Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 80)

Căn cứ vào tình hình phát triển dân số của huyện Cao Phong, cùng với

định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, dự báo quy mô dân số của huyện đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.11 : Dự báo dân sô huyện Cao Phong đến năm 2020 STT Xã, thị trấn Năm 2013 Năm 2015 Năm 2020 Nhân Khẩu (người) Số hộ (hộ) Nhân Khẩu (người) Số hộ (hộ) Nhân Khẩu (người) Số hộ (hộ) 1 TT Cao Phong 4649 1154 4848 1231 5111 1314 2 Xã Đông Phong 2059 452 2147 482 2263 515 3 Xã Thu Phong 3430 1140 3577 1216 3771 1298

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 STT Xã, thị trấn Năm 2013 Năm 2015 Năm 2020 Nhân Khẩu (người) Số hộ (hộ) Nhân Khẩu (người) Số hộ (hộ) Nhân Khẩu (người) Số hộ (hộ) 4 Xã Yên Lập 2135 488 2227 521 2347 556 5 Xã Yên Thượng 2412 549 2515 586 2651 625 6 Xã Bình Thanh 2332 602 2432 642 2564 685 7 Xã Thung Nai 1943 492 2026 525 2136 560 8 Xã Bắc Phong 4218 993 4399 1059 4637 1131 9 Xã Tân Phong 2417 527 2521 562 2657 600 10 Xã Dũng Phong 3437 791 3584 844 3778 901 11 Xã Nam Phong 3992 909 4163 970 4388 1035 12 Xã Xuân phong 3310 738 3452 787 3639 840 13 Xã Tây Phong 5285 1210 5512 1291 5810 1378 Tổng 41619 10045 43404 10717 45751 11438 3.4.2.1. Định hướng phát triển đô thịđến năm 2020

Định hướng trong giai đoạn quy hoạch không bổ sung thêm quỹ đất cho khu trung tâm thị trấn Cao Phong. Diện tích đất hiện trạng của thị trấn đã đảm bảo cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn quy hoạch vẫn tiến hành chỉnh trang, mở rộng các đô thị hiện trạng của huyện.

Trong giai đoạn 2014- 2020, tiến hành chỉnh trang, mở rộng các điểm dân cưđô thị và thực hiện tăng dày các điểm dân cư tại thị trấn Cao Phong.

Cụ thể như sau: Bảng 3.12 : Định hướng các vị trí quy hoạch đất ởđô thị STT Hạng mục, công trình sử dụng đất Địa điểm Diện tích tăng thêm (ha) Tổng cộng 24,00

1 Dọc hai bên đường đi trại lợn Khu 1+2 0,80 2 Dọc hai bên đường vào chuồng Khu 2 0,60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 STT Hạng mục, công trình sử dụng đất Địa điểm Diện tích tăng thêm (ha) bò đội 6 (cạnh công an huyện)

3 Tiếp khu đấu giá vào kho 102 Khu 2 20,00 4 Dọc đường vào đập Nước Tra Khu 5 1,60 5 Khu Cầu Bản (khu 8 dọc QL6) Khu 8 1,00

3.4.2.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn

a) Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn

Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện tại trên địa bàn huyện có 114

điểm dân cư nông thôn. Trong đó: có 12 điểm dân cư loại I; 70 điểm dân cư loại II và 32 điểm dân cư loại III. Qua quá trình điều tra hệ thống điểm dân cư huyện Cao Phong tôi đã nhận thấy rằng:

Phần lớn các điểm dân cư của huyện đều được hình thành và phát triển trong một thời gian lâu đời, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: nhà văn hoá, sân thể thao, đình, chùa, trụ sở... Tuy nhiên chất lượng các công trình còn thấp, chưa đáp ứng tốt được cho nhu cầu của người dân trong KDC.

Các hộ dân trong mỗi điểm dân cư đó phần lớn được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ họ hàng thân thuộc, có quan hệ huyết thống với nhau. Việc hình thành các điểm dân cư này đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Do trước đây huyện chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống các điểm dân cư nên tình trạng xây dựng và xu hướng phát triển của các điểm dân cư thường là theo xu hướng tự phát, chính vì vậy mà trật tự xây dựng lộn xộn, đất đai sử dụng lãng phí và không hiệu quả, các điểm dân cư phân bố phân tán nên rất khó để có thể xây dựng các công trình công cộng phục vụ chung cho tất cả các điểm dân cư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng và phát triển các điểm dân cư hiện nay cho thấy việc bố trí lại các điểm dân cư là rất khó khăn. Chính vì vậy, dựa trên định hướng phát triển chung của huyện, chúng tôi định hướng phát triển các

điểm dân cư nông thôn huyện Cao Phong như sau:

- Các điểm dân cư loại I: các điểm dân cư này phát triển khá ổn định. Hệ

thống cơ sở hạ tầng trong KDC đã được xây dựng tương đối đầy đủ, hiện tại đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong tương lai cần giữ nguyên vị

trí như hiện tại, đồng thời tiếp tục phát triển, mở rộng và hoàn thiện. Theo định hướng đến năm 2020 dự kiến chuyển 19 điểm dân cư loại II thành điểm dân cư

loại I. Ở các điểm dân cư như: Xóm Lòn, Xóm Tráng, Xóm Mỗ 1 – xã Bình Thanh; Xóm Nai – xã Thung Nai; Rú 6 – xã Xuân Phong với việc quy hoạch các khu vui chơi, khu du lịch, du lịch sinh thái, hay ở các điểm dân cư như: Xóm Mu – Thung Nai; Xóm Đệ 2 – xã Bắc Phong; Xóm Bái Bệ 1 – xã Dũng Phong; Xóm Mới, Xóm Bằng – xã Tây Phong; Xóm Ngái – xã Yên Lập; Xóm Khánh – xã Yên Thượng là xây dựng các khu cụm công nghiệp, khu khai thác khoáng sản làm mức sống người dân được cải thiện đáng kể, thu hút dân cư từ các địa phương khác trong và ngoài huyện tập trung về đây, cùng với công tác đầu tư

xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển quy mô dân số, mở rộng diện tích khu dân cư ở các điểm dân cư để phát triển thành các điểm dân cư loại I.

- Các điểm dân cư loại II: Các điểm dân cư này được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính. Tuy cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nhưng với quy mô dân số và đất đai như hiện nay, cùng với việc phân bố gần nơi sản xuất và được phân bố tương đối gần nhau, những điểm dân cư này vẫn có thểđảm bảo được nhu cầu phát triển trong tương lai. Trong giai đoạn tiếp theo để các điểm dân cư này phát triển tốt hơn thì cần mở rộng quy mô đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo đủ điều kiện cho xây dựng và phát triển trong tương lai. Theo định hướng đến năm 2020 dự kiến chuyển 19 điểm dân cư loại II sang loại I, đồng thời phát triển 27 điểm dân cư loại III thành loại II. Với việc mở rộng quy mô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 diện tích, hay chuyển sang vị trí mới (do có nguy cơ sạt nở), tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện mức sống của người dân để đưa các điểm dân cư như: Chằng Trong, Chằng Ngoài – xã Đông Phong; Xóm Mới, Xóm Bưng 3,4 – xã Thu Phong; Xóm Cáp, Xóm Mới – xã Bình Thanh; Xóm Ong 1,2 – xã Nam Phong; Xóm Cạn Trong, Xóm Nhõi 1 – xã Xuân Phong; Xóm Rớm, Xóm Đai – xã Yên Thượng… phát triển thành điểm dân cư loại II.

- Các điểm dân cư loại III: đây là những thôn, xóm nhỏ, không có triển vọng phát triển trong tương lai, không thuận lợi tổ chức sản xuất và đời sống thì trong giai đoạn tương lai cần được bố trí quy hoạch sắp xếp lại để đảm bảo cho sự phát triển tốt trong tương lai. Như vậy, nhằm đảm bảo đầu tư xây dựng hệ

thống cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất của những điểm dân cư loại III thì trong giai đoạn quy hoạch tiến hành nâng cấp, mở rộng quy mô của các điểm dân cư này. Theo định hướng đến năm 2020 dự kiến chuyển 27 điểm dân cư loại III thành loại II, còn lại 5 điểm dân cư

loại III là những điểm xa khu trung tâm xã, quy mô nhỏ, đi lại rất khó khăn, khó

đáp ứng điều kiện đểđầu tư cơ sở vật hạ tầng, do đó cần tiếp tục phát triển và có các định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Dựa trên các tiêu chí về mức sống, quy mô, diện tích, vị trí của các điểm dân cư, chúng tôi đưa ra định hướng phát triển với phương án giữ nguyên 114

điểm dân cư nông thôn hiện có và dự kiến nâng cấp 19 điểm dân cư loại II lên loại I; 27 điểm dân cư loại III lên loại II; còn lại 5 điểm dân cư loại III. Như vậy

đến năm 2020 huyện Cao Phong có 31 điểm dân cư loại I, 78 điểm dân cư loại II và 5 điểm dân cư loại III.

b) Xác định nhu cầu sử dụng đất ở tại nông thôn

Trong những năm tới tiến hành chỉnh trang các công trình hạ tầng xã hội trong KDC nên cần bố trí các điểm dân cư mới tập trung và sắp xếp lại một số điểm dân cư cũ cho phù hợp với tiêu chí chung của việc xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất ở nông thôn tăng 39,36 ha so với hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 trạng năm 2013 để bố trí đất giãn dân và quy hoạch các điểm dân cư tập trung. Diện tích tăng lên do lấy từ các loại đất:

- Đất nông nghiệp 36,06 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 29,86 ha (đất trồng lúa nước 7 ha), đất lâm nghiệp 6,2 ha.

- Đất chưa sử dụng 3,3 ha.

Bảng 3.13 : Định hướng các vị trí quy hoạch đất ở nông thôn

STT Hạng mục Địa điểm Diện tích (ha)

1 Khu TĐC xóm Đảy Yên Lập 1,00

2 Khu TĐC xóm Trầm Yên Lập 0,60

3 Khu dãn dân Bơ Múc xóm Quà Yên Lập 1,00 4 Khu dãn dân Mường Tăng xóm Quà Yên Lập 0,60

5 Khu dãn dân gò xóm ngái Yên Lập 0,80

6 Xóm 1,2,3,6 (QH 2 bên trục đường xã) Xuân Phong 1,00 7 Xóm Nhõi 1 (đầu xóm đến cuối xóm) Xuân Phong 0,80 8 Xóm Nhõi 2 (đầu xóm đến cuối xóm) Xuân Phong 0,80 9 Xóm Lú 4+5 ((đầu xóm đến Cạn 1) Xuân Phong 0,80 10 Xóm Cạn 1+2 (từ Cạn 2 đến xóm Chắn) Xuân Phong 0,80 11 Khu dân cư xóm Cáp (đất công ty giống) Bình Thanh 4,60

12 Khu dãn dân xóm Rệ 2 Bắc Phong 0,66

13 Khu dãn dân xóm Khụ Bắc Phong 0,30

14 Khu dãn dân xóm Má Bắc Phong 0,50

15 Khu dãn dân xóm Tiến Lâm Bắc Phong 0,30 16 Khu dãn dân xóm Bắc Sơn Bắc Phong 0,20

17 Khu dãn dân xóm Dài Bắc Phong 0,30

18 Khu dãn dân xóm Dệ 1+2 Bắc Phong 0,60 19 Khu TĐC (nguy cơ sạt nở (xóm Rớm) Yên Thượng 1,60

20 Khu dãn dân Bãi màu Yên Thượng 3,00

21 Khu dãn dân khu Vực Nhà Tân Phong 1,40

22 Khu dãn dân Nà Hụ Tân Phong 1,00

23 Khu dãn dân thôn Mọng Thung Nai 0,80

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

STT Hạng mục Địa điểm Diện tích (ha)

25 Khu dãn dân dốc vách Thung Nai 0,80

26 Khu dãn dân xóm Thiều Thu Phong 1,00

27 Khu dãn dân xóm Nai Thu Phong 0,40

28 Khu dãn dân xóm Đúng Thu Phong 1,00

29 Khu dãn dân xóm Nam Sơn 2 Thu Phong 0,60 30 Khu dãn dân dọc tuyến số 1 Đồng Bả Đông Phong 1,30 31 Từ ao Cáp đi thị trấn Đông Phong 1,20

32 Dọc QL6 xóm Bảm Tây Phong 1,00

33 Dọc đường xóm Chao đến nghĩa địa Tây Phong 0,80

34 Dọc QL6 Phố Bằng Tây Phong 1,20

35 Xóm Nam Thái + Trẹo Ngoài Nam Phong 1,80

36 Xóm Trẹo Trong Nam Phong 1,20

37 Xóm Đồng Mới, Dương Ngoài Dũng Phong 1,00

38 Xóm Bái Bệ Dũng Phong 1,60

3.4.3. Định hướng phát trin cơ s h tng trong khu dân cư

Phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm dân cư là nội dung quan trọng trong phát triển mạng lưới dân cư của huyện. Muốn phát triển các điểm dân cư từ loại II lên Loại I, loại III lên loại II thì cần phải xây dựng them các công trình hạ tầng trong khu dân cư để có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi hơn, nâng cao mức thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khu dân cư, cụ thể như sau:

a) Giao thông

Theo tiêu chí giao thông thì hệ thống giao thông ở các xã trong huyện Cao Phong phải đảm bảo điều kiện sau : Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT ( đạt 100%); Tỷ

lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ

GTVT (đạt 50%); Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (đạt 100% trong đó 50 % cứng hóa). Như vậy, trong giai đoạn tới cần:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 * Đường quốc lộ:

Đường Quốc lộ 6 đi Sơn La, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và sở

giao thông vận tải quản lý du tu bảo dưỡng và nâng cấp hàng năm.

Quy hoạch đường tránh quốc lộ 6 để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới; chiều dài 10,5 km, quy hoạch lộ

giới 40 m, đường cấp III. * Đường tỉnh lộ:

Đường Tỉnh lộ 435 đi Bình Thanh, đầu tư nâng cấp trục đường phục vụ

cho phát triển du lịch và công nghiệp.

Tiến hành duy tu bảo dưỡng và nâng cấp hàng năm đối với tỉnh lộ 12B đi huyện Kim Bôi.

* Đường huyện:

Đầu tư nâng cấp, mở rộng các trục đường liên xã, tổng chiều dài đường khoảng 46 km, quy hoạch mở rộng lộ giới 10 – 12 m, bao gồm các trục đường sau:

- Đường TT Cao Phong - Bắc Phong, chiều dài 2 km, lộ giới quy hoạch 12m. - Đường TT Cao Phong - Thu Phong, chiều dài 4 km, lộ giới quy hoạch 12m. - Xuân Phong - Yên Thượng, chiều dài 12 km, lộ giới quy hoạch 10m. - Yên Thượng - Đông Nai - Tân Lạc, chiều dài 5 km, lộ giới quy hoạch 10m. - Bắc Phong - Thung Nai, chiều dài 7 km, lộ giới quy hoạch 10m.

- Đông Phong - Tân Phong, chiều dài 3 km, lộ giới quy hoạch 10m. - Đường liên xã đi Xuân Phong,chiều dài 3 km, lộ giới quy hoạch 10m. - Đường liên xã đi Thu Phong, chiều dài 10 km, lộ giới quy hoạch 10m. * Đối với đường trục xã, liên thôn, trục thôn xóm:

Thực hiện phương châm: “Nhân dân làm và quản lý là chính”, việc nâng cấp, cải tạo chủ yếu từ nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn.... Nhà nước hỗ trợ bằng các chương trình vốn vay ưu tiên đầu tư, chính sách kích thích phát triển giao thông nông thôn, các dự

án về giao thông nông thôn ...

Dự kiến, trong giai đoạn 2014 - 2020 phấn đấu cải tạo, nâng cấp, mở rộng 130,5 km đường giao thông nông thôn, lộ giới mặt đường từ 4 – 6 m, mặt đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 bê tông. Đây là nhiệm vụ quan trọng của huyện trong mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội, văn hóa ở nông thôn, để phấn đấu đến năm 2020 có 40 -50 % xã đạt xã nông thôn mới.

* Quy hoạch bến xe, điểm đỗ xe:

+ Xây dựng bến xe khách tại thị trấn Cao Phong, quy mô 0,4 ha. + Xây dựng các điểm đỗ xe tại các trung tâm xã.

b) Cơ sở văn hóa:

Phát triển theo hướng xây dựng nông thôn mới với tiêu chí này cần có: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của bộ VH - TT – DL; Tỷ lệ thôn có

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 80)