cứu nhỏ
Dùng bài tập thực nghiệm, bài tập nghiên cứu nhỏ tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hảnh, phương pháp làm việc khoa học. Giáo viên có thể tiến hành trong tiết luyện tập hoặc tiết thực hành.
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh:
− Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm, hướng dẫn HS giải theo lý thuyết. − Học sinh sử dụng hóa chất, dụng cụ, lắp thiết bị để tiến hành thí nghiệm.
− Học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ hiện tượng, giải thích đúng các hiện tượng đó.
− Học sinh đối chiếu kết quả thí nghiệm với kiến thức lý thuyết đã học. Nhận xét và kết luận về lời giải.
Với các dạng bài tập thực nghiệm, bài tập nghiên cứu nhỏ ở các dạng khác nhau thì các hoạt động cụ thể của học sinh cũng có thay đổi phù hợp.
Bảng 2.9. Hoạt động của GV và HS khi sử dụng thí nghiệm để chứng minh tính chất của một chất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Mục đích nghiên cứu: Luyện tập
chương Oxi – lưu huỳnh.
- Giao nhiệm vụ cho HS: Chứng minh dung dịch đựng trong cốc là axit sunfuric loãng.
- Cho HS dự kiến những thí nghiệm nên làm.
- Cho HS phát biểu ý kiến và giải thích tại sao lại chọn và tiến hành những thí nghiệm như vậy.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, đối chiếu với sự dự đoán lý thuyết. Nhận xét.
- Cho HS kết luận.
- Hiểu mục đích sử dụng thí nghiệm trong hệ thống củng cố kiến thức.
- Thảo luận nhóm xác định tính chất của H2SO4 loãng, tìm các thí nghiệm để chứng minh các tính chất đó.
- HS dự đoán thí nghiệm cho H2SO4 loãng tác dụng với giấy quỳ tím, Cu, dung dịch BaCl2.
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ thì đó là axit. + Cho miếng đồng nhỏ nếu không phản ứng khi đun nóng thì đó là axit H2SO4 loãng.
+ Với dung dịch BaCl2 xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 thì chứng minh chứa gốc 2
4
SO −.
2 4 2 4
H SO + BaCl → BaSO ↓ + 2HCl
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Đưa ra nhận xét.
- HS kết luận: dung dịch đựng trong cốc là axit sunfuric.
Bảng 2.10. Hoạt động của GV và HS dùng thí nghiệm để phân biệt, nhận biết các chất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Nêu mục đích thí nghiệm: Rèn luyện kĩ
năng nhận biết, phân biết các chất. - Chia nhóm cho HS.
- Hiểu được mục đích thí nghiệm.
- Nêu yêu cầu phân biệt 6 dung dịch của 6 chất.
- Cho mỗi nhóm thảo luận cách nhận biết 6 dung dịch NaCl, Na2SO4, NaNO3, HCl, HNO3, H2SO4.
- Gợi ý HS thảo luận những vấn đề sau: + Phân tích dạng chất cần phân biệt: muối trung tính và các axit tương ứng với muối.
+ Lập sơ đồ phân tích, xác định thuốc thử, dự kiến hiện tượng.
- Cho HS đưa ra ý kiến. Nhận xét.
- Cho HS quan sát 6 mẫu dung dịch không màu đựng trong các cốc khác nhau, được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Các mẫu đó gồm NaCl, Na2SO4, NaNO3, HCl, HNO3, H2SO4. Mỗi nhóm lấy 2 trong 6 mẫu đó và cùng nhau tìm ra các chất, viết công thức hóa học và tên gọi mỗi mẫu đó.
- Nhiệm vụ các nhóm: Nhóm 1 (mẫu 1,6), nhóm 2 (mẫu 2,4), nhóm 3 (mẫu 3,5), nhóm 4 (mẫu 2,5), nhóm 5 (mẫu 1,4), nhóm 6 (mẫu 3,6).
- Cho các nhóm thảo luận về phương pháp tiến hành thí nghiệm nhận biết. - Cho các nhóm nêu kết quả thí nghiệm của mình.
- Nhận xét kết quả mà các nhóm đưa ra.
các nhóm về vị trí ngồi của nhóm mình.
- Các nhóm thảo luận theo sự gợi ý của GV.
- Các nhóm phân tích thành phần, tính chất các chất nhận biết.
- Các nhóm đưa ra sơ đồ, chọn thuốc thử, dự kiến hiện tượng của nhóm mình. - Thảo luận đưa ra phương án nào là tối ưu để làm cơ sở tiến hành thí nghiệm. - Mỗi nhóm cử đại diện lên lấy 2 mẫu trong 6 mẫu trên theo thứ tự GV đã đưa ra.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm nhận biết.
- Các nhóm thông báo kết quả. - Giải thích sự lựa chọn của mình.
- Yêu cầu các nhóm trình bày thứ tự công việc mình đã làm.
- Nhận xét và đánh giá