Thí nghiệm kiểm chứng giúp HS nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tế. Khi sử dụng phương pháp này học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết khoa học, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết. Khi sử dụng phương pháp này người giáo viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động sau:
− Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu.
− Cho HS nêu các giả thuyết, dự đoán dựa trên cơ sở lí thuyết đã biết. − Lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết.
− Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giả thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi thí nghiệm.
− Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm. − Xác nhận giả thuyết đúng thông qua kết quả của thí nghiệm.
− Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và rút ra kết luận.
Nội dung có thể sử dụng thí nghiệm được phải đơn giản, kiến thức học sinh có thể dự đoán được.
Những thí nghiệm được sử dụng để kiểm chứng:
− Kiểm nghiệm tính oxy hóa của các halogen giảm dần từ clo đến iot. − Nghiên cứu tính tan của HCl vào nước.
− Nghiên cứu tính oxy hóa mạnh của axit sunfuric đặc. …
Ví dụ:
Bảng 2.3. Hoạt động của GV và HS trong thí nghiệm kiểm chứng bài Hidro clorua – axit clohidric
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 23: Hidro clorua – axit clohidric
Tính chất của Hidro clorua
- Mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu tính tan của HCl vào nước.
- Hãy dự đoán hiện tượng của thí nghiệm úp ngược bình chứa đầy khí
- Hiểu mục đích thí nghiệm. - HS dư đoán:
HCl ở nút bình có ống vuốt nhọn xuyên qua vào chậu nước như hình vẽ sau thì hiện tượng gì xảy ra?
- Cho HS lắp dụng cụ thí nghiệm, quan sát của chậu nước.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, sản phẩm phản ứng. - Cho HS thử dung dịch thu được bằng quỳ tím.
- Cho HS xác nhận dự đoán đúng, giải thích, kết luận.
2. HCl tan trong nước.
Theo 1, thì nước từ chậu sẽ không phun vào bình.
Theo 2, thì nước từ chậu sẽ phun vào bình do sự chênh lệch áp suất.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Hiện tượng thu được là: nước từ chậu phun vào bình thành các tia nước.
- Cho quỳ tìm vào dung dịch mới thu được thấy quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Dự đoán 2 đúng.
Kết luận: HCl tan nhiều trong nước và tạo thành dung dịch có tính axit.
Bảng 2.4. Hoạt động của GV và HS trong thí nghiệm kiểm chứng bài Axit sunfuric
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 33: Axit sunfuric
Tính chất hóa học
- Mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu tính chất hóa học của axit sunfuric đặc.
- Hãy dự đoán khi cho miếng đồng nhỏ vào dung dịch axit sunfuric đặc rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
- Hiểu mục đích thí nghiệm. - HS dự đoán:
1. Đồng không phản ứng với axit đặc. 2. Đồng có phản ứng với axit đặc. Theo 1, đồng không tan trong axit vì đồng là kim loại đứng sau hidro trong
- Cho HS lắp dụng cụ thí nghiệm, quan sát thí nghiệm trước khi tiến hành.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, sản phẩm phản ứng.
- Cho HS xác nhận dự đoán đúng. - Giải thích, kết luận.
dãy hoạt động hóa học không có hiện tượng gì xảy ra.
Theo 2, đồng tan trong axit tạo thành dung dịch màu xanh.
- HS tiến hành thí nghiệm hiện tượng thu được: có khí bay lên làm đỏ giấy quỳ tím, đồng tan dần, dung dịch thu được có màu xanh.
- Dự đoán 2 đúng.
- Kết luận: axit H2SO4 đặc nóng có tính oxy hóa mạnh, oxy hóa được kim loại kém hoạt động. 0 6 2 4 2 4 4 2 2 Cu + 2H S O Cu SO + S O + 2H O + + + → (Kh) (Oxh)
- H2SO4: chất oxy hóa mạnh do số oxy hóa của nguyên tố lưu huỳnh +6 (cao nhất) S6 S4
+ +
→ .