trọng phụ nữ”30

. Vì thế, các cô gái Chăm thường đi ra đường cùng với người lớn tuổi với trang phục là chiếc áo dài tay cùng chiếc sà-rong dài đến mắt cá chân, luôn che kín tóc bằng chiếc khăn trên đầu. Ngày trước, người nữ ở nhà để được bà và mẹ dạy cho nghề dệt, cách chăm sóc gia đình [49:58]. Làng Chăm Phũm Soài đã từng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, theo chú Joseph, lúc trước khi vào đến làng là nghe tiếng lạch cạch, lạch cạch của khung dệt, nhà nào cũng có khung dệt, con gái mà không biết dệt là không lấy được chồng. Ngày nay, nghề dệt không còn phát triển, họ không sản xuất nữa mà mua các sản phẩm từ Maylaysia, Indonesia … Các cô gái Chăm ngày nay chủ yếu học may và thêu trang phục hàng ngày hoặc trang phục hành lễ.

Khắp làng, chỉ còn vài ngôi nhà có khung dệt đặt ngay trước nhà, chẳng còn nhiều nhà có khung cửi như thế này nữa. Một trong những ngôi nhà vẫn giữ được

28Chú Mohamad Joseph, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy của Hội đồng nhân dân xã Châu Phong.

29 Sổ tay điền dã ngày 18/7/2011

nghề truyền thống là nhà của cô Fatimah – chi hội trưởng Hội phụ nữ ấp Phũm Soài. Ngôi nhà sàn được xây dựng từ rất lâu với hai cột trụ bằng gỗ vẫn còn tốt và đen bóng, cô nói nhà được sửa lại vào năm 1968. Gia đình cô có 4 chị em gái, cả 4 chị em cùng nhau nuôi người con của chị lớn đang đi học ở Malaysia. Theo như lời của cô chị lớn, con trai cô đi sang Malaysia học tự túc 6 năm, giờ đã học xong và làm việc tại Malaysia. Các chị em cô vẫn làm nghề truyền thống như làm bánh, dệt khăn ràn, bánh thì khi nhà nào có đám tiệc lại đặt, khăn ràn thì có thể 1 giờ dệt được 1 chiếc. Hiện giờ, kinh tế của gia đình nhờ vào việc may đồ và thêu những áo lễ của phụ nữ, phụ nữ dù không đi lễ trên Chùa nhưng họ vẫn làm lễ ở nhà, khi làm lễ họ có bộ trang phục riêng, chị em cô may và thêu những trang phục này rồi đưa sang Malaysia bán.

Người Chăm có cuộc sống gắn chặt với cộng đồng, nơi sinh hoạt của cộng đồng là thánh đường hoặc tiểu thánh đường. Mỗi ngày, nam giới Chăm gặp nhau 5 lần trong các buổi lễ, nếu ai đó không đi lễ 1 ngày thì cả cộng đồng đều đến hỏi thăm và giúp đỡ. Người Chăm xem trọng tính cộng đồng, mọi việc tang ma, lễ cưới đều được cộng đồng chia sẻ, nếu nhà nào có việc mà không được nhiều người trong làng đến giúp đỡ, cầu nguyện, chia sẻ thì nhà đó xem như bị cách ly khỏi cộng đồng, mất uy tín trong làng. Người nữ không đi làm lễ ở thánh đường 5 lần trong ngày như nam giới để tránh sự tiếp xúc với nam giới, đề cao giá trị của người nữ. Nhưng họ vẫn làm lễ đầy đủ 5 lần trong ngày tại nhà. Khi làm lễ, họ có trang phục riêng, một chiếc áo dài tay dài qua đầu gối cùng với chiếc sà – rông dài qua mắt cá chân, đầu đội chiếc khăn trùm kín đầu phủ dài ngang vai, tất cả đều màu trắng và thêu họa tiết hoa văn viền mép bằng chỉ trắng.

Theo chú Almach, trong xã Châu Phong có 4 thánh đường và 10 tiểu thánh đường. Ở đây có một thánh đường theo khuynh hướng cách tân, người dân gọi là “đạo mới”. Theo khuynh hướng cách tân là đơn giản hóa trong một số quan điểm như trang phục đi lễ, cách lí giải kinh Qur’an… Ngay cả thánh đường cũng được xây dựng đơn giản, thánh đường này nằm trong khu dân cư mới.

tầng, bên hông có cầu thang lên tầng 2. Phía tầng trệt là lớp học để dạy tiếng Chăm. Thực sự, không có lớp dạy tiếng Tiếng, lớp học là những người đọc và hiểu tiếng Ả Rập dạy cho các em nhỏ biết đọc và hiểu được kinh Qur’an, người dạy được gọi là Tuan. Nơi cầu nguyện là tầng trên, mọi người có thể đi lên bằng chiếc cầu thang phía bên hông. Ở tầng trên, bên ngoài là hành lang rộng lát gạch trắng, tường sơn trắng. Nơi cầu nguyện là 1 phòng lớn, bên trong không trang trí bởi bất kỳ hình ảnh nào, phía vách tường hướng về phía Tây có 2 hậu tẩm, 1 hậu tẩm là nơi dành cho chức sắc (Imam) đứng chỉ dẫn mọi người làm lễ, 1 hậu tẩm còn lại có bậc cao hơn dành cho người thuyết giảng vào lễ trưa thứ Sáu hàng tuần ngồi lên đó. Người thuyết giảng buổi lễ trưa thứ Sáu thường là người có uy tín, hiểu biết nhiều. Lễ trưa ngày thứ Sáu vào lúc 12g30 là lễ quan trọng nhất trong tuần, những buổi lễ khác, mọi người ở cách xa thánh đường có thể dự lễ ở tiểu thánh đường nhưng vào lễ trưa thứ Sáu thì tất cả mọi người đều phải đến thánh đường làm lễ.

Khi đến thánh đường vào giờ lễ, cần nhấn mạnh chỉ có nam giới đi lễ ở tiểu thánh đường hoặc thánh đường, không có người nữ nào đến thánh đường làm lễ. Khi đi lễ, mọi người mặc chăn (sà-rông), người Chăm gọi sà-rông là chăn, đầu đội chiếc nón của người Islam. Trước khi vào thánh đường hành lễ, mọi người phải tắm rửa sạch sẽ. Trong khuôn viên thánh đường có nơi cho mọi người rửa tay, chân trước khi vào cầu nguyện. Buổi lễ diễn ra rất im lặng, mọi người ngồi cầu nguyện âm thầm, sau đó đứng lên rồi cúi người lạy, lặp lại 3 lần như thế, ai cầu nguyện xong trước thì ra về trước. Phía sau thánh đường là nghĩa trang, tôi nhìn vào phía trong chỉ có những trụ đá, mỗi ngôi mộ được đánh dấu bằng 2 trụ đá, hay 2 viên gạch, không có bia mộ hoặc nấm mộ. Trong khuôn viên, có 1 sảnh lớn có mái che, chú Almach giải thích, là nơi mọi người cùng nhau ăn mừng chào đón tháng Ramadan31

và Roya32.

31Lễ Ramadan của người theo đạo Hồi thường được gọi là “tháng ăn chay” hay “tháng nhịn ăn”. Vào dịp này, người theo đạo Hồi nhịn ăn uống vào thời điểm mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Riêng người bị ốm đau, trẻ dưới 5 tuổi hoặc khi đi du lịch đến các nước mà đạo Hồi không là Quốc giáo thì được miễn nhịn ăn vào ban ngày. Ramadan cũng là tên gọi cho tháng thứ 9 của lịch Hồi Giáo (lịch Hijra). Với người theo đạo Hồi, nhịn ăn uống là để có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo chưa đủ ăn, đủ mặc; đồng thời, rèn luyện cho con người sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất... Cộng đồng người Chăm ở An

Hai điểm khác biệt ở làng Phũm Soài so với các làng khác là khu dân cư mới và nhà khách cho những du khách trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển du lịch và quảng bá văn hóa Chăm Hồi giáo đến với mọi người. Trong khu quy hoạch mới, có nhà theo kiểu nhà sàn cách tân, có nhà theo kiểu nhà lầu.

Ở làng Chăm ngày nay có khách sạn, đây là nét mới trong cuộc sống của người Chăm. Có thể thấy người Chăm tiếp xúc rất thường xuyên với khách nước ngoài, chủ yếu là những du khách đến từ các quốc gia Hồi giáo. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa hoặc tôn giáo của người Chăm, có được nơi dừng chân để quan sát và sống trong cuộc sống hàng ngày của người Chăm. Con chú Joseph, người trực tiếp quản lý khách sạn cho biết, khách sạn chỉ mới kinh doanh 7 tháng, khách đến thường là những du khách nước ngoài hoặc Việt kiều về nước, những du khách hầu hết đều theo Hồi giáo thực hiện các chuyến hành hương đến các nước Hồi giáo xung quanh như người Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…, còn Việt kiều là người Chăm trở về nước vào những ngày lễ, Tết Roya hoặc trong tháng Ramadan hoặc trong dịp Tết nguyên đán của người Kinh vì thời gian này người Chăm được nghỉ theo lịch của người Kinh nên họ về quê tổ chức các buổi lễ cho tập thể hoặc tổ chức đám cưới để được nhiều người tham dự.

Ở đây, người Chăm được nguồn tài trợ của các nước Hồi giáo để xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu sắt, trùng tu thánh đường… Như thế, mối quan hệ của cộng đồng người Chăm với thế giới đang diễn ra, người Chăm đang mở rộng mối quan hệ với thế giới mà các nước Hồi giáo là quan trọng nhất thì chắc hẳn họ cũng mở rộng quan hệ với cộng đồng dân tộc Việt sống rất gần với họ.

Cuộc sống của người Chăm theo như các sách ghi là khác biệt người Việt, điều thú vị nhất là sống ở đây để hiểu sự khác biệt, để biết người Chăm dễ hay khó

Giang hầu hết theo đạo Hồi đều thực hiện quy định trên. Đến nhà của người Chăm vào dịp này, khách cũng cần hiểu vì sao gia chủ không mời khách uống nước hay ăn bánh vào ban ngày(theo Triết, 2011)

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)