Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 42)

a) Tài nguyên đất

Kết quả phúc tra, chỉnh lý, biên tập, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 (theo hệ thống phân loại 1976-1984) năm 2004 của Viện Quy hoạch và Thiết kế

Nông nghiệp cho thấy tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cao Phong gồm 4 nhóm

đất với 9 loại đất là:

- Nhóm đất phù sa chiếm 0.76 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Gồm: Đất phù sa ngòi suối (Py)

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm 85,44 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Gồm 7 loai: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk); đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv); đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs); đất Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq); đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, ký hiệu (Fl).

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 1,77% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm: Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Hk)

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) chiếm 3,67% diện tích tự nhiên toàn huyện

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn nước của hệ thống sông suối với các con suối chính: Suối Cái, suối Vàng, suối Bưng, suối Trăng, suối Văn,…nguồn nước của hồ sông Đà và một số hồ thủy lợi như: hồ Nước Tra, hồ Đặng Treo, hồ Lái,... là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụđời sống, cơ sở chăn nuôi thuỷ sản, nguồn tích trữ nước dự phòng.

- Nguồn nước ngầm: Qua thăm do điều tra sơ bộ, nước ngầm ở Cao Phong cũng có trữ lượng khá lớn, có nơi chỉ cần khoan 5-6m đã thấy nước ngầm. Chất lượng phần lớn là nước ngọt, chưa bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 cần được bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất và

đời sống nhân dân ngày một cao.

c) Tài nguyên rừng

Cao Phong là huyện có độ che phủ rừng tương đối cao (57%), tuy nhiên nằm trong vùng đầu nguồn của hồ thủy điện Hòa Bình với diện tích trên 7 ngàn ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy trong tương lai cần có biện pháp bảo vệ, chăm sóc rừng hợp lý nhằm nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ vùng đầu nguồn sông Đà nghiêm ngặt.

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn địa chất cho thấy Cao Phong có tài nguyên khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn. Một số loại khoáng sản quan trọng có thể phục vụ cho công nghiệp khai thác góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn huyện là:

- Quặng Đồng: đã phát hiện ở Yên Thượng, Bình Thanh và Thung Nai, hiện nay đã và đang được đầu tư khai thác.

- Quặng chì: ở Bắc Phong.

- Quặng sắt: ở Thu Phong, Bắc Phong,..

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện có trữ lượng ít, phân tán. Hiện tại, hầu hết các điểm mỏ chưa được đánh giá cụ thể về tiềm năng, trữ lượng và chất lượng.

e) Tài nguyên nhân văn

Cao Phong là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình với dân số trên 40 ngàn người, với 12 xã và 1 thị trấn. Trên địa bàn hiện có 3 dân tộc sinh sống là Mường, Dao, Kinh; trong đó dân tộc Mường chiếm trên 60% còn lại là dân tộc Dao và dân tộc Kinh. Với nhiều bản làng người dân tộc Mường và dân tộc Dao sinh sống tạo nên một không gian văn hóa riêng mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong đó có văn hóa cồng, chiên, nhà sàn, đền chùa.

Ngoài ra nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống pháp còn ghi dấu nhiều chiến công, nhiều nhân vật lịch sử gắn liền với các địa danh nơi đây như anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 hùng Cù Chính Lan và nhiều công trình lớn về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh

đã và đang được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 42)