Quá trình định cư của người Việt tại AnGiang

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 33)

An Giang là vùng đất cuối cùng được chúa Nguyễn thiết lập chính quyền ở vùng đất mới phía Đàng Trong trong khoảng thế kỷ XVIII. Việc tiến hành khai hoang và tạo làn sóng cho cư dân Việt đi đến định cư muộn hơn các nơi khác ở Nam Bộ, nhưng không phải người Việt mãi đến khi có chính quyền mới đến định cư trên vùng đất này mà người Việt đã có mặt từ trước đó. Vậy người Việt đến An Giang từ khi nào?

Việc có mặt của cư dân người Việt ở An Giang thường được ghi chép trong các tài liệu nghiên cứu là chưa xác định được thời gian cụ thể. Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra một cách lí giải khác nhau.

Theo Th.s Ngô Văn Tòng cho rằng, người Việt đến vùng đất An Giang từ khi nào thì vẫn chưa được sử sách ghi chép rõ ràng. Có thể dựa theo truyền thuyết dân gian và những vết tích còn lại ngày nay cho thấy nhóm người Việt gốc miền Trung đã vào vùng đất này từ rất lâu nhưng dân cư vẫn còn thưa thớt do điều kiện sống khắc nghiệt. Để xác định nơi nào có người sinh sống thì dựa vào việc nơi đó có khói vương tỏa ra còn những nơi khác vẫn hoang vắng. [104: 205]

Trong bài viết Công cuộc khai phá vùng đất Tầm Phong Long, Ts.Trần Thị Mai viết như sau: “Không có một tài liệu nào cho biết về dân cư của vùng đất Tầm Phong Long, sau là An Giang khi ấy. Tuy nhiên, theo những ghi chép tản mạn, có thể phục dựng chủ nhân của vùng đất này từ xa xưa là những nhóm cư dân Môn Khmer cổ và Nam Đảo – chủ nhân của đế chế Phù Nam hùng thịnh một thời. Dưới thời cai quản của Quốc vương Chân Lạp, một bộ phận người Khmer và người Chăm tiếp tục tụ cư, khai thác những nguồn lợi của sông, rừng và canh tác trên những cù lao màu mỡ.

dân người Việt và người Hoa đã được chiêu mộ để khai thác vùng đất mới, làm tăng thêm tính đa dạng cộng đồng sắc tộc trên vùng đất này” 2.

Theo ý kiến này thì người Việt và người Hoa có mặt trên vùng đất này sau người Khmer và người Chăm.

Thời điểm người Việt đến vùng đất này thường được nhắc đến qua câu chuyện được tương truyền từ nhiều nhiều thế hệ, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đi dọc từ Gia Định đi về hướng phía Tây, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng), khi thuyền quân xuôi dòng Cửu Long (1700), Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có người Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù không cùng chủng tộc. Ông cũng cho phép một số binh phu được ở lại theo ven sông vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới cày cấy làm ăn. Tuy nhiên, câu chuyện tương truyền này xuất phát từ đâu cũng chưa thể xác định được.

Có ý kiến khác cho rằng cư dân Việt có mặt ở An Giang cũng có thể trong thời điểm người Việt tiến hành khai phá vùng đất Nam Bộ nên có thể xem xét trong khoảng thời gian người Việt đến Nam Bộ để buôn bán và sinh sống.

Trong bài viết, Ts. Lý Tùng Hiếu3 đưa ra mốc thời gian vào khoảng cuối thế kỷ XVI, những người Việt đầu tiên đi bằng đường thủy tới khai phá vùng đất này. Đến thế kỷ XVII, dựa vào mối quan hệ hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn con của Chúa Nguyễn với vua Chân Lập là Chey Chetta II từ năm 1620, quan hệ giữa Đàng Trong và Chân Lập diễn ra êm đẹp nên dân cư hai nước sinh sống hòa hợp cùng nhau. Trong khu vực Sài Gòn, Đồng Nai, người Việt được phép đến định cư. Tuy ở đây dân cư chưa đông đúc, khu vực hoang vắng vẫn nhiều nhưng là nơi thuận lợi giao thông buôn bán giữa Đàng Trong, Chân Lạp và Xiêm (Thái Lan). Đến năm

2

Ts. Trần Thị Mai, Công cuộc khai phá vùng đất Tầm Phong Long, bài viết đăng trên trang:

http://www.phatgiaobaclieu.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1378&It emid=51 (trích xuất tháng 06/2011)

3 Ts. Lý Tùng Hiếu, Vùng văn hóa Nam Bộ: Định vị và đặc trưng văn hóa, trên trang:

http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1238&Itemid=74 (trích xuất tháng 06/2011)

1623, Chúa Nguyễn được vua Chey Chetta II cho lập đồn thu thuế tại Sài Gòn (Prei Nokor) và Bến Nghé (Kas Krobei). Sự kiện này chứng thực sự có mặt của cư dân Việt ở phía Nam.

Như vậy, mốc thời gian cho thấy người Việt đã đặt chân đến Nam Bộ trong đó có An Giang ước tính những thập niên đầu của thế kỷ XVII, cho đến thế kỷ XVIII thì khẳng định chắc chắn đã có những nhóm người Việt sinh sống và lập làng ở tại đây.

Những nguyên nhân nào thúc đẩy người Việt di dân đến đây? Người Việt do đâu mà bỏ làng quê của mình để đi đến vùng đất xôi xa lập nghiệp, khi người ta rời bỏ quê hương là lúc người ta không thể nào sinh sống ở đó được nữa, cuộc sống đến nỗi cùng cùng cực thì những dòng người mới dắt díu nhau ra đi để mong tìm cuộc sống mới ở nơi nào đó mà họ đặt hi vọng.

Dựa theo những sự kiện lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong đang diễn ra. Cuộc giao tranh này kéo dài suốt 175 năm, để phục vụ cho chiến tranh, các tập đoàn phong kiến đã thi nhau vơ vét nhân, vật, tài lực của dân chúng, gây nên cảnh đói khổ lầm than phổ biến khắp nơi. Những lí giải rất hợp lí xuất phát từ cuộc sống trải qua những khốn khổ của chiến tranh kéo dài, cuộc chiến tranh của những thế lực phong kiến bấy giờ để tranh giành từng chút về quyền lực về ranh giới mà gây ra cảnh người dân phải đánh nhau, mọi thứ đều tập trung vào cuộc chiến tranh như tiền của dân chúng nộp cho nhà nước, để đủ sức cho chiến tranh thì tiền ngày càng nhiều hơn, dân chúng đóng thuế ngày càng nhiều hơn. Trong tình cảnh tiền thuế phải nộp ngày càng nhiều hơn mà sức lao động ngày càng mất đi, người lao động trở thành binh lính đi chiến đấu thì sản xuất sẽ không còn ai, như thế thì làm sao có tiền đóng thuế, không có tiền đóng thuế thì tình cảnh tù tội sẽ xảy ra, người dân làm thế nào đây, họ không biết làm cách nào nên chỉ còn cách họ phải bỏ đi để tránh chiến tranh, để tránh các thứ thuế đang dồn đến. Cùng với những chính sách bắt lính ráo riết và tràn lan, chế độ thuế khóa cũng được ngày càng tăng để đáp ứng cho chiến tranh.

Trước tình cảnh bị khổ sở, điêu đứng, nhiều người đã phải rời bỏ làng mạc, ruộng vườn, xiêu tán đi nơi khác. Chính những nông dân nghèo khổ, phải thất sở, xiêu tán tạo nên làn sóng lưu dân đi vào đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay), trong đó có cả An Giang xưa, nơi mà họ nghe nói có đất đai rộng lớn phì nhiêu chưa được khai thác, nơi mà chiến tranh không diễn ra để lập cuộc sống mới. Trước mắt, cuộc sống khó khăn, họ tự đi tìm một nơi nào khác, những cuộc di dân của việc lánh nạn chiến tranh cho thấy những đoàn người dìu dắt nhau đi, trong đó có những người khỏe mạnh đi trước khi đã tìm được nơi sinh sống tốt thì về lại quê nhà đón gia đình vào sau, hoặc cả gia đình cùng nhau đi, mấy gia đình trong cùng thôn xóm kết thành nhóm cùng đi với nhau để giúp đỡ nhau, để có thêm niềm tin vào cuộc sống khác ở nơi nào đó.

Cách lí giải khác là do chính sách khuyến khích di dân khẩn hoang của nhà Nguyễn để trấn giữ biên giới. Sau thời kỳ chiến tranh tranh giành thế lực, quyền lực dược xác lập thì các vị vua thấy cần thiết phải chú ý đến các vùng đất mới, quan trọng nhất là vùng đất biên giới, để tránh mất đất hoặc tránh cuộc chiến tranh khác diễn ra. Họ đi theo chính sách khuyến khích của chúa Nguyễn lúc bấy giờ, vùng đất mới là nơi hoang vu, giáp biên giới với Cao Miên, vùng đất rộng như thế cần nhiều người đến khai hoang, phát triển và quan trọng nhất là lập các phòng trấn để giữ vùng biên giới. Như thế, những dòng người được khuyến khích đi vào nơi này ngày càng nhiều hơn, họ được tạo mọi điều kiện để có thể lập được các làng, để có đất cày cấy. Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt từ miệt ngoài vào vùng đất Nam Bộ nói chung diễn ra liên tục cùng với mức độ ngày càng khốc liệt của cuộc chiến tranh phong kiến. Tuy nhiên, tiến trình nhập cư lúc ấy có lúc diễn ra lẻ tẻ, có lúc diễn ra ồ ạt, nhất là những khi triều Nguyễn ra lệnh chiêu mộ lưu dân vào Nam khai khẩn.

Các vua Nguyễn xem trọng vùng đất biên giới mới này, “địa thế Châu Đốc, Hà Tiên không kém Bắc Thành” vua Gia Long đã quan niệm rõ rệt như thế. [75: 76]. Do địa thế quan trọng, việc cần thiết đối với các vị quan của vùng này là tập trung dân binh xây dựng đồn lũy kiên cố phòng thủ nạn binh biến của Cao Miên

hoặc Xiêm.

Vì thế vào năm 1815, vua Gia Long cử trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường điều động 3000 dân binh trong trấn tiến hành xây đồn, xung quanh đồn có hào thông ra sông cái tạo hệ thống phòng thủ. Vua Gia Long giải thích cho vua Cao Miên về việc huy động người dân xây đồn nhằm giữ yên trấn Hà Tiên, làm nơi tiếp ứng cho thành Nam Vang, ý nói đến nếu có biến cố gì xảy ra từ phía quân Xiêm muốn can thiệp vào Cao Miên. [75: 77]

Với số lượng dân binh huy động là 3000 người chứng tỏ số lượng dân di cư đến đây khá đông, trong đó không hẳn chỉ có người Việt mà có thể có cả người Khmer và người Chăm.

Ở vùng biên giới, sau khi xây dựng đồn lũy thì triều đình tiến hành khuyến khích dân đến sinh sống nhưng lúc ban đầu gặp khó khăn.

Vùng Châu Đốc Tân cương được biết là xứ có đồi núi, chăn nuôi có thể dễ dàng hơn việc trồng lúa và làm thủ công nghiệp. Vùng núi Thất Sơn thì đất quá xấu, từ xưa, người Khmer giỏi nghề làm đồ gốm nhưng khi sống ở đây, họ không làm ra những sản phẩm thủ công cao cấp mà chỉ làm nồi, cà ràn (bếp), gạch ngói dùng hàng ngày. Đối với cư dân Khmer đã định cư trước đây như thế thì việc khuyến khích cư dân Việt đến đây khai hoang gặp phải khó khăn là điều hiển nhiên. Và, vùng phía Nam gần Cần Thơ và Vĩnh Long ngày nay có điều kiện tự nhiên tốt hơn, phần đất tốt chưa được khai khẩn hết, cư dân tất nhiên chọn nơi thuận lợi, họ xem việc đi làm ăn hoặc khai hoang tận biên giới Châu Đốc là chuyện phiêu lưu, chỉ đến khi những nơi khác đã có cư dân lập làng đông đúc thì những cư dân mới đến sẽ di chuyển dần lên biên giới hoặc được hưởng nhiều chính sách của triều đình hơn thì có thể thực hiện được.

Một trong những chính sách cho thấy triều đình ưu ái vùng biên giới này là không tăng cường bắt lính, chú trọng việc đảm bảo sức sản xuất của cư dân địa phương.

Năm 1838, năm Minh Mạng thứ 19, vị quan đứng đầu của Tỉnh dâng sổ bộ, ghi rõ số dân đinh, vì dân đinh có phần tăng, nên theo đúng luật vị quan phải dâng

tấu xin tăng thêm ngạch lính. Vua cho rằng, vùng này cần được triều đình quan tâm, việc tăng cường và bảo đảm sản xuất quan trọng hơn việc bắt lính. Mặc dù, hộ khẩu trong vùng mỗi năm một tăng nhưng nay đất nước được thái bình nên triều đình cùng với dân nghỉ ngơi, việc cày cấy, đào giếng mà an nghiệp, để dân chúng càng thêm đông đảo, thịnh vượng là quan trọng, quan Tỉnh không cần xin thêm ngạch lính cũng không phải lo làm sai lệnh của triều đình. [75: 89]

Sau khi xây dựng các đồn lũy cùng với chính sách khuyến khích của triều đình, dòng người Việt di dân lần lượt đi vào vùng đất mới để lập nên những xóm làng mới để định cư lâu dài. Khi tìm hiểu về vùng đất Nam bộ thì những nghiên cứu khác cũng dựa trên hai tài liệu Lịch sử khẩn hoang của Sơn NamLịch sử khai phá vùng đất Nam bộ do Huỳnh Lứa (chủ biên) để phác thảo các làng người Việt được lập ra như thế nào, cuộc sống của người Việt lúc khai hoang ra sao. Do đó, việc phác thảo những xóm làng người Việt đầu tiên ở An Giang và cuộc sống ban đầu của di dân người Việt cũng được trích từ những tư liệu này.

Những xóm làng người Việt đầu tiên trên vùng đất An Giang thời Chúa Nguyễn đến cuối thế kỷ XVIII.

Cư dân Việt đi đến đây “bằng đường biển là chủ yếu, với phương tiện chính là thuyền buồm, ghe bầu, những lưu dân người Việt kẻ trước người sau lần lượt tiến vào vùng đất mới” [67:44].

Theo ý kiến này, người Việt sử dụng đường biển để tiến hành các đợt di dân, đường biển khá thuận lợi với việc người dân quen với thuyền, ghe khi đánh bắt cá, dùng những chiếc thuyền, ghe đó để đi tìm vùng đất mới khá dễ dàng. Khi đến vùng đất mới, những người đi đến trước tìm được các nơi đất cao thuận lợi lập làng, những người đến sau có thể lập làng ngay bên cạnh hoặc đi xa hơn một chút vẫn là vùng đất trống thuận lợi để lập làng, không hề khó khăn gì khi tìm nơi để sinh sống ở vùng đất này. Lúc bấy giờ, cư dân Việt sinh sống tập trung ở phía nam (giáp biển) gần Gia Định, có thể hình dung là người Việt từ Gia Định, Long Hồ đi men theo những nhánh sông để đi về vùng giáp biên giới.

người, gia súc và cây trồng và để tiện việc đi lại ở một nơi mà đường sá chưa mở, những xóm làng mới của người Việt lần lượt được lập dọc theo các con sông lớn, ven kênh rạch, những nơi cao ráo tránh được ngập lụt vào mưa, phần lớn là trên đất giồng (cù lao). Trước hết là các nhánh sông gần cửa biển là nơi người dân đi đến đầu tiên rồi từng lớp người đến sau thì đi dần lên phía trên để lập làng, cứ như thế, các xóm làng ngày càng nhiều hơn, cư dân đông hơn, cánh đồng lúa, vườn tược cũng nhiều hơn từ việc khai hoang mở đất. [67: 46]

An Giang xưa bao gồm các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng. Làng người Việt thành lập sớm ở phía nam, từ biển Nam Hải (biển Đông) trở lên Châu Đốc, tức là hữu ngạn sông Hậu có vài khu vực đáng kể không chịu ảnh hưởng nước lụt, nơi đây các làng được lập nên ngày càng nhiều.

Các thôn xóm ban đầu chỉ là sự kết hợp tự phát trên tinh thần tương thân, tương trợ của các gia đình mới đến chung sống cạnh nhau kết thành “chòm xóm” của nhau. Trong làng chưa có luật lệ gì quy định, chưa mang tính chất của những đơn vị hành chính, không có những qui chế chặt chẽ với những lệ làng, hương ước như các làng xã ở miền Bắc và miền Trung. Dần dần về sau, khi chúa Nguyễn thiết lập chính quyền ở địa phương (vào cuối thế kỷ XVII), các thôn xóm ấy mới trở thành hạt nhân cơ sở, nhà nước bắt đầu nắm được số dân cư, hộ khẩu, là cơ sở bước đầu triều đình bắt lính và thu thuế [46:56].

Tuy nhiên, ở các thôn xóm, dân số tăng giảm thất thường tùy theo tình hình sản xuất và đời sống, làm ăn được thì trụ lại, không làm ăn được thì chuyển đi, có khi cả một xóm, một thôn chuyển đi nơi khác trong thời gian ngắn.

Những địa điểm khai phá thường là dọc theo các sông rạch, vùng cửa sông, các cù lao, vùng xung quang các đồn bảo, doanh trại, các lỵ sở hành chính…đặc biệt trong thế kỷ XVIII do nhu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, trong khu vực

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)