Các chính sách vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 52)

- Công nghệ lạc hậu, mẫu mã nghèo nàn không đa dạng, chất l

3.2.1.Các chính sách vĩ mô

3.2.1.1. Các giải pháp về đào tạo:

Phải khẳng định đào tạo là giải pháp quyết định nhằm nâng cao chất lợng nhân lực. Hiện nay đào tạo nhân lực nớc ta cha ăn khớp với nhu cầu sử dụng nên lao động có chuyên môn nghiệp vụ tỷ lệ rất thấp (xấp xỉ 16% tổng lực lợng lao động), có nghĩa lao động đã đợc đào tạo còn rất thiếu, nhng trên thực tế lại đang thừa. Vậy, cần phải xem lại cơ cấu lao động đợc đào tạo và chất lợng sản phẩm đào tạo.

Trong cơ chế thị trờng, chất lợng và hiệu quả đào tạo phải đáp ứng yêu cầu và đợc xác định bằng hiệu quả sử dụng nhân lực, bằng chính uy tín của sản phẩm đào tạo:

+ Cần mở rộng hình thức đào tạo thích hợp nh: Mở rộng các trờng đào tạo của ngành nhằm đào tạo nghề mới, đào tạo lại công nhân kỹ thuật bằng các khoá huấn luyện bồi dỡng dài ngày hoặc ngắn ngày: đào tạo bằng kèm cặp tại chỗ ở xí nghiệp, công xởng. Ưu điểm của hình thức đào tạo này không chỉ tạo thị trờng tiêu thụ sản phẩm đào tạo một cách hợp lý, nối liền đào tạo với sử dụng mà còn xây dựng quan hệ ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động với các trờng về vốn, năng lực kỹ năng thực hành. Hình thức đào tạo này đợc thực hiện thông qua hình thức hợp đồng giữa cơ sở sử dụng với trờng.

+ Duy trì qui mô đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, trên đại học hiện có. Tăng cờng kiểm tra, đánh giá, thanh tra chất lợng đào tạo và xác minh d luận xã hội ở các trờng đại học, đặc biệt là đại học dân lập, đại học mở, các hệ đào tạo đại học không chính quy, để lập lại kỷ cơng của Nhà nớc trong giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lợng của sản phẩm đào tạo. Trong điều kiện cơ sở vật chất thiết bị và độ ngũ cán bộ giảng dạy đại học cha có sự thay đổi đáng kể, việc tăng qui mô quá lớn sẽ ảnh hởng đến chất lợng đào tạo. Sản phẩm của hệ thống giáo dục đào tạo là đội ngũ lao động chất xám- đội ngũ tri thức trẻ nên chất lợng phải đợc đặt lên hàng đầu.

Hiệu quả giáo dục phải đợc đo bằng năng lực trí tuệ, bằng trình độ chuyên môn vững vàng, bằng khả năng t duy sáng tạo của sản phẩm đợc đào tạo chứ không phải đợc đo bằng số ngời đợc đào tạo.

+ Nhanh chóng mở rộng các hình thức đào tạo cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Các trờng Trung ơng không thể có khă năng đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ trung học và công nhân của các thành phần kinh tế mà phải tăng cờng ở cấp đào tạo địa phơng. Các tỉnh thành phố cần tăng số lợng các trờng trung học chuyên nghiệp, các trờng và trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật, nhằm

đáp ứng nhu cầu cán bộ của đại phơng mình. Các công ty doanh nghiệp lớn có thể thành lập cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật riêng, hoặc ký hợp đồng đào tạo trực tiếp với các trờng theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp.

Hiện nay các trờng dạy nghề, các trung tâm dạy nghề đang đợc phát triển. Đó là nơi đào tạo ra đội ngũ thợ giúp cho ngời lao động có thể thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm. Để các trung tâm dạy nghề phát triên có hiệu quả, cần thiết lập mối liên hệ giữa trung tâm dạy nghề với trung tâm xúc tiến việc làm. Sự liên kết giữa dạy nghề vàviệc làm đợc tiến hành trên địa bàn quận, huyện nhằm giúp nhân dân địa ph- ơng có nghề để tạo việc làm, ổn định tình hình kinh tế xã hội ngay trên địa bàn.

+ Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu về nhân lực. Nhà nớc cần có biện pháp hỗ trợ vốn, cán bộ trong việc đào tạo nghề ở nông thôn nhằm bổ sung lực lợng lao động chuyên môn kỹ thuật, đồng thời giải quyết việc làm tại nông thôn. Hiện nay Nhà nớc đã có chính sách u đãi đối với học sinh nông thôn nh công thêm điểm thi vào các trờng cao đẳng, đại học. Để khuyến khích học sinh khi tốt nghiệp trở về nông thôn, địa phơng cần có chính sách quan tâm đến ngời đi học nh: Hỗ trợ tài chính cho học sinh đăng ký sau này trở về quê hơng; sắp xếp công việc phù hợp cho ngời đã tốt nghiệp, đồng thời quan tâm đến cuộc sống cá nhân, để họ yên tâm công tác.

+ Cần mở rộng các trờng, các trung đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu lao động ở Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông nên khả năng cạnh tranh trên thị trờng lao động ở nớc ngoài rất kém. Việc đào tạo lao động cho xuất khẩu cần căn cứ vào thị trờng cầu lao động mà nhà nớc, tổ chức kinh tế đã ký kết. Đào tạo lao động cho xuất khẩu phải thích ứng với nhu cầu nghề mà nớc nhập khẩu lao động cần; phải dự đoán đợc nhu cầu ở mỗi thị trờng để làm căn cứ đào tạo. Lao động cho xuất khẩu phải nắm đợc phong tục, tập quán, đặc điểm dân tộc của nớc mình sẽ đến, phải chuẩn bị hành trang nghề nghiệp mà mình sẽ làm, phải hiểu biết luật pháp, ngôn ngữ... của quốc gia mình lao động. Quá trình đào tạo phải giáo dục cho ngời lao động về truyền thống dân tộc, lòng yêu nớc, lợi ích và trách nhiệm của ngời lao động xa Tổ quốc, giáo dục tinh thần dân tộc để xây dựng ý thức “đùm bọc” lẫn nhau của ngời Việt Nam trong cộng đồng lao động ở nớc ngoài.

3.2.1.2. Các giải pháp về tổ chức, quản lý, sử dụng nhân lực:

Hiện nay, ở nớc ta cầu nhân lực thấp hơn cung rất nhiều nên theo quy luật giá trị thì giá nhân công thấp, sự cạnh tranh trên thị trờng cung lao động diễn ra gay gắt, quyết liệt tạo nên sự biến động khác biệt về tiền lơng. Trong nên kinh tế thị trờng quy mô cầu quyết định quy mô cung. Cầu nhân lực chính là việc làm trong mọi thành phần kinh tế, việc làm ở nớc ngoài thông qua xuất khẩu lao động. Hiệu quả sử dụng nhân lực là thơc đo hiệu quả của đào tạo nhân lực. Cơ chế phân bổ, tuyển dụng

lao động của thời “bao cấp” đã không còn. Lao động đã đợc đào tạo phải đợc thị tr- ờng chấp nhận. Hiệu quả lao động, việc làm là tiêu chuẩn căn bản đánh giá chất l- ợng và uy tín của sản phẩm đào tạo. Quản lý sử dụng nhân lực ở nớc ta không chỉ tính đến hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả chính trị xã hội. Chính sách kinh tế phải kết hợp hài hoà với chính sách xã hội. Vậy, cần hớng vào một số giải pháp cụ thể nh sau:

+ Phát triển sản xuất để tăng cầu lao động, việc làm. Việc làm và hiệu quả việc làm chỉ có thể đợc giải quyết dựa vào tăng trờng và phát triển bền vững của đất nớc.

Cầu lao động nhỏ hơn cung, ngời lao động ở thế bất lợi so với ngời sử dụng lao động, đó là quy luật của nền kinh tế thị trờng. Nhà nớc bảo vệ quyền lợi và lợi ích của ngời lao động và ngời sử dụng lao động bằng cách thiết lập quan hệ lao động lành mạnh, bình đẳng giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao động. Khả năng giải quyết việc làm phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế. Vậy, Nhà nớc cần tạo môi tr- ờng, điều kiện kinh tế và pháp lý để mở rộng phát triển ngành nghề, tạo nhiều chỗ làm mới cho ngời lao động cụ thể.

Nhà nớc tăng cờng chống buôn lậu để bảo vệ sản xuất trong nớc. Chủ trơng quản lý bằng dán tem đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu là hợp lý. Các mặt hàng tiêu dùng khác nh bánh kẹo cũng cần đợc bảo hộ sản xuất để tránh đợc sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nớc.

+ Bằng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý để khuyến khích sản xuất trong nớc, nh: chính sách tín dụng, chính sách thuế; tăng cờng vốn đầu t tạo thêm việc làm: ch- ơng trình phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, tận dụng mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản, ch- ơng trình xây dựng vùng kinh tế mới, khu vực kinh tế thanh niên... Tạo môi trờng thuận lợi để thu hút vốn đầu t nớc ngoài nhằm phát triển kinh tế trong nớc...

+ Cần có cơ chế quản lý lao động thống nhât trên phạm vi toàn kinh tế quốc dân.

Ngời lao động trong mọi thành phần kinh tế đều đợc pháp luật nhà nớc bảo vệ. Mọi quan hệ lao động đợc xác lập, thực hiện trên cơ sở Luật lao động. Do việc làm gắn liền với sự tồn tại của cá nhân, gia đình khiến ngời lao động trong nhiều tr- ờng hợp phải chấp nhận những đòi hỏi gắt gao của bên cầu lao động, không có đủ khả năng tự bảo vệ mình khỏi những lao động không lành mạnh giã chủ-thợ. Do đó nhà nớc thực hiện, giám sát việc chấp hành các văn bản pháp luật lao động, tiền l- ơng... của chủ sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích chính đáng, theo quy luật của pháp luật của ngời lao động ở mọi thành phần kinh tế. Trên thực tế sự giám sát kiểm tra

này phải thật cụ thể về các qui định về giờ làm việc trong ngày, định mức, đơn giá tiền lơng... chứ không chỉ dừng lại ở việc quản lý mức lơng tối thiểu nh hiện nay.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngời lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho nhà nớc. Muốn vậy phải tăng cờng tìm kiếm, mở rộng thị trờng lao động ở nớc ngoài, coi đây là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm. Nhà nớc đẩy mạnh nghiên cứu thị trờng lao động quốc tế để đào tạo chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu lao động.

Thực hiện tín dụng u đãi để ngời nghèo có tiền học nghề, tham gia vào xuất khẩu lao động, cải cách thủ tục hành chính rờm rà ảnh hởng đến xuất khẩu lao động, tiến tới xuất khẩu lao động có chuyên môn kỹ thuật, xuất khẩu chuyên gia...

+ Tăng cờng công tác thông tin dịch vụ lao động phát triển thị trờng sức lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm không chỉ có chức năng môi giới tạo việc làm, cung cấp nhân lực cho cơ sở sử dụng lao động, mà phải trở thành trung tâm nghiên cứu, điều tra tình ình cầu lao động, giữa cung cầu lao động ở các thành phần kinh tế, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp về cung cầu lao động.

- Mở rộng đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng lao động, trình độ nghề nghiệp cho ngời lao động theo các hớng sau:

+ Mở rộng đào tạo nghề cho ngời lao động: Tăng cờng công tác hớng nghiệp trong các trờng THPT (nâng tỷ lệ học sinh đợc hớng nghiệp từ khoảng 12% hiện nay lên 40-45% ở cấp THCS và 55-60% ở cấp THPT vào năm 2010). Mở rộng qui mô đào tạo nghề bằng nhiều loại hình đào tạo nghề cho thanh niên từ 15 tuổi trở lên. Đến năm 2010 hầu hết thanh niên sau khi tốt nghiệp PTCS và THPT nếu không theo học tiếp đều đợc học nghề.

+ Đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật (trình độ đại học, cao đẳng trở lên): Đảm bảo qui mô và tốc độ hợp lý về đào tạo bậc đại học cao đẳng trở lên theo tất cả mọi hình thức đào tạo. Đến năm 2010 tỷ lệ phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT là 45-50% vào đại học, 50-55% thu hút các các hình thức học nghề. Chấn chỉnh và định hớng lại qui mô đào tạo theo cơ cấu ngành nghề gắn với nhu cầu thực tế cung cầu của thị trờng lao động.

+ Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp bao gồm lãnh đạo và cán bộ quản lý các doanh nghiệp (kể cả quốc doanh và t nhân) cùng với các chuyên gia t vấn đảm bảo 100% có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành quản lý kinh doanh. Hàng năm có 20-25% đợc đào tạo lại và bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Hỗ trợ việc đào tạo lao động quản lý: thành lập các trung tâm dịch vụ và trung tâm đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo yêu câu đổi mới từng ngành nghề, gắn với thị trờng trong và ngoài nớc, gắn với chiến lợc kinh tế của Chính phủ

theo hớng Chính phủ tạo thuận lợi, khuyến khích phát triển và giúp đỡ nâng cao chất lợng các cơ sở dạy nghề công lập và dân lập. Phát triển các tổ chức t vấn và cho phép các chuyên gia giỏi đang làm việc trong các cơ quan Nhà nớc đợc hành nghề t vấn nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới kinh doanh, t vấn quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các chủ hộ gia đình theo các hình thức tập huấn chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, cung cấp thông tin về khoa học, công nghệ và thị trờng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đào tạo công chức nhà nớc cao cấp: Mục tiêu đến năm 2010 là 100% cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên, đợc đào tạo về quản lý hành chính và sử dụng thành thạo kỹ thuật tin học ngoại ngữ trong công việc. Hằng năm có 20% đợc đào tạo lại và bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 52)