Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 45)

6. Bố cục của luận văn:

2.2.2. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa

2.2.2.1. Địa hình

Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Các đèo kể trên như một bức tường thành tự nhiên ngắn cách sự loa tỏa của các tỉnh khác có trình độ phát triển kinh tế và đô thị hóa thấp như Quảng Ngãi, Bình Định,Phú Yên, Đắk Lắk,Lâm Đồng...vào tỉnh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa vươn lên là tỉnh mạnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa trong khu vực Nam Trung Bộ.

Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.

Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng Tây Nam - Đông Bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực,

thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không. Trong qui hoạch để phát triển đô thị Khánh Hòa cần chú ý đến yếu tố này.

Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Đồng bằng của tỉnh tuy nhỏ hẹp không thuận lợi để phát triển nông nghiệp song lại thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp mà không phải xây dưng các khu công nghiệp đó trong lòng thành phố, trong lòng các khu đông dân cư hay làm ảnh hưởng đến các khu di tích lịch sử.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ.[2]

Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20 m,và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng về sau được chuyển thành cảng dân sự.

Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Xen giữa các đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh.

Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km². Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65 km². Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét. Đây là dạng địa hình nổi bậc và cũng là lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. Nhờ có hệ thống bãi biển, đảo và vịnh đẹp mà Khánh Hòa thu hút được khá nhiều dự án đầu tư để phát

45

triển dịch vụ du lịch và kinh tế. Vịnh Cam Ranh là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi bậc nhất cả nước để phát triển cảng nước sâu, khu công nghiệp, khu du lịch tập trung. Nếu một phần vùng Cam Ranh được chuyển sang mục đích hoạt động kinh tế sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có thể nhanh chóng hình thành khu kinh tế phát triển của cả nước. Điều kiện địa hình đa dạng và phân bố thấp dần từ Tây sang Đông góp phần phát triển đa dạng các loại hình du lịch tỉnh Khánh Hòa, đây cũng là một động lực tạo thị hết sức quan trọng, Khánh Hòa cần khai thác tốt điều kiện tự nhiên được ưu đãi này.

2.2.2.2. Sông ngòi

Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5–7 km có một cửa sông. Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh. Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá hài hòa, phân bố đang xen cả trong nội thị góp phần làm cảnh quan đô thị sinh động và thoáng đãng hơn. Song song đó, hệ thống song ngòi ở tỉnh gắn liề với sự hình thành thành phố Nha Trang, đô thị Ninh Hòa và đô thị Diên Khánh cùng với huyền thoại về tháp bà Ponagar đã tạo nên nét khác biệt cho đô thị tỉnh Khánh Hòa nói chung và các đô thị trên nói riêng. Đó cũng là động lực tạo thị có ý nghĩa lớn trong quá trình đô thị hóa của tỉnh. Hệ thống sông ngòi trong đô thị tạo cho Khánh Hòa cảnh quan hài hòa để phục vụ cho việc phát triển quy hoạch đô thị “xanh”, đô thị sinh thái.

Ngoài ra, hệ thống sông ngòi của tỉnh với lượng nước dồi dào cũng đã cung cấp cho tỉnh một lượng nước lớn để phục vụ cho như cầu sinh hoạt và hoạt động kinh tế. Với nguồn nước sạch và ổn định kèm với điều kiện khai thác nguồn nước nầm hết sức thuận lợi. Qúa trình đô thị hóa luôn đi kèm với tiêu chuẩn sử dụng nước sạch ở dân thành thị,Khánh Hòa đã đảm bảo tiêu chuẩn này với mức 69 lít/ người/ngày 33

.

2.2.2.3. Khoáng sản

Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông - Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Khoáng sản cũng là nhân tố quan trọng trong quá trình đô thị hóa của tỉnh, đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới góp phần thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng phát triển, đảm

bảo nguồn nguyên liệu tốt để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu đô thị hóa tỉnh. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi cũng tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển. Nền địa chất ổn định cho phép Khánh Hòa thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài, đặc biệt đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.

2.2.2.4. Khí hậu

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.

Bảng 2.1. Nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Khánh Hòa

Đo tại trạm Nha Trang Nhiệt độ trung bình các tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cao nhất (°C) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (°C) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 Lượng mưa (cm) 2,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 12,21 (Nguồn:http://www.khanhhoa.gov.vn/) Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam 57. Các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Thời tiết mát mẽ, khí hậu ôn hòa ít biến động không chỉ phù hợp cho sinh hoạt đời sống dân cư, không chỉ thu hút sự tập trung dân cư mà còn thu hút mạnh nhu cầu du lịch của du khách các tỉnh khác trong nước và du khách nước ngoài. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho Khánh Hòa phát triển kinh tế. Khí hậu,thời tiết ít biến động là nhân tố quan trọng để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào Khánh Hòa.

47

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)