An toàn khi sử dụng thí nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm hoá học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 31)

1.3.5.1. Thí nghiệm với chất độc

Trong phòng thí nghiệm hóa học có nhiều chất độc như thủy ngân (gây rối loạn thần kinh, làm rụng răng …), hợp chất của asen, photpho trắng (làm mục xương hàm, làm bỏng …), hợp chất xianua, khí cacbon oxit (thở không khí chứa 1% về thể tích khí cacbon oxit có thể làm người ta bị chết), khí hidrosunfua (người ngửi phải không khí có chứa 1,2mg/l trong 10 phút có thể chết), khí sunfurơ, amoniac, clo, brom phá hủy nặng cơ quan hô hấp; brom lỏng gây bỏng da … Do đó phải thận trọng khi sử dụng những chất này và phải theo đúng các quy tắc sau đây:

− Nên làm thí nghiệm với các chất khí độc ở trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió và mở rộng cửa phòng. Chỉ nên lấy lượng hóa chất tối thiểu để làm được nhanh và giảm bớt khí độc bay ra.

− Không được nếm và hút các chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và phải thận trọng khi ngửi các chất. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hóa chất mà chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi.

− Đựng thủy ngân trong các lọ dày, nút kín và nên có một lớp nước mỏng ở trên. Khi rót và đổ thủy ngân, phải có chậu to hứng ở dưới và thu hồi lại ngay các hạt nhỏ rơi vãi (dùng đũa thủy tinh gạt các hạt thủy ngân vào các mảnh giấy cứng). Nếu có nhiều hạt nhỏ rơi xuống khe bàn tay thì cần phải rắc một ít bột lưu huỳnh vào đó. Không được lấy thủy ngân bằng tay.

− Phải hạn chế, tránh thở phải hơi brom, khí clo và khí nitơ peoxit; không để luồng hơi brom, khí clo, nitơ peoxit vào mắt hoặc brom lỏng dây ra tay.

1.3.5.2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng

− Có nhiều chất dễ ăn da và làm bỏng như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, brom, phenol …

− Khi sử dụng các chất trên phải giữ gìn không để dây ra tay, người và quần áo, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát thật gần. Phải dùng dụng cụ kẹp, thìa để lấy hóa chất, không dùng tay để lấy hóa chất.

− Không đựng axit đặc vào các bình quá to; khi rót, khi đổ không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.

lại, phải rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy đều.

− Khi đun nóng dung dịch các chất dễ ăn da, làm bỏng phải tuyệt đối tuân theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về phía không có người).

1.3.5.3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa

− Các chất dễ cháy như rượu cồn, dầu hỏa, xăng, ete, benzen, axeton … rất dễ gây ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm với các chất đó. Nên dùng những lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không để những bình lớn như đèn cồn.

1.3.5.4. Cách cứu chữa khi gặp tai nạn và những phương pháp cấp cứu đầu tiên

Khi bị thương: Khi bị đứt tay chảy máu nhẹ (rớm máu hoặc chảy máu chậm) dùng bông thấm máu rồi dùng bông bôi thuốc sát trùng (cồn 90o, thuốc tím loãng, cồn iot, thuốc đỏ …). Có thể dùng dung dịch sắt (III) clorua để cầm máu. Sau đó băng lại.

Khi bị bỏng: Nếu bị bỏng bởi vật nóng cần đắp ngay bông có tẩm dung dịch 1% thuốc tím vào vết bỏng, nếu bỏng nặng thì dùng dung dịch thuốc tím đặc hơn. Sau đó bôi vadơlin lên và băng vết bỏng lại. Nếu có những vết phồng trên vết bỏng thì không được làm vỡ vết phồng đó.

Nếu bị bỏng vì axit đặc, nhất là axit sunfuric đặc, thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch 10% natri hidrocacbonat, không được rửa bằng xà phòng. Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng axit, sau đó rửa bằng dung dịch loãng axit axetic 5% hay giấm. Nếu bị axit bắn vào mắt, phải nhanh chóng dùng bình cầu tia phun mạnh vào mắt, rồi rửa lại bằng dung dịch 3% NaHCO3. Nếu là kiềm thì rửa bằng dung dịch 2% axit boric. Sau khi sơ cứu bằng thao tác trên phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi hít phải chất độc nhiều như các khí độc, cần phải đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng. Cần cởi thắt lưng, xoa mặt và đầu người bị ngộ độc bằng nước lã, cho ngửi dung dịch amoniac và đưa đi bệnh viện.

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm hoá học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 31)