Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 39)

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo tổng hợp đã có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực xây dựng kiến trúc cảnh quan, các chuyên gia về quy hoạch sử dụng đất…. Nội dung báo cáo, định hướng phát triển khu dân cưđựơc các chuyên gia xem và góp ý kiến bổ sung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1 Đặc đim điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý

Huyện Cao Phong là huyện mới được chia tách từ huyện Kỳ Sơn theo nghị định số 95/2001/NĐ- CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002.

Là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, cách thành phố

Hòa Bình gần 20km;

Phía Bắc giáp thành phố Hoà Bình và huyện Đà Bắc. Phía Đông giáp huyện Kim Bôi.

Phía Tây và Tây nam giáp huyện Tân Lạc. Phía Đông nam giáp huyện Lạc Sơn.

Sơđồ 3.1: Vị trí địa lý huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình

Tổng diện tích tự nhiên là 25.527,83 ha, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Cao Phong nằm trên trục đường Quốc lộ 6A chạy qua các xã Thu Phong, Bắc Phong,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 thị trấn Cao Phong, Tây Phong, Nam Phong. Đường 12B đi Kim Bôi, chạy qua xã Thu Phong. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng cho việc đi lại và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với hệ thống giao thông thuận lợi trên đã hình thành lên hê thống dân cư dạng tuyến, phân bố dọc theo các tuyến đường này.

b) Địa hình, địa mạo

Cao Phong là huyện có địa hình tương đối phức tạp ở phía bắc, phía tây, phía đông, đồi núi được xen kẽ, chia cắt bởi các con suối. Đồi núi ởđây chủ yếu là núi đất, núi đá cũng có song không nhiều, độ cao địa hình trên 300 m.

Địa hình chia thành 2 dạng chủ yếu:

- Địa hình đồi núi thấp (< 800m): Phân bố ở hầu khắp các xã xung quanh trung tâm huyện. Nơi đây, dân cư phân bố rải rác ở các khu vực chân đồi, mật độ

dân số thưa thớt tạo thành các điểm dân cư nhỏ lẻ, phân tán.

- Địa hình thung lũng : Là vùng trung tâm và phía nam huyện, địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, gồm các xã Tây Phong, Dũng Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong huyện, hệ

thống dân cư phân bố tương đối tập trung.

c) Khí hậu

Dựa vào số liệu khí tượng quan trắc của các trạm thuộc tỉnh Hoà Bình cho thấy: khí hậu Hoà Bình nói chung và Cao Phong nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều. Lượng mưa trong năm đạt trị số khá cao 1535 mm, độẩm trung bình 83%, nhiệt độ trung bình 24,7

0C (tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 trung bình từ 27-29 0C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 trung bình là 15,5 -16,5 0C), số giờ nắng trung bình là 1851 giờ.

d) Thuỷ văn

Cao Phong có mạng lưới sông, suối phân bổ tương đối đều. Nằm trong vùng thượng lưu của hồ thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn huyện có nhiều những nhánh suối của sông Đà với các con suối chính: Suối Cái, suối Vàng, suối Bưng, suố Trăng, suối Văn,… tạo thành hệ thống suối trải đều trên địa bàn huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Ngoài hệ thống sông suối trên địa bàn huyện còn có một vùng ngập của hồ

sông Đà ở phía Tây Bắc huyện và một số hồ thủy lợi nha hồ Nước Tra, hồ Đặng Treo, hồ Lái,...

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất a) Tài nguyên đất

Kết quả phúc tra, chỉnh lý, biên tập, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 (theo hệ thống phân loại 1976-1984) năm 2004 của Viện Quy hoạch và Thiết kế

Nông nghiệp cho thấy tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cao Phong gồm 4 nhóm

đất với 9 loại đất là:

- Nhóm đất phù sa chiếm 0.76 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Gồm: Đất phù sa ngòi suối (Py)

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm 85,44 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Gồm 7 loai: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk); đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv); đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs); đất Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq); đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, ký hiệu (Fl).

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 1,77% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm: Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Hk)

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) chiếm 3,67% diện tích tự nhiên toàn huyện

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn nước của hệ thống sông suối với các con suối chính: Suối Cái, suối Vàng, suối Bưng, suối Trăng, suối Văn,…nguồn nước của hồ sông Đà và một số hồ thủy lợi như: hồ Nước Tra, hồ Đặng Treo, hồ Lái,... là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụđời sống, cơ sở chăn nuôi thuỷ sản, nguồn tích trữ nước dự phòng.

- Nguồn nước ngầm: Qua thăm do điều tra sơ bộ, nước ngầm ở Cao Phong cũng có trữ lượng khá lớn, có nơi chỉ cần khoan 5-6m đã thấy nước ngầm. Chất lượng phần lớn là nước ngọt, chưa bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 cần được bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất và

đời sống nhân dân ngày một cao.

c) Tài nguyên rừng

Cao Phong là huyện có độ che phủ rừng tương đối cao (57%), tuy nhiên nằm trong vùng đầu nguồn của hồ thủy điện Hòa Bình với diện tích trên 7 ngàn ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy trong tương lai cần có biện pháp bảo vệ, chăm sóc rừng hợp lý nhằm nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ vùng đầu nguồn sông Đà nghiêm ngặt.

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn địa chất cho thấy Cao Phong có tài nguyên khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn. Một số loại khoáng sản quan trọng có thể phục vụ cho công nghiệp khai thác góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn huyện là:

- Quặng Đồng: đã phát hiện ở Yên Thượng, Bình Thanh và Thung Nai, hiện nay đã và đang được đầu tư khai thác.

- Quặng chì: ở Bắc Phong.

- Quặng sắt: ở Thu Phong, Bắc Phong,..

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện có trữ lượng ít, phân tán. Hiện tại, hầu hết các điểm mỏ chưa được đánh giá cụ thể về tiềm năng, trữ lượng và chất lượng.

e) Tài nguyên nhân văn

Cao Phong là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình với dân số trên 40 ngàn người, với 12 xã và 1 thị trấn. Trên địa bàn hiện có 3 dân tộc sinh sống là Mường, Dao, Kinh; trong đó dân tộc Mường chiếm trên 60% còn lại là dân tộc Dao và dân tộc Kinh. Với nhiều bản làng người dân tộc Mường và dân tộc Dao sinh sống tạo nên một không gian văn hóa riêng mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong đó có văn hóa cồng, chiên, nhà sàn, đền chùa.

Ngoài ra nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống pháp còn ghi dấu nhiều chiến công, nhiều nhân vật lịch sử gắn liền với các địa danh nơi đây như anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 hùng Cù Chính Lan và nhiều công trình lớn về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh

đã và đang được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng.

3.1.1.3. Thực trạng môi trường

- Môi trường không khí:

Là một huyện mới được thành lập, cơ sở phát triển công nghiệp – TTCN chưa có gì, chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực trên địa bàn huyện vẫn còn đảm bảo, chưa có những biểu hiện bị ô nhiễm và suy thoái. Tại khu vực cạnh các tuyến đường giao thông chủ yếu bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn gây nên nhưng mật độ giao thông còn ít nên chưa ảnh hưởng nhiều.

- Môi trường đất:

Hiện nay cơ cấu sử dụng đất tại Cao Phong đã có những thay đổi đáng kể, diện tích đất chuyên dùng đã gia tăng. Tuy nhiên đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ

cao. Chất lượng môi trường đất của huyện chưa có các biểu hiện bị suy thoái, hàm lượng khoáng chất, chất vi lượng trong đất vẫn đảm bảo cho sự phát triển cây trồng tốt.

- Môi trường nước:

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Cao Phong rất phong phú, ngoài hệ

thống sông ngòi các hồ chứa nước được xây dựng trên địa bàn nhưđầu nguồn hồ

sông Đà, ...do ngành TTCN cũng như các ngành nghề khác chưa phát triển, do đó lượng nước thải hiện tại chưa đáng kể, môi trường nước chưa bị ô nhiễm.

- Thực trạng quản lý chất thải rắn:

Chất thải rắn trên địa bàn huyện Cao Phong chủ yếu là chất thải sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt do người dân tự thu gom, đốt và chôn lấp tự nhiên, thậm chí tập kết tại các bãi đất trống gần khu dân cư do hầu như các xã chưa có bãi chứa hoặc khu sử lý rác thải sinh hoạt, đây là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn quy hoạch tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

3.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2013 là 13,48% (cao hơn tăng trưởng bình quân của tỉnh là 1,55%), kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và tốc

độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2013 là: - Ngành nông – lâm nghiệp là: 50%.

- Ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng là: 28%. - Ngành dịch vụ, du lịch là: 22%

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp có bước phát triển khá nhờ có định hướng phát triển nông nghiệp đúng hướng, sự chỉđạo sát sao của các cấp, các ngành và sự cần cù của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 6%, cơ cấu trong nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 7.400 ha (Bình quân tăng 29,6 ha/năm); trong đó diện tích cây mía là 2.400 ha, sản lượng đạt 10.000 tấn; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 15.400 tấn. Có 55% diện tích canh tác của huyện cho thu nhập bình quân đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha, nhiều trang trại và hộ

dân thu đạt trên 300 triệu đồng/ha. Thương hiệu cam, mía tím Cao Phong từng bước khẳng định trên thị trường trong nước.

- Chăn nuôi:

Toàn huyện hiện có gần 213.300 con gia súc, gia cầm; định hướng trong những năm qua huyện tập trung cải tạo đàn gia súc, gia cầm, phát triển đàn trâu thịt theo hướng sản xuất hàng hóa. Về thủy sản , tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 100 ha, thu hoạch trên 120 tấn cá các loại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 - Lâm nghiệp:

Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng mới rừng đạt kết quả khá, nhiều vùng rừng nguyên liệu được phát triển tập trung. Diện tích trồng mới rừng hàng năm bình quân trên 670 ha, nâng độ che phủ rừng đạt 53%.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN tăng khá, bình quân tăng 25,1%; năm 2013 đạt trên 22 tỷđồng. Hiện phối hợp với Sở khoa học công nghệ

tỉnh hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh hữu cơ với công xuất 2.000 tấn/năm. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như:

đan mâm bằn song, mây;làm chổi chít,…bước đầu đạt kết quả khá tốt.

Về công tác quy hoạch huyện đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu công nghiệp tại xã Tây Phong, hiện đang kêu gọi các nhà đầu tư. Trong tương lai xẽ

tiếp tục dành quỹđất quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp để kêu gọi đầu tư

nhằm mục tiêu phát triển kinh tế theo đúng lộ trình. c) Khu vực kinh tế dịch vụ

- Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến mới, cung cấp kịp thời các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Các loại hình thương mại dịch vụ trên địa bàn chủ yếu vẫn là kinh doanh buôn bán các mặt hàng phục vụ tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhà nghỉ, dịch vụăn uống, xây dựng, dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách.

- Về du lịch: Hoạt động du lịch của huyện bước đầu có khởi sắc, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Một số công trình lớn về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh đã và đang được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng như: chùa Khánh (Yên Thượng), đền Bờ (Thung Nai), tượng đài Cù Chính Lan, Bản Giang Mỗ

(Bình Thanh),…

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số trung bình toàn huyện năm 2013 là 41.619 người/ 10.045 hộ, mật

độ dân số bình quân 163 người/km2. Số lao động toàn huyện có 19.646 người trong độ tuổi lao động, chiếm 47,2% tổng dân số. Trong đó:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Số lao động nông nghiệp có khoảng 13.457 người, chiếm 68,5% tổng số

lao động.

- Số lao động phi nông nghiệp có 6.189 người, chiếm 31,5% tổng số lao động. Lực lượng lao động trong huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp. Trong những năm tới cần có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý để thúc

đẩy sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển tạo việc làm cho người lao động.

Đồng thời phải có những biện pháp đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ lao động thông qua các khoá đào tạo, các hội nghịđầu bờ.

- Hiện trạng hộ nghèo năm 2013 trên địa bàn huyện Cao Phong là 12%.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a) Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Cao Phong là huyện lỵ của huyện, là thị trấn mới được thành lập có tổng diện tích tự nhiên là 1.173,12 ha, quy mô dân số 4.649 người, với 1.154 hộ, với 9 tổ dân phố. Đây là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Nằm dọc trục đường quốc lộ 6, trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng dân số, mật độ và khối lượng xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng đô thị tăng lên liên tục bộ mặt đô thị ngày càng khang trang

đặc biệt là khu trung tâm hành chính và dọc trục quốc lộ 6. Thị trấn Cao Phong ngày càng được phát triển đồng thời với các hoạt động công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp và dịch vụ thương mại, đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng giá trị tổng sản phẩm xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, quy mô của thị trấn còn hẹp và kéo dài, kiến trúc không gian dân cưđã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Các khu nhà trong thị trấn

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)