Vùng đất Châu Giang

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 56)

Trên tỉnh An Giang, người Chăm không sinh sống rộng khắp cả tỉnh như người Việt mà họ chỉ sống tập trung trên các cù lao ven sông nằm phía bắc của tỉnh, những cù lao được tạo nên từ sông Tiền Và sông Hậu. Đến ngày nay, khi nhắc đến người Chăm An Giang rất nhiều người quen gọi người Chăm Châu Giang, vùng đất Châu Giang ở đâu và sao có tên gọi như thế?

Vùng đất Châu Giang trực thuộc thị xã Tân Châu ngày nay. Về địa danh Tân Châu, ngay năm 1757, khi chúa Nguyễn đổi vùng đất Tầm Phong Long thành Châu Đốc tân cương thì địa danh Tân Châu cũng có từ đó, Tân Châu đạo được lập nên để làm đồn thủ nơi biên giới. Tân Châu đạo ở đây chỉ là một đồn binh biến tái, rất hẻo lánh, hoang tịch. Đến thời vua Gia Long cho mộ dân đến khai khẩn hoang và đặt chức quản đạo.

Tân Châu đạo án ngữ sông Tiền và sông Hậu (từ Tân Châu đến Cù lao Giêng – Chợ Mới), Địa giới quận Tân Châu đạo, ở về phía đông Châu Đốc, cách tỉnh lỵ 17km (qua đò Châu Giang). Quận này dọc theo hữu ngạn sông Tiền, phía bắc giáp Cao Miên, phía nam giáp quận Chợ Mới (Long Xuyên), phía đông giáp quận Hồng Ngự (Kiến Phong), phía tây giáp quận Châu Phú và quận An Phú (Châu Đốc).

Với địa giới giáp biên giới, Tân Châu đạo được quan tâm xây dựng đồn lũy để ngăn chặn nạn đánh chiếm của Cao Miên lúc bấy giờ, dân binh xây dựng đồn lũy được huy động và khuyến khích tất cả những cư dân mới đến vùng đất này, trong đó có cả người Chăm. Từ đó, ở Tân Châu đạo, những làng Chăm ban đầu ở Châu Giang phát triển sang những nơi lân cận.

thuộc xã Châu Phong trong thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Nhưng tên gọi Châu Giang không chỉ giới hạn như thế mà được biết đến là vùng đất của người Chăm đến sinh sống đầu tiên và sinh sống đến ngày nay.

Nơi đây được tác giả Dohamide miêu tả: “Đứng trên thành phố Châu Đốc, nhìn bên bờ người ta nhận thấy sau lũy tre xanh, một xóm nhà kiến trúc hơi lạ mắt, những căn nhà sàn ngói đỏ cất san sát vào nhau, căn nào cũng có những chiếc thang cây, nằm gần kề bên đường. Đó là xã Châu Giang gồm toàn người Chàm” [20:15]

Còn ý kiến của Lâm Tâm, đưa ra vài giả thuyết khi giải thích về Châu Giang. Trước tiên, Châu Giang xưa có tên gọi là Koh Kôi, nghĩa là người ở Koh Kôi di cư xuống, nhưng tên gọi này không được nhiều người biết. Còn có ý kiến khác, dựa vào việc nắm nhân khẩu của nhà Nguyễn ở đây, để quản lý dễ dàng nắm lý lịch và thu thuế của người Chăm, các vị quan ghép cho người Chăm họ “Châu” hay “Chau”. Vậy, Châu Giang có nghĩa là người họ Châu ở dọc theo sông. [97: 42]

Theo giải thích của Mohamad Mansour Halim11: “do người Chăm có đặc điểm là không có họ (tên Islam chỉ là những tên thánh bằng tiếng Ả Rập (Arab), người Chăm không đặt tên theo tiếng Chăm). Trong thời nhà Nguyễn, để dễ nắm bắt nhân khẩu và thuận tiện trong việc đóng thuế, chúa Nguyễn đã ghép người Chăm theo họ "Châu" (tương tự ghép người Chăm ở Tây Ninh theo họ "Chàm"). Châu Giang có nghĩa là làng của người mang họ Châu nằm dọc theo bờ sông. Ngày nay họ Châu chỉ còn tồn tại ở những cái tên của các cụ già lớn tuổi. Hiện nay người Chăm có ý thức về " cái Họ" hơn và dần dần hình thành "họ" trong tên tiếng Chăm. Ví dụ, họ của em là "Halim"”12

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)