3.3.1. Bước 1: Chọn lớp và giáo viên thực nghiệm
3.3.2. Bước 2: Gặp gỡ và trao đổi với giáo viên thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã gặp gỡ các GV tham gia để:
− Trao đổi về giáo án của lớp thực nghiệm: dạy học có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực; lớp đối chứng: dạy theo cách truyền thống của GV là giảng giải, đàm thoại …(không sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực).
− Cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng các phiếu học tập.
− Hướng dẫn cách tổ chức hoạt động có sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực ở lớp thực nghiệm, cách hướng dẫn một số kĩ năng thí nghiệm cần thiết.
− Cung cấp bài kiểm tra và thống nhất cách chấm điểm.
3.3.3. Bước 3: Tiến hành dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Vận dụng các biện pháp được đề nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kĩ thuật dạy học để biên soạn và thực hiện hiệu quả nhất các giáo án bài dạy hóa học lớp 10 các bài THPT:
Bài 1: Clo
Bài 2: Hidroclorua – Axit clohidric Bài 3: Oxy – Ozon
Bài 4: Lưu huỳnh
Bài 5: Hidro sunfua – Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit Bài 6: Axit sunfuric và muối sunfat
Kiểm tra và đánh giá những nội dung và biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên thông qua:
− Bài kiểm tra cuối bài học.
3.3.4. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
− Tiến hành kiểm tra 6 bài 15 phút sau khi học xong các giáo án thực nghiệm.
3.3.5. Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm
Sau khi đã thực hiện bài dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành kiểm tra chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh các loại lớp này. Hình thức kiểm tra được tiến hành vào cuối mỗi bài học.
Thời gian làm mỗi bài kiểm tra: 15 phút.
Kết quả xử lý thực nghiệm sẽ được trình bày theo từng bài.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kế toán học theo thứ tự: − Lập các bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất tích lũy.
− Vẽ đồ thị dường lũy tích. − Tính các tham số đặc trưng.
a) ĐTBC: đặc trưng cho sự tập trung số liệu:
k 1 1 2 2 k k i i i=1 1 2 k n x + n x + ...+ n x 1 x = = n x n + n + ...+ n n∑ ni: tần số của các giá trị xi
n: số HS tham gia thực nghiệm
b) Phương sai S2, độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:
2 i i 2 n (x - x) S = n-1 ∑ và 2 i i n (x - x) S = n-1 ∑ S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
c) Độ biến thiên V: nhóm nào có V nhỏ hơn nhóm đó có số liệu đồng đều hơn:
S
V = .100% x
d) Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x ± m. S
m = n
e) Để khẳng định sự khác nhau giữa hai giá trị xTN và xĐC là có ý nghĩ với mức ý nghĩa là α. TN DC 2 2 TN DC n t = (x - x ) (S + S )
− Chọn xác xuất α (từ 0,01 – 0,05). Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tαkvới độ lệch tự do k = 2n – 2.
− Nếu t ≥ tαk thì sự khác nhau giữa xTN và xĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α . − Nếu t ≤ tαk thì sự khác nhau giữa xTN và xĐC là chưa đủ ý nghĩa với mức ý nghĩa α.