6. Bố cục của luận văn:
3.3.3. Giải pháp về thúc đẩy dân số và giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề tạ
tại khu vực mới đô thị hóa
Phát triển dân số
Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia định để đạt mức sinh thấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức để thực hiện kế hoạch hóa giá đình, các kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp thực hiện KHH-GD.Nâng tỉ lệ dân thành thị tăng lên khoảng 70% năm 2020.
Nâng cao thể lực toàn diện cho người lao động bằng cách cải thiện dinh dưỡng ( đạt tiêu chuẩn 2.700Kcal/ngày/người ). Cải thiện mạng lưới bảo vệ sức khỏe nhân dân, xóa bỏ cơ bản các loại bệnh truyền nhiễm( sốt rét, tả, dịch tả, thương hàn…)
Theo bảng dự báo, dân số tỉnh Khánh Hòa 1.263.478 người, năm 2025 dự báo là 1.363.360 người, nghĩa là từ năm 2011 đến 2025 dân số toàn tỉnh tăng 189.224 người, sau 14 năm dân số tỉnh tăng thêm gần bằng dân số huyện Diên Khánh hiện nay. Tỉ lệ dân thành thị 14 năm sau cũng tăng lên 211.400 người, tăng gần bằng dân số hiện nay của thành phố Nha Trang. Dân số trong độ tuổi lao động tăng cao, tăng thêm 439.173 người, khoảng 14 năm sau tỉnh có một lượng lao động dồi dào để dáp ứng cho như cầu đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội. Song với sự phát triển dân số đó, Khánh Hòa cần chú ý quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”, mở rộng thêm lãnh thổ đô thị. Bên cạnh đó cũng có biện pháp nâng cao giáo dục, đào tạo nghề để có một nguồn lao động có chất lượng cao.
Bảng 3.5. Dự báo dân số tỉnh Khánh Hòa đến 2020 và 2015
2005 2010 2011 2020 2025 1.Số dân (người) 1,125,977 1,164,645 1,174,136 1,263,478 1,363,360 Dân thành thị(người) 442,338 512,998 522,498 614,684 733,629
Tỉ lệ dân thành thị (%) 39 44 44 49 53 Dân nông thôn(người) 683,639 651,647 651,647 651,647 651,647 Tỉ lệ dân nông thôn (%) 61 56 56 52 48 2.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
(‰) 12 11 10 4 2
3.Dân số trong độ tuổi lao
động(người) 700,412 639,500 656,600 835,230 1,096,338 Dân số hoạt động kinh tế
(người) 535,253 620,134 633,580 770,090 955,222 Nông- lâm - ngư nghiệp 237,973 260,575 263,978 296,898 336,328
Tỉ lệ(%) 44 42 42 39 36
Công nghiệp và xây dựng 122,359 126,498 122,922 95,312 76,139
Tỉ lệ(%) 23 20 19 12 9
Dịch vụ 174,921 233,061 246,680 417,363 833,641
Tỉ lệ(%) 33 38 39 54 79
Dự báo đến năm 2025 dân số hoạt động kinh tế trong nông nghiệp giảm còn 36%, công nghiệp và xây dựng giảm mạnh chỉ còn 9%, chuyển sang hoạt động kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ 79%. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2020, phi nông nghiệp chiếm 94% trong cơ cấu thành phần kinh tế.
Đẩy mạnh nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đào tạo nghề
Phát triển hợp lý và vững chắc qui mô giáo dục- đào tạo đi đôi với việc đùa tư nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ. Phát triển giáo dục theo hướng đồng bộ hóa và hiện địa hóa. Ứng dụng công nghệ thong tin trong giáo dục đào tạo. Khuyến khích xã hội hóa sự nghiệp giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nâng cao tỉ lệ học ngày 2 buổi/ngày lên 80% năm 2015. Đến năm 2020 có 80% trường THPT trong tỉnh thực hiện giảng dạy tin học trong nhà trường và 80% trương THPT kết nối internet.
Mở rộng đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non, đảm bảo 100% xã phường hoàn thành chương trình PCGD tiểu học và THCS. Nâng cấp và hiện đại các thiết bị dạy và học theo hướng đạt chuẩn quốc gia.Củng cố trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, tạo điều kiện cho mọi con em thuộc vùng sâu, vùng xa được tiếp tục đi học lên cao như xây dựng các trung tâm GDTX cấp huyện ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh, nâng cấp
115
trung tâm GDTX Nha Trang và Ninh Hòa, Cam Ranh, Diên Khánh.
Đầu tư mở rộng các trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp cấp tỉnh, huyện để đủ năng lực giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. Thành lập và đảy mạnh phong trào học tập ở các trung tâm cộng đồng phường xã nhằm nâng cao trình độ dân trí và nâng cao kỹ năng sống cho người dân.
Nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đòa tạo nhằm đòa tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ có cơ cấu phù hợp với nhu cầu làm việc trong môi trường công nghiệp và hiện đại góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa tỉnh nhà.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạt nghề. Tạo điều kiện cho các cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ, trẻ hóa đội ngũ giáo viên. Có chính sách ưu tiên đối với học viên, sinh viên của tỉnh theo học cao đẳng, đại học và cao học nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về phục cụ cho tỉnh.
Chuyển đổi ngành nghề tại khu vực mới đô thị hóa
Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất rau sạch, trồng hoa... phục vụ đô thị, các khu du lịch, thu hút lao động bị mất đất nông nghiệp. Chi phí đền bù hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề đảm bảo người lao động mất đất nông nghiệp có thể theo học nghề mới; gồm chi phí sinh hoạt trong khoảng 2 năm và chi phí học nghề.
Trong các khu đô thị mới cần đảm bảo mỗi đơn vị ở (tương đương một phường, quy mô trung bình 10.000 dân) phải có tối thiểu 1 chợ với bán kính phục vụ không quá 500 m; ưu tiên sắp xếp hộ gia đình mất đất nông nghiệp kinh doanh trong chợ với chi phí mua quyền sử dụng chỗ sản xuất kinh doanh và diện tích mỗi gian hàng tối thiểu theo hội đồng định giá và quy định cụ thể của tỉnh.
Nếu không có phương án xây chợ, cần giải quyết bán cho mỗi hộ mất đất nông nghiệp một lô đất ở tái định cư trên các trục đường có lộ giới 20 m trở lên, theo quy định chặt chẽ về quản lý xây dựng. Thực hiện chính sách ưu đãi cho con em các gia đình bị mất đất nông nghiệp khi thi vào các trường giáo dục chuyên nghiệp trong tỉnh. Các hộ dân bị giải tỏa đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp được giải quyết việc làm trong các khu công nghiệp.
Cơ cấu sử dụng lao động theo các ngành kinh tế quốc dân có sự thay đổi, tương ứng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phân công lao động xã hội theo ngành sẽ có bước thay đổi quan trọng. Cơ cấu sử dụng lao động ở tỉnh sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng lao động dịch vụ và công nghiệp. Năng suất lao động trong khu vực dịch vụ và công nghiệp sẽ đạt ở mức cao và đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.