6. Bố cục của luận văn:
2.1.3. Khánh Hòa từ năm 1885 đến tháng 8 năm 1945
Mùa thu Ất Dậu 1885, thực dân Pháp đánh chiếm Khánh Hòa. Từ đây cho đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới chính quyền thực dân và phong kiến, địa giới và tổ chức hành chính có những thay đổi.
Năm Mậu Tý 1888, vua Đồng Khánh nhập vùng đất huyện An Phước, phủ Ninh Thuận của tỉnh Bình Thuận và 7 xã của huyện Tuy Phong, 2 tổng của huyện Hòa Đa sáp nhập vào huyện Vĩnh Xương. Địa giới tỉnh Khánh Hòa được mở rộng thêm.
Năm 1901, khi phủ Ninh Thuận được đặt thành đạo Ninh Thuận thì các phần đất cắt nói trên đây được trả về Ninh Thuận. Từ đây, tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ và 4 huyện. Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện Phước Điền quản lý 5 tổng với 38 xã, thôn; huyện Vĩnh Xương quản lý 4 tổng với 45 xã thôn. Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước quản lý 6 tổng với 83 xã thôn và huyện Tân Định quản lý 3 tổng với 73 xã thôn.
Dưới thời vua Duy Tân (1907 - 1916) cắt một phần đất huyện Vĩnh Xương thành lập huyện Cam Lâm và bỏ huyện Phước Điền giao cho phủ Diên Khánh quản lý, bỏ huyện Quảng Phước giao cho phủ Ninh Hòa quản lý. Như vậy, tỉnh Khánh Hòa còn 2 phủ, 3 huyện là Cam Lâm, Vĩnh Xương và Tân Định.
Ngày 19-01-1904, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định giải thể Trung tâm hành chính Củng Sơn của tỉnh Phú Yên được thành lập bởi nghị định ngày 15-2-1900. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số này cùng với vùng M’Deak (tỉnh Đắc Lắc) được nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc được thành lập, phần đất vừa nói lại được tách ra khỏi tỉnh Khánh Hòa, giao cho tỉnh Đắc Lắc quản lý.
Năm 1924, nhận thấy vị trí Nha Trang ngày càng trở nên quan trọng, nhiều dân cư tập trung buôn bán. Trong tương lai có thể phát triển thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, vua Khải Định ban hành dụ ngày 11-6-1924 được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 30-6-1924, thiết lập thị trấn Nha Trang. Lúc mới hình thành thị trấn, Nha Trang có 4 làng: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài. Tại đây có đóng các cơ quan cai trị của thực dân Pháp như: tòa công sứ, tòa giám binh và một số cơ quan khác. Riêng cơ quan cai trị Nam triều như: tuần vũ, án sát, lãnh binh vẫn đóng tại Thành Diên Khánh.
Tháng 10 năm 1931, sau khi quốc lộ 21 (nay là quốc lộ 26) hoàn thành nối liền huyện Tân Định với Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), huyện Tân Định trở nên phồn thịnh, có vị trí quan trọng, chính quyền thực dân Pháp quyết định đổi tên huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa (tức thị xã Ninh Hòa ngày nay), phần đất còn lại đổi thành huyện Vạn Ninh. Tên địa danh Vạn Ninh có từ đây.
Ngày 8-6-1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập Địa lý hành chính Ba Ngòi.
Ngày 15-3-1944, vua Bảo Đại ban hành dụ số 9 được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bởi Nghị định ngày 22-6-1944 chuyển thị trấn Nha Trang lên thị xã. Thị xã Nha Trang có
41
5 phường: Xương Huân (phường đệ nhất), Phương Câu (phường đệ nhị), Vạn Thạnh (phường đệ tam), Phương Sài (phường đệ tứ), Phước Hải (phường đệ ngũ). Trong giai đoạn này lại xuất hiện thêm một đô thị có vai trò quan trọng đó là thị xã Nha Trang.