Học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm ra tính chất của các chất thông qua kiến thức mà các em đã được nghiên cứu trước.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thông qua các hoạt động sau: − Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm.
− Học sinh cùng nhau thảo luận nghiên cứu tính chất của các chất dựa vào sự hiểu biết của bản thân.
− Học sinh thảo luận cùng nhau đưa ra phương án thể hiện tính chất của chất, dự đoán thí nghiệm phải làm.
− Học sinh chuẩn bị hóa chất, tiến hành thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát được. − Giáo viên kết luận lại tính chất của chất.
Nội dung có thể sử dụng tổ chức cho học sinh nghiên cứu tính chất của chất phải đơn giản, dễ tiến hành, kiến thức học sinh có thể dự đoán, từ đó học sinh có thể dự kiến thí nghiệm nên làm.
Ví dụ:
Bảng 2.7. Hoạt động của GV và HS trong thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu bài Hidro clorua –axit clohidric – muối clorua
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 23: Hidro clorua – axit clohidric – muối clorua
Tính chất hóa học
- Mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu tính chất của axit clohidric HCl. - Yêu cầu HS thảo luận dự đoán tính chất của axit HCl:
+ Dựa vào thành phần phân tử xác định HCl thuộc loại hợp chất nào và
- HS hiểu mục đích thí nghiệm.
- HCl có tính axit vì phân tử HCl có nguyên tử Hidro liên kết với gốc axit, nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim
sẽ có những tính chất hóa học gì? + Xác định số oxy hóa của nguyên tố clo trong phân tử HCl dự đoán tính chất của HCl đặc? (oxy hóa hay khử). - Cho HS xác định các thí nghiệm cần chọn để chứng minh tính axit và tính khử của HCl.
- Thảo luận cách tiến hành thí nghiệm và xác định hiện tượng sẽ xảy ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày. - GV chỉnh lí, bổ sung.
- Phân công nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2,3 làm thí nghiệm chứng minh HCl có tính axit.
+ Nhóm 4,5,6 làm thí nghiệm chứng minh HCl đặc có tính khử mạnh. GV nên gợi ý thêm thí nghiệm phải làm.
GV phát phiếu học tập cho từng nhóm (ghi rõ thí nghiệm phải làm). GV nên lưu ý với thí nghiệm HCl đặc + KMnO4 chú ý khử Cl2 sau thí nghiệm (ngâm ống nghiệm vào dung dịch Ca(OH)2).
Cho HS tiến hành thí nghiệm theo loại.
- HCl có tính khử mạnh vì nguyên tố clo có số oxy hóa -1 (thấp nhất) nên có khả năng nhường electron.
- Thí nghiệm chứng minh dung dịch HCl có tính axit: thử với quỳ tím, kim loại kẽm, đồng, bột CuO, NaOH có nhỏ vài giọt phenolphtalein, dung dịch AgNO3, dung dịch NaNO3.
- Thí nghiệm chứng minh dung dịch HCl có tính khử: với KMnO4 rắn (cỡ hạt đậu xanh), có đậy nút kín.
HS lắp dụng cụ thí nghiệm, tiến hành nhiệm vụ theo từng nhóm.
nhóm.
Cho HS nêu nhận xét đã quan sát được.
Cho HS rút ra kết luận.
Cho HS viết các phương trình xảy ra.
GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Nhóm 1,2,3 trình bày kết quả HCl tác dụng với:
+ Quỳ tím: hóa đỏ.
+ Kim loại: kẽm sủi bọt khí, đồng không phản ứng.
+ Oxit đồng: tan thành dung dịch màu xanh.
+ Dung dịch NaOH có phenolphtalein: nhạt màu rồi mất màu màu hồng.
+ Muối: AgNO3 thì xuất hiện kết tủa còn NaNO3 không hiện tượng.
- Nhóm 4,5,6 trình bày: thấy xuất hiện khí màu vàng lục.
- Nhóm 1,2,3: axit clohidric có tính axit mạnh
+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học
2 2
Zn + 2HCl → ZnCl + H ↑
+ Tác dụng với oxit bazơ.
2 2
CuO + 2HCl → CuCl + H O + Tác dụng với bazơ.
2 NaOH + HCl → NaCl + H O
+ Tác dụng với những muối sau phản ứng có kết tủa hoặc bay hơi.
3 3
AgNO + HCl → AgCl↓ + HNO
- Nhóm 4,5,6: axit clohidric có tính khử mạnh. 7 1 2 4 2 0 2 2 2K Mn O +16H Cl 2KCl+2 Mn Cl (Oxh) (Kh) +5 Cl + 8H O + − + →
Bảng 2.8. Hoạt động của GV và HS trong thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu bài Hidro sunfua – lưu huỳnh dioxit – lưu huỳnh trioxit
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 32: Hidro sunfua – lưu huỳnh dioxit – lưu huỳnh trioxit
Tính chất hóa học của SO2
- Nêu mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu tính chất của khí sunfurơ.
- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ.
- Cho HS thảo luận dự đoán tính chất của SO2 từ thành phần phân tử xác định loại chất, từ số oxy hóa của lưu huỳnh. Xác định tính khử? Oxy hóa?
- Cho HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS giải thích.
- GV nhận xét, chỉnh lí.
- Vậy các em hãy cùng làm thí nghiệm chứng minh những tính chất mà mình vửa cùng nhau tìm ra: + Nhóm 1,2 chứng minh tính oxit axit của SO2. + Nhóm 3,4 chứng minh tính khử của SO2. + Nhóm 5,6 chứng minh tính oxy hóa của SO2.
- Hiểu mục đích chung thí nghiệm: nghiên cứu tính chất của khí SO2.
- Chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 đến 8 HS.
- Cùng nhau thảo luận tìm hiểu về tính chất và cách tiến hành thí nghiệm chứng minh. - SO2 là 1 oxit axit, là một chất khử, là 1 chất oxy hóa.
- Giải thích:
+ Chứa nguyên tố oxy và phi kim lưu huỳnh oxit axit.
+ Chứa nguyên tố lưu huỳnh; số oxy hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong SO2 là +4 (số oxy hóa trung gian) vừa là chất khử, vừa là chất oxy hóa.
- Thí nghiệm chứng minh:
+ Chứng minh là oxit axit: nhỏ nước vào bình khí SO2, thử bằng quỳ tím.
+ Chứng minh là chất oxy hóa: nhỏ 2ml dung dịch KMnO4 vào bình SO2 đậy nút và lắc nhẹ.
+ Chứng minh là chất khử: nhỏ 3ml dung dịch H2S vào bình SO2 đậy nút và lắc nhẹ.
- Quan sát, hướng dẫn và gợi ý cho HS.
- Cho HS nêu hiện tượng quan sát được.
- Cho HS giải thích hiện tượng. - Cho HS viết phương trình hóa học chứng minh.
- Cho HS nêu kết luận về tính chất hóa học của SO2.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của GV.
- Nêu hiện tượng:
+ Nhóm 1,2: quỳ tím hóa hồng do:
2 2 2 3
SO + H O H SO (axit sunfurơ) + Nhóm 3,4: mất màu thuốc tím do:
4 7 2 2 4 2 2 4 4 6 2 4 5 S O + 2K Mn O + 2H O K SO + 2Mn SO (Kh) (Oxh) + 2H S O + + + + → + Nhóm 5,6: dung dịch vẩn đục. 0 2 4 2 2 2 2H S + S O 3S + 2H O − + → ↓ (Kh) (Oxh) (vẩn đục)
- Kết luận: SO2 là một oxit axit, là chất khử, chất oxy hóa.