Ngày 03/9/2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020. Theo đó:
- Ở khu vực đô thị
Phát triển và hình thành tổng thể kiến trúc ở khu vực đô thị trên cơ sở
phân bố và phát triển hệ thống đô thị theo Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998.
Tổng thể kiến trúc của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các đồ án quy hoạch xây dựng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tổng thể kiến trúc của mỗi đô thị phải kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thống, nhưng không làm mất đi bản sắc riêng.
Hình thành kiến trúc đô thị phải coi trọng nguyên tắc gắn công trình riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của đô thị; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá khứ với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 hiện tại và tương lai. Mọi việc cải tạo, xây dựng mới trong đô thị phải tuân thủ
các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị. - Ở khu vực nông thôn
Phát triển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự
tham gia của dân cư và cộng đồng; lưu ý giữ lại những di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng. Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.
Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở
tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Kiến trúc làng mạc được thực hiện theo quy hoạch tổng thểđến khuôn viên ngôi nhà của từng gia đình. Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫn hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế nông - lâm - ngư
nghiệp, chăn nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, kinh tế, du lịch, văn hóa. Trong những năm tới, kiến trúc nông thôn được hình thành và phát triển theo 3 hướng sau:
Hướng hòa nhập vào không gian đô thị: xu hướng này diễn ra cùng với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm cho một sốđiểm dân cư nông thôn bị mất đi, một số khác sắp xếp lại, số còn lại được bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đô thị.
Hướng phát triển kiến trúc với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò là trung tâm xã, cụm xã, các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựng đều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.
Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc phát triển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồn được các truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán riêng biệt của từng địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 - Phát triển kiến trúc các thể loại công trình
Phát triển kiến trúc các thể loại công trình theo phương châm: thích dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất của con người, xã hội; đảm bảo tính dân tộc và tính hiện đại, quán triệt nguyên tắc phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống tốt đẹp cho mọi người, phát huy hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường trong thiết kế, thi công và quản lý sử dụng công trình, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, vươn lên đạt trình độ tiên tiến quốc tế.
Kiến trúc nhà ở phải đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường cư
trú, thoả mãn các yêu cầu sinh hoạt đa dạng của dân cư; phấn đấu đến năm 2020 thực hiện được các chỉ tiêu cơ bản phát triển nhà ở.
Kiến trúc công cộng phải thể hiện tổng hợp các yếu tố quy hoạch, cảnh quan đô thị, văn hóa nghệ thuật, kỹ thuật đạt tới trình độ tiên tiến trong khu vực.
Kiến trúc công nghiệp phải coi trọng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước đối với tổ chức không gian, môi trường sản xuất và quản lý. Các công trình công nghiệp lớn phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
Nâng cao chất lượng thiết kế điển hình kiến trúc; tiêu chuẩn hoá cấu kiện xây dựng; thực hiện công nghiệp hóa và thương mại hóa cung cấp sản phẩm cho thị trường xây dựng.
Kiến trúc công trình ngầm phải được coi trọng trong quy hoạch, thiết kế
xây dựng; quán triệt nguyên tắc kết hợp sử dụng trong thời bình và thời chiến; hình thành hệ thống không gian công cộng ngầm gắn kết với trên mặt đất.
1.3.4 Một số công trình nghiên cứu về phát triển hệ thống điểm dân cưở Việt Nam
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu dân cư và những quy định của Nhà nước về quản lý, quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống điêm dân cư, nhiều nhà khoa học đã có những ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Ngay từ những năm 70, việc quy hoạch đô thị và nông thôn Bộ Xây dựng
đã có nhiều đồ án quy hoạch cải tạo phát triển các điểm dân cư trên địa bàn vùng huyện trong xu hướng cải tạo từng bước các điểm dân cư nông thôn, các chòm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 xóm nhỏđược gộp lại tạo thành các điểm dân cư tương đối lớn, tập trung, thuận tiện cho việc xây dựng các công trình công cộng phúc lợi.
Mô hình “nhà ở và lô đất gia đình vùng nội đồng đã triển khai ở xã Đại Áng - huyện Thanh Trì - Hà Nội, mô hình giải quyết 2 vấn đề: Tiết kiệm và tận dụng đất đai có hiệu quả, cải thiện điều kiện vệ sinh ở gia đình và thôn xóm.
Bên cạnh đó còn có một số dự án về quy hoạch dân cư nông thôn nước ta
đó là:
- Quy hoạch huyện Đông Hưng - Thái Bình: Trong phương án quy hoạch này, từ 1.400 điểm dân cư trên toàn huyện được tổ chức lại còn khoảng 100 điểm dân cư, tổ chức thành 7 cụm xã. Ở đó, xây dựng trạm, trại, kho tàng, xây dựng các công trình hạ tầng... kiến trúc không gian ở được xây dựng hợp lý phù hợp tạo điều kiện cho phát triển dân cư trên địa bàn.
- Quy hoạch sản xuất và xây dựng huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An (1997): Theo đồ án này, toàn bộ 360 điểm dân cư sẽ được bố trí gọn lại còn 54 điểm có quy mô từ 1000 - 5000 người, cứ 2 đến 3 điểm dân cưđủ dân sốđể xây dựng một trung tâm các công trình văn hoá phục vụ công cộng như: nhà trẻ, trường học, thư viện, nhà văn hoá… nhằm phục vụ tốt nhất cho đời sống nhân dân.
- Năm 2008 có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Vũ Thị Bình- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tại huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương. Đề tài đã xây mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đồng thời xây dựng 2 mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã (Vũ Thị Bình, 2008).
Nhìn chung, những nghiên cứu ứng dụng này đã có ý nghĩa rất lớn trong quy hoạch mạng lưới dân cư của mỗi địa phương. Tuy nhiên tính khả thi của các
đồ án này còn chưa cao, quy hoạch vẫn ở tầm khái quát, phần lớn chưa có quy hoạch chi tiết cho từng điểm dân cư. Do vậy các điểm dân cư được bố trí vẫn manh mún, phân tán, chưa hợp lý, chưa đồng bộ, công tác xây dựng kiến trúc cảnh quan khu dân cư phát triển một cách tự phát có thể theo quy hoạch hoặc không theo quy hoạch gây khó khăn cho việc bố trí các công trình công cộng phục vụ cho các khu dân cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các điểm dân cư, thực trạng kiến trúc, cảnh quan nhà ở, các công trình công cộng, môi trường sinh thái và tình hình sử
dụng đất trong khu dân cưđô thị và khu dân cư nông thôn huyện Cao Phong.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong có liên quan
đến phát triển hệ thống điểm dân cư
- Điều kiện tự nhiên, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, các nguồn tài nguyên.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành kinh tế; dân số, lao
động, việc làm và thu nhập; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Khái quát chung về tình hình quản lý và sử dụng đất liên quan đến khu dân cư dân cư
- Tình hình quản lý đất đai liên quan đến khu dân cư
- Hiện trạng sử dụng các loại đất trong khu dân cư
2.2.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Cao Phong
- Hiện trạng sử dụng các loại đất trong khu vực đô thị và nông thôn - Thực trạng phân bố mạng lưới dân cư
- Thực trạng kiến trúc cảnh quan trong xây dựng và phát triển điểm dân cư
- Phân loại hệ thống điểm dân cư
2.2.4. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Cao Phong
- Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư - Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, trung tâm nghiên cứu... Một số tài liệu cần thu thập: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã, niên giám thống kê của huyện, báo cáo QHSDD của huyện, tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn huyện, hệ thống các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình sử dụng đất khu dân cư.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn những người có liên quan, thu thập số liệu trực tiếp tại 13 xã,thị trấn trên địa bàn huyện Cao Phong và khảo sát bổ sung thực địa.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý Số liệu về thống kê đất đai.
- Sử dụng các phần mềm Microstations để xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồđịnh hướng phát triển hệ thống điểm dân cư.
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu điều tra. Kết quả của phương pháp này là xây dựng các bảng biểu cần thiết cho báo cáo tổng hợp. Việc phân loại hệ thống điểm dân cư sẽ là căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai một cách hợp lý.
2.3.4. Phương pháp phân loại điểm dân cư
Dựa trên các tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số 4418 năm 1987 hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ về việc ban hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; căn cứ vào tình hình phân bố mạng lưới dân cư của huyện Cao Phong và đặc điểm, tính chất, quy mô của các điểm dân cư
chúng tôi lựa chọn 5 chỉ tiêu cơ bản để phân loại điểm dân cư nông thôn như sau: - Chỉ tiêu nhóm A: Đánh giá vai trò, ý nghĩa của điểm dân cư
- Chỉ tiêu nhóm B: Đánh giá quy mô diện tích của điểm dân cư. - Chỉ tiêu nhóm C: Đánh giá quy mô dân số của các điểm dân cư.
- Chỉ tiêu nhóm D: Đánh giá chất lượng hệ thống giao thông trong điểm dân cư.
- Chỉ tiêu nhóm E: Đánh giá mức sống của dân cư theo thu nhập và tỷ lệ
hộ nghèo của điểm khu dân cư.
2.3.5. Phương pháp tính toán theo định mức
Tính toán nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của các điểm dân cư theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
2.3.6 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo tổng hợp đã có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực xây dựng kiến trúc cảnh quan, các chuyên gia về quy hoạch sử dụng đất…. Nội dung báo cáo, định hướng phát triển khu dân cưđựơc các chuyên gia xem và góp ý kiến bổ sung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý
Huyện Cao Phong là huyện mới được chia tách từ huyện Kỳ Sơn theo nghị định số 95/2001/NĐ- CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002.
Là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, cách thành phố
Hòa Bình gần 20km;
Phía Bắc giáp thành phố Hoà Bình và huyện Đà Bắc. Phía Đông giáp huyện Kim Bôi.
Phía Tây và Tây nam giáp huyện Tân Lạc. Phía Đông nam giáp huyện Lạc Sơn.
Sơđồ 3.1: Vị trí địa lý huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình
Tổng diện tích tự nhiên là 25.527,83 ha, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Cao Phong nằm trên trục đường Quốc lộ 6A chạy qua các xã Thu Phong, Bắc Phong,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 thị trấn Cao Phong, Tây Phong, Nam Phong. Đường 12B đi Kim Bôi, chạy qua xã Thu Phong. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng cho việc đi lại và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với hệ thống giao thông thuận lợi trên đã hình thành lên hê thống dân cư dạng tuyến, phân bố dọc theo các tuyến đường này.