Tên gọi của các làng Chăm

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 57)

Theo những ghi chép trước đây, người Chăm có tổ chức cộng đồng rất chặt chẽ, đó là làng (palay), “người Chăm ở An Giang có 8 palay, tính từ Bắc xuống Nam theo dòng sông Hậu là Parek Sabau (ấp 3 xã Khánh Bình)” [32: 129]

11 Mohamad Mansour Halim, quê gốc xã Châu Phong, hiện sống ở Vũng Tàu, nghiên cứu và có nhiều bài viết về người Chăm An Giang trên trang: www.putrachampa.com

Theo Lâm Tâm và các bài viết trên trang thông tin điện tử putrachampa, tên gọi các làng Chăm được tính theo trục mốc không gian: từ sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (thị xã Châu Đốc) rồi đổ xuống đến xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang), làng Chăm từ biên giới đến làng Chăm gần Châu Đốc. Tên gọi của các làng Chăm được nhắc đến đầy đủ trong bài thơ của tác giả Dorohiêm với bút hiệu Chế Liêm, viết vào mùa nước lụt năm 196713.

Ngày nay, các làng Chăm thường gắn liền với tên ấp của nơi đó, so với tên tiếng Chăm từ xưa thì có sự thay đổi như sau:

* Về phía sông Khánh Bình:

- Ấp Sa Bâu, thuộc xã Khánh Bình, huyện Châu Phú, tiếng Chăm gọi là "Prek Sabau" có nghĩa là "Rạch cỏ tranh" (nơi con rạch mọc nhiều cỏ tranh lợp nhà).

- Ấp Ka Kôi, thuộc xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tiếng Chăm gọi là "Koh Kôi", có nghĩa là "Cồn quan thuế" (trước đây, cồn có trạm thu thuế).

* Về phía sông Hậu Giang có các ấp:

- Ấp Đồng Ky, thuộc xã Quốc Thái, huyện An Phú, tiếng Chăm gọi là “Koh Kaghia” có nghĩa là "Cồn cây sao".

- Ấp La Ma hay Cù lao Ba, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tiếng Chăm gọi là "Koh Palau Ba" có nghĩa là " Ba cù lao"

- Ấp Phũm Soài, thuộc xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tiếng Chăm gọi là "Puk Paok" có nghĩa là "Chòm xoài". Nay Chòm xoài trên và Chòm xoài dưới, tiếng Chăm là "Puk Paok ngok” và “Puk Paok mala".

- Ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tiếng Khmer gọi là "Motjrut" nghĩa là "Mõm con heo" người Chăm cũng gọi theo là "Motjrut".

- Ấp Phước Thành, thuộc xã Đa Phước, huyện An Phú, tiếng Chăm gọi là "Koh Kaboak", có nghĩa là "Cồn tơ tằm".

- Ấp Khánh An, thuộc xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tiếng Chăm gọi là "Koh Tam Bong" có nghĩa là "Cồn cây gậy". Theo phóng sự của Đài Truyền hình

tỉnh An Giang giải thích, do địa hình của cù lao này giống như cây gậy chắn giữa nhánh sông nên gọi là “cồn cây gậy”.

- Ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, nơi đây do một số người Chăm ở xã Khánh Bình và Nhơn Hội, huyện An Phú đã di cư đến lập làng theo chính sách kinh tế mới từ năm 1979.

Những làng Chăm không hình thành trong cùng một khoảng thời gian. Người Chăm đến vùng đất An Giang cũng trải qua từng đợt di cư, theo từng nhóm nhỏ và lập nên làng Chăm đầu tiên, sau đó những nhóm khác đến và mở rộng những làng xóm người Chăm ngày càng đông hơn trên những cù lao nhỏ ven sông ở phía gần biên giới.

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)