a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp có bước phát triển khá nhờ có định hướng phát triển nông nghiệp đúng hướng, sự chỉđạo sát sao của các cấp, các ngành và sự cần cù của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 6%, cơ cấu trong nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 7.400 ha (Bình quân tăng 29,6 ha/năm); trong đó diện tích cây mía là 2.400 ha, sản lượng đạt 10.000 tấn; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 15.400 tấn. Có 55% diện tích canh tác của huyện cho thu nhập bình quân đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha, nhiều trang trại và hộ
dân thu đạt trên 300 triệu đồng/ha. Thương hiệu cam, mía tím Cao Phong từng bước khẳng định trên thị trường trong nước.
- Chăn nuôi:
Toàn huyện hiện có gần 213.300 con gia súc, gia cầm; định hướng trong những năm qua huyện tập trung cải tạo đàn gia súc, gia cầm, phát triển đàn trâu thịt theo hướng sản xuất hàng hóa. Về thủy sản , tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 100 ha, thu hoạch trên 120 tấn cá các loại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 - Lâm nghiệp:
Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng mới rừng đạt kết quả khá, nhiều vùng rừng nguyên liệu được phát triển tập trung. Diện tích trồng mới rừng hàng năm bình quân trên 670 ha, nâng độ che phủ rừng đạt 53%.
b) Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN tăng khá, bình quân tăng 25,1%; năm 2013 đạt trên 22 tỷđồng. Hiện phối hợp với Sở khoa học công nghệ
tỉnh hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh hữu cơ với công xuất 2.000 tấn/năm. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như:
đan mâm bằn song, mây;làm chổi chít,…bước đầu đạt kết quả khá tốt.
Về công tác quy hoạch huyện đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu công nghiệp tại xã Tây Phong, hiện đang kêu gọi các nhà đầu tư. Trong tương lai xẽ
tiếp tục dành quỹđất quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp để kêu gọi đầu tư
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế theo đúng lộ trình. c) Khu vực kinh tế dịch vụ
- Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến mới, cung cấp kịp thời các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Các loại hình thương mại dịch vụ trên địa bàn chủ yếu vẫn là kinh doanh buôn bán các mặt hàng phục vụ tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhà nghỉ, dịch vụăn uống, xây dựng, dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách.
- Về du lịch: Hoạt động du lịch của huyện bước đầu có khởi sắc, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Một số công trình lớn về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh đã và đang được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng như: chùa Khánh (Yên Thượng), đền Bờ (Thung Nai), tượng đài Cù Chính Lan, Bản Giang Mỗ
(Bình Thanh),…