Quá trình định cư của người Chăm tại AnGiang từ thế kỷ XVIII đến trước thờ

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 50)

trước thời kỳ đổi mới

Người Chăm An Giang hiện nay không nhớ rõ về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ xa xôi, không nhớ chính xác thời điểm những nhóm lưu dân đầu tiên đặt chân đến nơi này khi nào. Họ cũng không rõ nguyên nhân mà ông bà của đã rời bỏ vùng quê cũ để đi đến nơi này. Họ chỉ biết chắc chắn là ông bà họ đã chạy sang Campuchia sinh sống một thời gian sau đó, do tình thế đất nước Campuchia thay đổi, họ lại bỏ nơi đó chạy về Tây Nam Bộ và nơi gần nhất là An Giang.

Những câu hỏi như: người Chăm đến vùng đất An Giang từ khi nào, họ đến đây như thế nào được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến giải thích theo những thời điểm khác nhau với nhiều nguyên nhân.

Theo bài viết Người Chàm Việt Nam ngày nay của Dohamide6, người Chăm An Giang (Dohamide gọi là Chàm Châu Đốc) có nguồn gốc Champa, đối với người Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận, họ sống trên mảnh đất lịch sử, trong khung cảnh cũ, người ta có thể dựa vào một số di tích cụ thể, để ghi lại một số sự kiện lịch sử. Còn người Chăm An Giang, khi đến vùng đất mới, nơi đây không có một đền thờ, không có một thần tượng, không có những di tích lịch sử nào để tìm hiểu. Họ biết về quá khứ của mình từ việc nghe kể lại từ những người lớn tuổi. Người lớn tuổi cũng được nghe kể từ ông bà về những cuộc chạy loạn, nhưng chạy loạn thế nào thì không người nào còn nhớ rõ. Điều họ chắc chắn là họ là nhóm người đông đảo thuộc Chiêm Thành ngày trước vượt dãy cao nguyên ở miền Trung Cambodge (Campuchia ngày nay), có phối hợp với người Mã Lai do cùng chung tôn giáo, ảnh hưởng đến một vị vua Campuchia làm cho vị vua theo Hồi giáo. Đến khi vị vua này bị sát hại thì họ bị đánh đuổi. Có thể, chính là nhóm người chạy loạn từ Campuchia về đến vùng đất này để tìm nơi cư trú. [20:16-17]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận, dựa theo ý kiến của M.Ner về người Hồi giáo ở bán đảo Đông Dương, cho rằng người Chăm ở Campuchia và ở phía Tây Nam Bộ đều biết tổ tiên từ vùng Phan Rang, Phan Rí. Những nhóm người đầu tiên đã ra đi bằng đường thủy hay đường bộ vào đến Sài Gòn rồi theo sông Cửu Long lên vùng Kompong – Cham của Campuchia. [69:31-32].

Trong bài viết “Người Chăm đồng bằng sông Cửu Long” của Phan Văn Dốp – Nguyễn Việt Cường có giải thích, do những biến cố lịch sử, một bộ phận người Chăm miền Nam Trung Bộ đã đến sinh sống tại các tỉnh Nam Bộ. Họ đến đây sinh sống vào giữa thế kỷ XIX, lập các làng (palay). Họ sống tập trung đông nhất tại tỉnh An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, họ dần trở thành nhóm

6là người Chăm sinh ra và lớn lên tại làng Katambon (huyện Châu Phú, An Giang), hiện đang sống ở Mỹ, đã viết nhiều bài viết đăng trên tờ Bách Khoa trong những năm 1960, những bài viết này là câu chuyện của người Chăm kể về cuộc sống cộng đồng Chăm trong những năm 60 của thế kỷ XX.

cư dân địa phương với những đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo … hòa cùng với những yếu tố văn hóa truyền thống chung của cộng đồng dân tộc Chăm [32:283].

Theo Lâm Tâm, trước đó, một số người Chăm Hồi giáo miền Nam Trung Bộ đã di cư lên Campuchia. Đến khi nước Campuchia có biến loạn, năm 1699, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh của Chúa Nguyễn Phúc Chu đem quân sang Campuchia giúp giải quyết nội loạn. Một số người Chăm xin theo về cư trú ở Tây Ninh, An Giang sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh dẹp yên nội loạn rút quân về Nam Bộ [97: 40].

Và theo Ts Lý Tùng Hiếu cho rằng:“Người Chăm Nam Bộ nguyên là di dân người Chăm ở Chân Lạp, gọi là người Côn Man. Năm 1756, sau khi người Côn Man bị quân Chân Lạp đuổi đánh, Nguyễn Cư Trinh đã tâu xin chúa Nguyễn và đưa họ về định cư ở Châu Đốc, Tây Ninh. Về sau, người Chăm ở Châu Đốc (An Giang) tiếp tục di dân đến Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương”7

Các ý kiến trên có thể hợp lí, bên cạnh đó, có ý kiến dựa trên di tích còn tồn tại ở ấp Phũm Soài (huyện Châu Phong, thị xã Tân Châu), người Chăm đến đây trước năm 1700, theo lời chú Almach8

, “nghĩa trang người Chăm được xây dựng vào năm 1700, tức trước đó đã có người sinh sống thì đến năm đó xây dựng nghĩa trang”9. Nghĩa trang cộng đồng dân tộc Chăm chính là di tích xác thực cho việc định cư từ rất lâu của người Chăm trên vùng đất này trước thế kỷ XVIII. Như thế, trước khi chính quyền được thiết lập, cùng với những nhóm cư dân Việt và những nhóm cư dân Chăm đã có mặt tại đây.

Với chính sách “phên dậu” che chở cho những đồn ải biên phòng ở những nơi giặc giã thường nổi dậy quấy phá, vua quan triều Nguyễn đã tạo điều kiện cho

7 Xem thêm:

http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1238&Itemid=74

8 Chú Almach Haji - Ủy viên Ban đại diện cộng đồng Chăm Hồi giáo An Giang, sống trong làng Chăm Phũm Soài, xã Châu Giang, thị xã Tân Châu.

người Chăm sinh sống nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ cho vùng Châu Đốc biên cương.

Xét theo những ý kiến trên, những cuộc di cư của người Chăm đến nơi đây bắt từ thế kỷ XVII kéo dài đến giữa thế kỷ XIX. Đến đầu thế kỷ XIX, lượng lưu dân Chăm tìm đến vùng đất hoang vắng ven sông Hậu và sông Tiền thuộc Châu Đốc tân cương sinh sống ngày càng đông.

Vào năm 1807, vua Chân Lạp (Campuchia) là Nặc Chân đã xin thụ phong với nhà Nguyễn. Bấy giờ, vua Gia Long liền cho Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt đem binh sang bảo hộ Chân Lạp, đắp thành Nam Vang cho Phiên Vương Chân Lạp. Nhà Nguyễn là thế lực cho Chân Lạp dựa vào để chống lại quân Xiêm trong suốt mấy chục năm. Các quan bảo hộ như Nguyễn Văn Thụy (Thoại Ngọc Hầu), Ngô Bá Nhơn hết lòng giúp đỡ: đặt đồn lũy phòng giữ những nơi hiểm yếu tuyển chọn binh lính có cả người Chàm và người Đồ Bà (sic), chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang ở trấn Tây Thành.

Năm 1834, vua Nặc Chân mất, công chúa thứ 2 là Ang-Mey được triều đình Huế phong làm Nữ vương. Trong vương triều Chân Lạp, hai người con trai của Nặc Chân tranh chấp quyền lực, do quan bảo hộ Trương Minh Giảng lập mưu chia rẽ hai người con trai của Nặc Chân còn sống ở Vọng Các để chấm dứt ảnh hưởng của Xiêm. Ang Em mắc mưu, bị bắt giải về Huế nhưng dân Chân Lạp bất bình nên rước Ang Dương về tôn làm vua. Ang Dương nhờ sự giúp đỡ tướng Xiêm là Bodin đánh bại quân Việt ở Lovek rồi đề nghị thương thuyết hòa bình. Các quan đại thần triều Thiệu Trị bàn nên tạm rút quân về nước. Đến năm 1840, khi Khâm sai đại thần nhà Nguyễn là Lê Văn Đức, Phó Khâm sai Doãn Uẩn cùng với Trương Minh Giảng từ Campuchia (trấn Tây Thành) rút về Châu Đốc, người Chăm ở Chân Lạp do bị đối xử phân biệt, bị truy sát trong cuộc chiến đã theo quân của triều Nguyễn về An Giang sinh sống. Họ xin theo làm binh lính, thân binh, cận vệ, nổi tiếng là quân thiện chiến của đoàn quân triều Nguyễn trấn thủ biên giới. Họ cùng với gia đình, thân nhân theo đoàn ông Lê Văn Đức về cư trú dọc sông Hậu và sông Khánh Bình (An Giang) từ đó đến nay. [97: 41]

Cùng sự kiện trên, Dohamide dẫn chứng cụ thể nơi định cư của những lưu dân Chăm này. Năm 1840, quân Việt Nam rút về Châu Đốc, các đội quân người Chàm cũng rút về theo và được định cư trên tả ngạn sông Hậu giang và cù lao Katambong. [20:17]

Theo Nguyễn Văn Luận cho rằng, những binh lính Chăm và Mã Lai cũng theo quan quân triều đình Nguyễn rút về, được định cư cùng gia đình ở tả ngạn sông Tiền và cù lao Katambong. Sau đó, nội chiến vẫn diễn ra ở Campuchia buộc người Chăm phải rút về Châu Đốc nhiều hơn vào những năm 1854 và 1858. [69: 33-34]

Và trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dung đưa ra nguyên nhân và dẫn chứng cho thấy những nguyên nhân đáng chú ý đưa đến việc người Chăm tiến hành những đợt di dân, ghi nhận như sau: “chiến tranh không phải lý do duy nhất dẫn đến người Chăm phải ly hương, mà còn vì tiếng gọi khẩn hoang của nhà Nguyễn (triều Nguyễn), mà một bộ phận người Chăm ở miền Trung đã đi vào Nam”

[34: 22]

Với ý kiến trên, những nguyên nhân được đưa ra bổ sung thêm cho nguyên nhân cơ bản do chiến tranh, chiến tranh của các thế lực phong kiến ở Việt Nam và Campuchia làm cho người Chăm không thể sinh sống được nên phải bỏ quê hương mà đi tìm nơi khác sinh sống để mong yên bình. Bên cạnh nguyên nhân chiến tranh, nguyên nhân có tác động quan trọng hơn là chính sách khẩn hoang của triều đình.

Theo Nguyễn Văn Luận nói rõ hơn: “Thêm nữa trong kế hoạch tận dân vi binh triều đình Huế cũng thâu dụng những người Chàm và Mã Lai để lập đồn điền và phòng giữ miền biên giới. Họ được tập trung bên rạch Bình Gi, sau phân phối vào 7 làng Châu Giang, Katambong, Phum Soài, La Ma, Ka Côi, Ka Cô Ki và Sa Bâu tổng số chừng 5000 người. Họ được chia thành 9 đội, dưới quyền chỉ huy của một viên Hiệp quản ngụ tại Châu Giang. Dấu hiệu đặc biệt của đoàn dân binh Hồi giáo này là có đội khôn đỏ. Họ giúp ích cho người Việt nhiều trong việc trấn giữ biên thùy, dẹp những đám giặc Miên thường nổi lên ở vùng Sóc Trăng, Trà Vinh.” [69: 35]

người Chăm, dường như rất ít người Chăm lưu tâm đến điều này. Theo lời giải thích của nhiều người ở những làng Chăm, cuộc sống của họ gắn liền với Hồi giáo, sự lưu tâm trong cuộc sống là làm theo những gì được giáo lý dạy nên những vấn đề lịch sử không được chú ý. Người Chăm không nhớ quá khứ hay không quan tâm lịch sử cũng có lí do, chú Musa Phương đưa ra lí do: “Đối với người Chăm thì đạo và đời như một, hiểu người Chăm thì hiểu tôn giáo là hiểu được. Đối với người Chăm, sinh ra có vốn sống sung sướng, vốn sống là 5 điều theo Islam để được lên thiên đường. Họ quan niệm đời là cõi tạm, hầu như không biết gì về quê hương tổ tiên. Có người con cho rằng tổ tiên Champa, có người cho là gốc Mã-lai, do đó không hoài niệm”10

. Một số ít người còn giữ được kỷ niệm của ông bà như vài ba cái áo có chữ bùa, vài cây gươm rỉ, một số tấm lá buôn viết bằng chữ Chăm về lịch sử, bài hát, chuyện cổ tích, gia huấn ca… trong cuộc di cư này. Hiện nay, một số ít cụ ông, cụ bà vẫn còn nhớ bài hát ru con (Toh Rù nự), Mứk Sơruh Pơlây (gia huấn dạy con gái về thảm cảnh chiến tranh trong xóm làng).

Có thể thấy sự di cư người Chăm Hồi giáo là do không chịu phục tùng chính quyền địa phương của nhà Nguyễn nên rời bỏ quê hương đi về phía Campuchia và Thái Lan, đa số họ sinh sống trên Campuchia. Ở trên đất nước Campuchia, do những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến trong vương triều Campuchia, đồng thời người Chăm lại bị chính quyền phong kiến Campuchia bấy giờ phân biệt, đối xử một cách tồi tệ. Do đó, người Chăm đi tìm nơi khác để định cư, họ xuôi sông Tiền, sông Hậu về Châu Đốc để tìm nơi định cư lâu. Quá trình di cư của người Chăm về An Giang chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách khuyến khích khẩn hoang, chiêu mộ binh lính và cư dân cho vùng đất biên giới xa xôi, nguy hiểm.

Vùng đất biên cương thường được biết đến như nơi hiểm ác, khó khăn trong việc sinh sống... Tuy nhiên, nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, họ thích nghi môi trường tự nhiên nhanh chóng. Người Chăm có nghề đánh bắt cá truyền thống, nghề trồng lúa cũng lâu đời nên khi họ chạy về nơi có sông nước, đồng bằng thì họ

nhanh chóng ổn định cuộc sống. Trải qua một chặng đường dài chạy loạn bởi chiến tranh, họ đã tìm được nơi ổn định thật sự, cuộc sống trên vùng đất mới khá êm đềm đang diễn ra. Người Chăm ở An Giang tạo thành một cộng đồng thống nhất, có quan hệ gắn bó mật thiết nhau, tiêu biểu cho người Chăm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và ở Nam Bộ nói chung.

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)