Kết quả thực nghiệm bài Axit Sunfuric và Muối Sunfat

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm hoá học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 110)

3.22. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra 15 phút lần 6

Đối tượng Số Lớp Sỉ 1 2 3 4 Số HS đạt điểm x5 6 7 i 8 9 10 TN1 42 10A9 0 0 1 1 2 3 10 15 6 4 ĐC1 42 10A8 0 0 2 4 5 15 6 5 3 2 TN2 44 10A10 0 0 0 1 1 4 12 12 8 6 ĐC2 44 10A4 0 0 2 3 5 14 6 6 4 4 TN3 37 10B8 0 0 1 2 2 4 12 9 4 3 ĐC3 37 10B9 0 1 2 4 5 7 9 5 3 1 TN4 44 10A9 0 0 1 2 3 4 11 14 6 3 ĐC4 44 10A12 0 1 2 4 6 9 10 6 4 2

Bảng 3.23. Phần trăm HS đạt điểm xitrở xuống bài kiểm tra 15 phút lần 6

Đối tượng Số Lớp Sỉ 1 2 3 4 5 Điểm 6 7 8 9 10 TN1 42 10A9 0.0 0.0 2.4 4.8 9.5 16.7 40.5 76.2 90.5 100.0 ĐC1 42 10A8 0.0 0.0 4.8 14.3 26.2 61.9 76.2 88.1 95.2 100.0 TN2 44 10A10 0.0 0.0 0.0 2.3 4.5 13.6 40.9 68.2 86.4 100.0 ĐC2 44 10A4 0.0 0.0 4.5 11.4 22.7 54.5 68.2 81.8 90.9 100.0 TN3 37 10B8 0.0 0.0 2.7 8.1 13.5 24.3 56.8 81.1 91.9 100.0 ĐC3 37 10B9 0.0 2.7 8.1 18.9 32.4 51.4 75.7 89.2 97.3 100.0 TN4 44 10A9 0.0 0.0 2.3 6.8 13.6 22.7 47.7 79.5 93.2 100.0 ĐC4 44 10A12 0.0 2.3 6.8 15.9 29.5 50.0 72.7 86.4 95.5 100.0

Bảng 3.24. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra lần 6

Cặp lớp Yếu TN – Kém % ĐC Trung bình % TN ĐC TN Khá % ĐC TN Giỏi % ĐC

A9 – A8 4.8 14.3 11.9 47.6 59.5 26.2 23.8 11.9 A10 – A4 2.3 11.4 11.4 43.2 54.5 27.3 31.8 18.2 B8 – B9 8.1 18.9 16.2 32.4 56.8 37.8 18.9 10.8 A9 – A12 6.8 15.9 15.9 34.1 56.8 36.4 20.5 13.6

Bảng 3.25. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 6

Lớp x x ± m S V% t k 10A9 7.60 7.60±0.2 1.53 20.1 3.59 82 10A8 6.33 6.33±0.3 1.71 27.0 10A10 7.84 7.84±0.2 1.40 17.9 3.39 86 10A4 6.66 6.66±0.3 1.84 27.6 10B8 7.22 7.22±0.3 1.64 22.7 2.11 72 10B9 6.35 6.35±0.3 1.90 29.9 10A9 7.34 7.34±0.2 1.60 21.8 2.51 86 10A12 6.41 6.41±0.3 1.87 29.2

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 ĐC1

Hình 3.21. Đồ thị đường lũy tích của các lớp TN1 – ĐC1 bài Axit sunfuric – muối sunfat

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN2 ĐC2

Hình 3.22. Đồ thị đường tích lũy tích các lớp TN2 – ĐC2 bài axit sunfuric – muối sunfat

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN3 ĐC3

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN4 ĐC4

Hình 3.24. Đồ thị đường lũy tích của các lớp TN4 – ĐC4 bài Axit sunfuric – muối sunfat

Nhận xét:

− ĐTBC: xTN > xĐC.

− Đồ thị đường lũy tích: Thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đối chứng. − Hệ số biến thiên V: VTN < VĐC.

− Tỉ lệ HS đạt diểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

− Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student. Chọn α =0, 05ta có k

t > tα (tαk ≈1,67).

Nhận xét chung

Từ các kết quả thực nghiệm có thể thấy kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện qua các số liệu sau:

− Điểm trung bình chung của học sinh các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. − Đồ thị các đường tích lũy của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp đối chứng.

− Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. − Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn các lớp đối chứng, chứng tỏ độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các lớp thực nghiệm nhỏ hơn nghĩa là chất lượng của các lớp thực nghiệm đồng đều hơn các lớp đối chứng.

− Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student

Chọn α =0, 05 ta đều có t > tαk (tαk ≈1,67). Như vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm do tác động của các phương án thực nghiệm là có ý nghĩa.

Ngoài ra, thông qua kết quả của bài kiểm tra của học sinh, ý kiến nhận xét của giáo viên trực tiếp giảng dạy, của học sinh các lớp, chúng tôi nhận thấy rằng các bài lên lớp hóa học thực nghiệm ở các bài giáo án trên đã đạt được các yêu cầu:

− Trong các bài lên lớp học sinh lớp thực nghiệm tiếp xúc với thí nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng, do đó kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng quan sát hiện tượng, thêm vào đó rèn luyện cho học sinh cách giải quyết vấn đề tốt hơn hẳn.

− Hứng thú học tập của học sinh lớp thực nghiệm qua tiến hành thí nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Các em học sinh tham gia hoạt động tìm hiểu kiến thức nhiều hơn, giơ tay phát biểu nhiều hơn. Do được trực tiếp nắm bắt kiến thức từ thực tiễn nên các em nhớ bài lâu hơn, cảm thấy môn hóa học gần gũi hơn với bản thân mình.

− Giáo viên khi tiến hành dạy rất dễ dàng truyền tải nội dung bài học mà không trừu tượng kiến thức cho học sinh nên quá trình giảng dạy dễ dàng hơn.

− Tính tích cực của học sinh lớp thực nghiệm rất tốt góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường THPT.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày quá trình thực nghiệm theo từng bước, gồm các công việc:

1. Tiến hành thực nghiệm ở ba trường THPT: CưMgar, Việt Đức, Cao Bá Quát – 3 trường đại diện cho 3 khu vực trên toàn tỉnh Đaklak với các giáo án thiết kế có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực, trong thời gian học kì II năm học 2010 – 2011.

2. Xử lý và phân tích kết quả định lượng:

− Điểm trung bình chung của học sinh trong các giờ dạy các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng.

− Đồ thị các đường tích lũy của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp đối chứng.

− Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. − Chất lượng của các lớp thực nghiệm đồng đều hơn các lớp đối chứng.

3. Phân tích kết quả thực nghiệm ở chương này chứng minh:

− Việc sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực có tác dụng thiết thực giúp học sinh hoạt động nhiều hơn trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, do đó hiệu quả dạy học được nâng cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

− Tổng quan về lịch sử nghiên cứu của vấn đề.

− Tìm hiểu một số vấn đề chung về tính tích cực của học sinh: khái niệm, các biểu hiện, nguyên nhân và các biện pháp phát huy.

− Nghiên cứu một số vấn đề về thí nghiệm trong dạy học hóa học: thí nghiệm trong dạy học, vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, thí nghiệm của học sinh, an toàn khi sử dụng thí nghiệm.

− Điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh ĐakLak cho thấy: Thí nghiệm còn ít được sử dụng ngoài nguyên nhân chủ quan như chưa có phòng thí nghiệm đảm bảo yêu cầu, chưa có nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm, thiếu hóa chất, dụng cụ chưa đồng bộ còn có nguyên nhân khách quan như giáo viên còn ngại tiếp xúc với hóa chất, kỹ năng thí nghiệm yếu …

1.2. Đề xuất các biện pháp khi sử dụng thí nghiệm

− Đề xuất 6 biện pháp sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực như: sử dụng thí nghiệm đối chứng; thí nghiệm kiểm chứng; thí nghiệm nêu vấn đề; thí nghiệm tổ chức cho học sinh nghiên cứu tính chất của chất; thí nghiệm hóa học để giải bài tập thực nghiệm, bài tập nghiên cứu nhỏ; thí nghiệm ngoại khóa.

− Giới thiệu 6 giáo án sử dụng thí nghiệm ở lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực cụ thể như sau:

+ Chương “Halogen” : Bài Clo; Bài Hidroclorua – Axit clohidric.

+ Chương “Oxi – Lưu huỳnh”: Bài Oxy – Ozon; Bài Lưu huỳnh; Bài Hidro sunfua – Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit; Bài Axit sunfuric và muối sunfat.

1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

− Tiến hành dạy 6 bài dạy (10 tiết học) có sử dụng thí nghiệm hóa học đối với học sinh khối lớp 10 ở 3 trường THPT tỉnh ĐakLak (334 HS) ở 4 cặp lớp TN – ĐC.

các trường thực nghiệm. Kết quả các bài kiểm tra được xử lí theo phương pháp thống kê toán học.

− Đánh giá kết quả thu được về tính khả thi của đề tài: nếu giáo viên tiến hành dạy học có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực thì kết quả dạy học được nâng cao.

2. Kiến nghị

2.1. Với các cấp quản lý giáo dục - đào tạo

− Thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá không nên đòi hỏi tính toán cồng kềnh, phức tạp mà đi sâu khai thác bản chất hóa học phù hợp với học sinh phổ thông, yêu cầu thực hành, thí nghiệm cần có nhiều trong đề thi.

− Cần có nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm ở các trường THPT để làm tốt công việc chuẩn bị thí nghiệm cho giáo viên bộ môn.

− Quan tâm thường xuyên việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của giáo viên, cần có sự động viên và khen ngợi và kịp thời đối với những giáo viên có tinh thần tích cực sử dụng thí nghiệm trong các giờ dạy hóa học.

2.2. Với giáo viên bộ môn

− Cần thay đổi phương pháp dạy để phù hợp với nội dung chương trình, từ đó mà cố gắng đưa thí nghiệm vào trong bài dạy.

− Thường xuyên trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

− Tìm hiểu thông tin, kỹ năng sử dụng các dụng cụ, các thiết bị và phương pháp dạy học hiện đại.

− Tăng cường kỹ năng làm thí nghiệm, quản lý học sinh trong phòng thí nghiệm.

2.3. Với sinh viên sư phạm Hóa học

− Tăng cường việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, các kĩ năng thực hành thí nghiệm. − Trong các giờ thực hành hóa học và dạy học trong phòng thí nghiệm cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả đào tạo.

− Sinh viên cần chú ý quan sát các thao tác thí nghiệm chuyên nghiệp ở các phòng thí nghiệm hiện đại hoặc quan sát giờ dạy có sử dụng thí nghiệm ở các giáo viên phổ thông uy tín.

Sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực nói chung và ở bộ môn Hóa học nói riêng là giúp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ về lý thuyết và thực hành trong công việc. Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học ở các trường THPT. Kính mong nhận được những nhận xét và góp ý của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An (2010), Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Trịnh Văn Biều và các đồng sự (2001), Thực hành thí nghiệm – Phương pháp dạy học hoá học,Trường ĐHSP TP. HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc

gia TP. HCM.

5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM.

6. Trịnh Văn Biều (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học hóa học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hóa học 10, NXB Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Bài tập hóa học 10, NXB Giáo dục. 10. N.A.Budrâykô (1979), Những vấn đề triết học có hóa học, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục.

12. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

13. Nguyễn Cương và các cộng sự (2005), Thí nghiệm thực hành – Phương pháp dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm.

14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường Phổ thông và Đại học, NXB Giáo dục.

15. Nguyễn Cương (chủ biên) (2008), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Trần Thị Ngọc Diễm (2007), Những thí nghiệm hóa học vui, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.

ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Đào (2008), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệm cho HS THCS theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TP. HCM.

19. Trần Quốc Đắc (1992), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy – học ở trường PTCS việt nam, Luận văn Phó tiến sĩ khoa học sư phạm – Tâm lí, trường ĐHSP Hà Nội.

20. Trần Quốc Đắc (1996), Thí nghiệm hóa học ở trường THPT, NXB Giáo dục. 21. Trần Quốc Đắc (2006), Hướng dẫn thực hành hoá học 10, NXB Giáo dục.

22. Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học trường ĐHSP TP. HCM.

23. Nguyễn Thị Hoa (2003), Sử dụng thí nghiệm và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hóa học lớp 10, lớp 11 trường THPT ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

24. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục.

25. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí giáo dục (32), tr.26-28.

26. Trần Thành Huế(2006), Tư liệu hóa học 10, NXB Giáo dục.

27. Quốc Khánh, Phương Nga (2006), Rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả, NXB Từ điển Bách Khoa.

28. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục Hà Nội.

29. Trang Thị Lân (2007), Các phương pháp dạy học hiện đại, trường ĐHSP TP. HCM. 30. Vũ Thị Loan (2004), Hóa học đại cương 3 – Thực hành trong phòng thí nghiệm, NXB

Đại học Sư phạm.

31. Nam Việt biên soạn (2009), Những câu hỏi kì thú trong thế giới hóa học, NXB Thời Đại.

32. Minh Nhật, Hồng Liên (2010), “Giáo dục phổ thông: Thực hành – thí nghiệm: có cũng như không!, Báo phụ nữ TP. HCM, tr.10.

kỹ năng thí nghiệm trong chương trình hóa hco5 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TP. HCM.

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm hoá học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 110)