Những làng chăm đầu tiên (thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX)

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 59)

Làng Chăm đầu tiên – làng Chăm Châu Giang

Để xác định được thời gian thành lập làng Chăm có thể dựa vào thời gian xây dựng thánh đường để ước lượng thời điểm người Chăm đến đây lập làng.

Làng Chăm được lập đầu tiên ở ấp Châu Giang, dựa vào câu chuyện kể được nhiều Chăm biết đến và kể lại cho nhau nghe. Câu chuyện cho rằng, xưa kia vùng Châu Đốc (cụ thể là vùng Motjrut - Châu Giang) là nơi định cư của người Java (gồm người Indonesia và người Malaysia) do họ xuôi thuyền làm ăn từ các hải đảo và di cư theo sông Cửu Long vào sâu trong An Giang và định cư. Ở đó, họ xây dựng thánh đường đầu tiên ở An Giang, thánh đường Mubarak vào thế kỷ XVII, lúc này chưa có người Chăm. Vào thế kỷ XVIII, do một số bộ phận người Chăm có bất đồng với vua Chân Lạp nên kéo qua vùng An Giang và Tây Ninh định cư. Nơi dừng chân đầu tiên là Châu Giang, vì người Java và người Chăm vốn có cùng văn hóa, ngôn ngữ tương đồng và đặc biệt cùng tôn giáo nên người Chăm thích ở gần từ làng Châu giang này. Từ đó, người ta di cư thêm và làng Chăm lan rộng ra. Người Java qua hỗn giao kết hôn với Chăm nên nét văn hóa Chăm lấn át hẳn. Nhưng, ở vùng quanh thánh đường Mubarak là làng gốc của người Java, tại đây họ còn giữ khá nhiều nét Java và đặc biệt không biết nói tiếng Chăm. Người Java này trước khi có nhiều người Chăm đến đây sống cùng, họ cũng có giao thoa và kết hôn với người

Khmer bản địa nên nói tiếng Khmer rất giỏi. Trong xã hội Chăm tồn tại thuật ngữ Java - Kur: tức chỉ nhóm người này, họ có thể nói tiếng Malaysia, tiếng Chăm và cả tiếng Khmer (nhưng phần lớn chỉ biết nói tiếng Khmer), đặc điểm văn hóa thì giống Chăm.

Cùng quan điểm cho rằng Châu Giang là nơi người Chăm lập làng đầu tiên, bài viết Dấu vết Champa ở Hoàng thành Thăng Long giải thích rõ hơn, những điều đã được kể trong câu chuyện trên. Người Chăm chọn Châu Giang làm nơi dừng chân đầu tiên, sống cạnh người Java, vì những nhóm Chăm này theo Hồi giáo và người Java cũng theo tôn giáo giống họ. Bên cạnh, nét văn hóa Java và Chăm vốn có cùng nguồn gốc Nam Đảo (Melayo – polinesian) nên có nhiều nét tương đồng nhau. Vì thế, họ mau chóng sống cộng cư, cùng với hôn nhân, lâu dần ảnh hưởng những nét văn hóa lẫn nhau mà trong đó, nét văn hóa Chăm là chủ đạo vì người Chăm chiếm số đông hơn.14

Trong sách của Lâm Tâm có ghi như sau: “Theo cụ ông Du Số, 82 tuổi, Phó cả thánh đường Mubarak ở Châu Giang cũng cho biết, số người về sớm nhất ở Châu Giang có bốn gia đình, trong đó có ông tổ của cụ tên: Ad Doromal (đời 1), Ad Doloh (đời 2), Sam Su (đời 3), Du Số (đời 5, tức đời ông ta), Mariam (đời 6), Halimah (đời 7). Cụ tổ ông cùng với cụ Haji Admed đến Châu Giang một lượt với nhau. Và theo Hồi giáo, khi nào có từ ba hộ gia đình trở lên là có thể cất thánh đường nhỏ để làm lễ. Thánh đường gốc Mubarak được xây dựng năm 1170 Hồi lịch nhằm năm 1750 Dương lịch” [97:16].

Làng Chăm Katambon (Koh Ta Boong)

Theo những ghi chép của Dohamide, làng này là nơi sinh ra và lớn lên của ông. Tên làng Katambon (hay Koh Ta Boong) được phiên âm tiếng Việt thành Cỏ Đầm Bôn; theo tiếng Chăm: Koh có nghĩa là cồn (cù lao), còn Ta-boong nghĩa là cây gậy, được giải thích nơi đây được hình thành từ một cồn cát nhô lên dọc theo

14 Theo Dấu vết Chămpa ở Hoàng thành Thăng Long,

một bên bờ sông Hậu, được vun bồi thành cù lao ngăn cách với đất liền bằng một con rạch, hình dáng cù lao này giống như một cây gậy nên gọi là “cồn cây gậy”.15

Theo tư liệu do ông Cả Musa Haji của làng sưu tầm, làng được lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Vào năm 1840, năm Minh Mạng thứ 21, một nhóm người Chăm đặt chân lên cù lao và họ đặt tên cù lao là Katambong. Lúc đầu, khi mới đến đa số họ sống dưới ghe đậu ở xung quanh cù lao. Đầu tiên, gia đình ông Haji Yah Ya và gia đình ông Haji Abu Cosim từ ghe lên bờ dựng nhà ở. Sau đó, những người khác cũng lên bờ dựng nhà, sống định canh định cư. Đa số họ sống bằng nghề chày lưới, về sau bắt đầu làm ruộng rẫy. Đời sống càng ngày càng sung túc, ấm no. Đến năm 1886, ông Hakim Ismael kêu gọi bà con đóng góp tiền và công sức để xây dựng thánh đường đầu tiên (cách thánh đường bây giờ khoảng 60m, về phía Tây Bắc). Thánh đường này xây dựng bằng gỗ, lợp lá đơn sơ, thanh tịnh nhưng thoáng mát, là nơi sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng16

.

Dưới thời Pháp, làng Katambon là một đơn vị hành chánh cấp xã. Xã hội người Chăm ở Koh Taboong còn rất khép kín; không có nghĩa khép kín về mặt địa lý, bởi làng Koh Taboong không có hàng rào bao quanh, cách biệt với xã hội bên ngoài như một số thôn làng Chăm còn tồn tại ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Hiện tượng khép kín ở đây thực chất là do nhu cầu bảo tồn truyền thống người Chăm, phát xuất từ nề nếp sinh hoạt Islam, tập tục, tín ngưỡng, nói chung. Nền văn hoá của riêng người Chăm Islam, không hoàn toàn tương đồng với nền văn hoá của xã hội bao quanh, ý nói nền văn hóa của người Việt sống gần đó.

Như vậy, ngôi làng Chăm được lập sớm nhất dọc sông Hậu: làng Chăm Châu Giang vào khoảng thế XVIII, từ đó, người Chăm từ Campuchia bằng ghe thuyền xuôi theo dòng sông Hậu đến lập làng Katambon vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Những ngôi làng này là làng của người Chăm Hồi giáo (Islam), mang đậm nền văn hóa Hồi giáo hòa lẫn những nét văn hóa Champa truyền thống, thể hiện trong thánh đường Hồi giáo và nếp sinh hoạt hàng ngày.

15 Dohanmide, Người Chàm nơi đồng bằng sông Cửu Long, http://putrachampa.blogspot.com/2011/02/nguoi- cham-noi-ong-bang-song-cuu-long.html

2.3.4. Cuộc sống của người Chăm Muslim (Hồi giáo) từ khi lập làng đến trước thời kỳ đổi mới tại An Giang

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 59)