Kiến trúc cảnh quan các công trình trong KDC

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 71)

a) Giao thông

Hiện trên địa bàn huyện có 1 tuyến quốc lộ, 2 tuyến tỉnh lộ và các tuyến

đường liên huyện, các tuyến đường trục của 13 xã, thị trấn.

* Quốc lộ: Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn huyện có chiều dài 20 km, đây là tuyến đường giao thương chính của huyện với thành phố Hòa Bình và tỉnh Sơn La. Hiện tại chất lượng đường vẫn khá tốt chỉ cần tu bổ hàng năm.

* Tỉnh lộ:

- Tỉnh lộ 12B bắt đầu từ quốc lộ 6 chạy qua xã Thu Phong đi huyện Kim Bôi mặt đường rải nhựa rộng 7,5 m, đây là đường tỉnh lộ quan trọng phục vụ cho việc giao lưu phát triển kinh tế của huyện.

- Tỉnh lộ 435 bắt đầu từ quốc lộ 6 chạy qua Bình Thanh và Thung Nai, mặt đường rải nhựa rộng 3,5 - 4,5 m, đây là đường tỉnh lộ chạy vào khu vực lòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 hồ thủy điện Hòa Bình, đây là tuyến đường có tầm quan trọng trong phát triển du lịch của huyện.

* Đường huyện: Theo thông kê toàn huyện có khoảng 46 km đường huyện (đường đến UNBD xã). Các tuyến đường hầu hết đã được dải nhựa hoạch bê tông hóa.

* Giao thông nông thôn: Trong thời gian qua, được sự quan tâm và chỉđạo của Trung ương và tỉnh Hòa Bình, huyện Cao Phong và sự đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã từng bước được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội trên địa bàn huyện Cao Phong. Trong 5 năm huyện đã bê tông hóa được 56 km đường giao thông thôn, xóm, chiếm tỷ lệ khoảng 20 %.

b) Năng lượng

Trong những năm gần đây, ngành Điện lực đã đầu tư xây dựng mạng lưới

điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Đến nay có 13/13 xã, thị trấn và 96% số hộ đã được sử dụng điện, ngành điện cơ bản cung cấp đủ

nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh trong giai

đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống đường điện trong tới các khu dân cư và trong khu dân cư không đảm bảo an toàn cho người dân.

c) Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính, viễn thông những năm qua đã từng bước được hiện

đại hoá, chất lượng dịch vụđược nâng cao. Trên địa bàn các xã đều có điểm bưu

điện văn hóa xã và có báo đọc hàng ngày. Thông tin liên lạc thông suốt, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 d) Cơ sở văn hóa

Toàn huyện đã xây dựng được 83% số nhà văn hóa xóm, khu. Tuy nhiên còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Hình 3.4: Kiến trúc nhà văn hóa xã

Toàn huyện có 72% số hộ đạt gia đình văn hóa, 52% làng văn hóa, 13 tủ

sách pháp luật, 13 điểm bưu điện văn hóa. Các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng tu bổ, bảo tồn tôn tạo như: Tượng đài Cù Chính Lan, Chùa Bờ, Chùa Khánh,... Nhà văn hóa được đầu tư xây dựng để đáp

ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục nâng cấp các công trình không đạt tiêu chuẩn NTM, bổ sung cơ sở vật chất, xây mới nhà văn hóa một số xã, thôn, xóm vẫn chưa có nhà văn hóa.

e) Cơ sở y tế

Trên địa bàn huyện có 15 cơ sở y tế, trong đó có 13 trạm y tếở các xã, thị

trấn; 1 bệnh viện đa khoa mới được đầu tư xây dựng; 1 trung tâm y tế dự phòng. Với tổng số giường bệnh là 140 trong đó bệnh viện đa khoa có 80 giường bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Nhìn chung các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã phần nào đáp ứng đủ. Chỉ

có trạm y tế Thung Nai có diện tích quá nhỏ nhu cầu mở rộng và trạm y tếĐông Phong có nhu cầu chuyển vị trí xây mới.

f) Cơ sở giáo dục-đào tạo

Trong những năm qua, huyện đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Đến nay toàn huyện, số phòng học kiên cốđạt trên 60 % với 14 cơ sở giáo dục mầm non, 13 trường tiểu học, 14 trường THCS. Địa điểm xây dựng các trường đã được quan tâm chú ý đặt ở những khu dân cư tập trung.

Trên địa bàn huyện có các cơ sởđào tạo như: trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm bồi dưỡng chính trị và trung tâm dạy nghề thị trấn trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ về chính trị tư tưởng, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ, đã góp phần nâng cao điều kiện đào tạo cho huyện.

Hình 3.6: Kiến trúc công trình giáo dục – đào tạo

g) Cơ sở thể dục – thể thao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Về cơ bản các xã đã có sân tập thể thao đảm bảo khu trung tâm dân cư và gần trường tiểu học và THCS. Tuy nhiên một số xã vẫn chưa có sân thể thao tương lai cần phải quy hoạch mới và bố trí đất cho nhu cầu thể thao cho các xóm có điều kiện vềđất.

h) Cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ

* Hệ thống chợ và TT thương mại:

Hiện nay toàn huyện có 4 chợ nông thôn và 1 chợ nông sản Bưng trên địa bàn thị trấn Cao Phong với tổng diện tích đất chợ là 2,88 ha. Hầu hết các chợ chưa

đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay và phát triển kinh tế, giao lưu trong những năm tới, đó là hạn chế lớn cho mạng lưới thương mại, dịch vụ của huyện.

* Hệ thống bán lẻ xăng dầu:

Hiện tại trên địa bàn huyện có 2 của hàng bán lẻ xăng dầu, trong thời gian tới sẽ phát triển thêm một vài điểm trên trục quốc lộ 6.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn mới huyện cao phong tỉnh hòa bình (Trang 71)