Thí nghiệm của học sinh

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm hoá học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 27)

1.3.4.1. Thí nghiệm học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới

a) Ý nghĩa

Thí nghiệm học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới là một phương pháp có hiệu quả để hình thành hệ thống các khái niệm hóa học, là một phương pháp dạy cho học sinh cách thức tư duy hợp lý, rèn luyện tính độc lập suy nghĩ và làm việc, phát triển các kĩ năng kĩ xảo thí nghiệm. Từ đó giúp HS nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tế.

Thí nghiệm HS khi củng cố hoàn thiện kiến thức, có nhiệm vụ cơ bản là củng cố, ôn tập, hoàn thiện những kiến thức mà HS đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó; rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo về kĩ thuật thí nghiệm hóa học. Dạy HS vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thí nghiệm quan sát được và rút ra những kết luận về sự biến đổi chất, dạy cho HS cách giải bài tập thực nghiệm – giải quyết bằng con đường thực nghiệm những nhiệm vụ thực tiễn hay lý thuyết vừa sức.

Hiện nay, ta thường dùng hai phương pháp trong hướng dẫn HS và nhóm HS tự làm thí nghiệm lúc học bài mới: phương pháp nghiên cứu và phương pháp minh họa.

Phương pháp nghiên cứu trong dạy học

• GV nêu lên đề tài nghiên cứu, giải thích rõ mục đích cần đạt tới. HS hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu.

• GV – hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV – có thể đề ra các giả thuyết, dự đoán hiện tượng thí nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết đã biết, lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết.

• GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu đề tài: chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giả thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm; xác nhận giả thuyết đúng thông qua kết quả của thí nghiệm.

• HS giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng và rút ra kết luận từ việc quan sát; ứng dụng các kết quả thu được.

Như vậy HS trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu và nhờ đó mà lĩnh hội kiến thức. Còn GV làm nhiệm vụ chỉ đạo, kích thích sự nhận thức của HS, hướng dẫn và giúp đỡ sự lĩnh hội.

Ví dụ: Sử dụng thí nghiệm NH3 tan trong nước để nghiên cứu tính tan và tính bazơ của NH3.

Bảng 1.1. Hoạt động của GV và HS trong phương pháp nghiên cứu

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu

tính tan của NH3 trong nước.

- Hãy dự đoán khi úp ngược bình chứa đầy khí NH3, nút bình có ống vuốt nhọn xuyên qua vào chậu nước có nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

- Cho HS lắp dụng cụ thí nghiệm, quan sát màu của chậu nước.

- Cho HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, sản phẩm phản ứng

- Hiểu mục đích thí nghiệm. - HS dự đoán:

1. NH3 không tan trong nước. 2. NH3 tan trong nước.

Theo 1, thì nước từ chậu sẽ không phun vào bình.

Theo 2, thì nước từ chậu sẽ phun vào bình do sự chênh lệch áp suất trong bình và khí quyển.

- HS tiến hành thí nghiệm hiện tượng thu được là: nước từ chậu phun vào bình thành

và mô tả hiện tượng.

- Cho HS xác nhận dự đoán đúng, giải thích, kết luận.

các tia nước có màu hồng. - Dự đoán 2 đúng.

Kết luận: NH3 tan mạnh vào nước và tạo thành dung dịch bazơ yếu (làm hồng dung dịch phenolphtalein).

+ Giá trị của phương pháp: Phương pháp nghiên cứu là phương pháp dạy học có giá trị trí – đức dục lớn nhất. Nó giáo dục tốt nhất cho HS tư duy tự lực, sáng tạo, kĩ năng tìm tòi sáng chế và thu nhận những kiến thức vững chắc, phong phú cả về lí thuyết và thực tiễn.

Phương pháp minh họa

+ Bản chất của phương pháp minh họa như sau: trước hết GV trình bày những kiến thức mới, những cách giải quyết đã chuẩn bị sẵn, sau đó mới tiến hành thí nghiệm để minh họa và xác nhận những điều vừa được trình bày.

+ Khi tiến hành làm thí nghiệm, HS không thu thêm được kiến thức mới (vì GV đã thông báo tất cả), HS đã ghi những kết quả quan sát trước khi các em thực sự quan sát. Nhưng nhờ quan sát thấy những điều GV vừa thông báo và quan sát trực tiếp ở gần các đối tượng thí nghiệm nên các em tin tưởng hơn vào những điều vừa được nghe.

1.3.4.2. Thực hành trong phòng thí nghiệm

Theo TS. Lê Trọng Tín [40]:

Đặc điểm của bài thực hành hóa học: Kiểu bài này có chức năng tổ chức cho HS được tự mình làm các thí nghiệm quy định tại phòng thí nghiệm để các em được rèn luyện các kĩ năng làm thí nghiệm cơ bản của hóa học.

Có hai phương án tổ chức bài thực hành như sau:

a) Phương án 1: Toàn lớp cùng bắt đầu làm và cùng kết thúc một thí nghiệm. Các thí nghiệm làm kế tiếp nhau đến hết.

Bước 1:Ổn định tổ chức.

Giáo viên cho học sinh vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các bộ thí nghiệm. Ghi tên học sinh vắng mặt. Giáo viên nêu mục đích của bài thí nghiệm, nhắc nhở các công việc cụ thể để đảm bảo cho buổi thí nghiệm được an toàn.

Bước 2:Làm thí nghiệm.

Giáo viên giới thiệu bộ dụng cụ để học sinh biết sử dụng. Giáo viên gọi một em trình bày cách làm. Tiếp đó giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát. Sau đó học sinh tự làm thí

nghiệm ghi kết quả vào tường trình. Giáo viên đi giúp đỡ các em làm thí nghiệm không đạt yêu cầu. Khi hết thời gian dành cho thí nghiệm này thì đồng loạt cả lớp cùng ngừng thí nghiệm. Giáo viên nhận xét về kết quả kĩ năng tiến hành thí nghiệm vừa làm. Thí nghiệm tiếp theo được bắt đầu theo trình tự trên, cho đến thí nghiệm cuối cùng.

Bước 3:Củng cố toàn bài.

Giáo viên hệ thống lại mối liên hệ giữa các thí nghiệm và mối liên hệ giữa thí nghiệm và kiến thức lí thuyết đã học.

Bước 4:Nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc trong bài thực hành.

Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình. Làm vệ sinh chuẩn bị cho lớp khác vào phòng thí nghiệm.

b) Phương án 2: Nhiều thí nghiệm làm cùng một lúc. HS chia nhóm lần lượt làm từ thí nghiệm này đến thí nghiệm khác theo kiểu xoay vòng. Bài thực hành soạn theo 4 bước:

Bước 1:Ổn định tổ chức.

Giáo viên cho học sinh vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các bộ thí nghiệm. Ghi tên học sinh vắng mặt. Giáo viên nêu mục đích bài thí nghiệm thực hành, nhắc nhở các công việc cụ thể để đảm bảo cho buổi thí nghiệm được an toàn.

Bước 2:Làm thí nghiệm.

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của từng nhóm thí nghiệm. Giáo viên lần lượt giới thiệu bộ dụng cụ của từng nhóm cho cả lớp. Giáo viên lần lượt làm mẫu tất cả các thí nghiệm của bài thực hành cho các nhóm cùng nghe. Sau đó các nhóm tiến hành đồng thời tất cả các thí nghiệm của bài theo kiểu xoay vòng. Giáo viên đi giúp đỡ từng nhóm.

Bước 3:Củng cố toàn bài.

Hết thời gian dành cho bước 2, giáo viên cho các nhóm đồng loạt ngừng việc làm thí nghiệm. Giáo viên củng cố hệ thống hóa mối liên quan giữa các thí nghiệm và lí thuyết chủ đạo.

Bước 4:Nhận xét tinh thần làm việc trong bài thực hành.

Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình. Làm vệ sinh chuẩn bị cho lớp khác vào phòng thí nghiệm.

1.3.4.3. Thí nghiệm đơn giản giao cho HS làm ở nhà [40]

Loại thí nghiệm này chủ yếu để vận dụng kiến thức vào thực tiễn nên cần chọn thí nghiệm đơn giản, an toàn, hóa chất dụng cụ dễ kiếm, gắn với đời sống hàng ngày.

- Thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường đến sự an mòn kim loại.

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm hoá học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)