Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến kinh tế –xã hội Khánh Hòa

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn:

2.3.2. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến kinh tế –xã hội Khánh Hòa

2.3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế

2.3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động

đô thị hóa đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo thành phần kinh tế trong hơn 20 năm qua là rất lớn. Bản chất sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều hình thức, sự chuyển dịch của tỉnh có cả chuyển dịch lao động theo độ tuổi, chuyển dịch theo vùng thành thị và nông thôn nhưng ở đây dưới góc độ nghiên cứu của một nhà địa lý tác giả đi sâu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế để thấy đô thị hóa đã tác động rất lớn đến sự phát triển chung của toàn tỉnh ra sao.

Bảng 2.6. Dân số đang hoạt động kinh tế của tỉnh (1993 - 2011)

Năm SỐ DÂN (người) Dân số hoạt động kinh tế Tỉ lệ DS HĐKT trong tổng số dân cư của tỉnh(%)

Cơ cấu lao động đang hoạt động kinh tế (người) Nông, lâm, ngư

nghiệp Xây dựng và công nghiệp Dịch vụ Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 1993 923,917 284,143 30.75 216,895 76.33 41,125 14.47 26,123 9.19 1996 977,631 456,405 46.68 242,414 53.11 81,477 17.85 132,514 29.03 1999 1,036,282 485,188 46.82 242,553 49.99 92,182 19.00 150,453 31.01 2000 1,050,748 491,938 46.82 242,230 49.24 95,633 19.44 154,075 31.32 2003 1,096,617 503,725 45.93 250,099 49.65 93,290 18.52 160,336 31.83 2006 1,137,792 551,741 48.49 236,311 42.83 133,742 24.24 181,688 32.93 2009 1,156,903 547,161 47.30 207,702 37.96 156,597 28.62 182,861 33.42 2010 1,164,600 620,134 53.25 260,575 42.02 126,498 20.40 233,061 37.58 2011 1,174,100 633,580 53.96 263,978 41.66 122,922 19.40 246,680 38.93

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 1996, 2000, 2006, 2011) Bảng 2.6, thể hiện sự chuyển dịch lao động của các ngành kinh tế theo xu hướng sau: + Ngành nông, lâm, ngư nghiệp:có mức từ 76,33% (năm 1993) xuống còn 41,66 % (năm 2011) tuy nhiên số lao động của ngành vẫn tăng.

+ Ngành công nghiệp-xây dựng có mức tăng từ 14.47% (năm 1993) lên mức 19.40% (năm 2011).

+ Ngành thương mại-dịch vụ có mức ban đầu chỉ có 9.19% (năm 1993) tăng lên 38.93% (năm 2011), tăng nhanh cả lệ tốc độ và số lượng 29.

79

Ở cả thành thị và nông thôn, cơ cấu việc làm theo 3 khu vực có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tỷ trọng việc làm ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm,ngành thương mại-dịch vụ và ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng. Trong thời kỳ này, ngành công nghiệp-xây dựng tăng mạnh nhất là năm 2009(28.62%) và ngành thương mại- dịch vụ đạt ngưỡn cao nhất là năm 2011 (38.93%). Đó là nhưng năm các khu công nghiệp đặc biệt là Khu CN Suối Dầu hình thành và là giai đoạn có mức độ đô thị hóa cao nhất.

Thông thường thì cùng với gia tăng đô thị hóa, số việc làm công nghiệp- xây dựng cũng như tỷ trọng việc làm của nó tron tổng việc làm sẽ tăng và số việc là dịch vụ vì thế cũng sẽ tăng theo. Cơ cấu việc làm của 3 ngành đều có sự biến động như đã đánh giá ở phần trước. Mức độ tăng, giảm số việc làm ở ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ thời kỳ 1993-2011đã phản ánh rõ mối quan hệ giữa việc làm và đô thị hóa.

2.3.2.1.2. Tăng hiệu quả sử dụng đất:

Mặc dù địa hình phức tạp, diện tích đất bằng thấp hạn chế, nhưng trong thời

gian qua với sự đầu tư kết hợp giữa chính quyền địa phương và người dân đã mở rộng khai hoang nên diện tích đất nông nghiệp không ngừng mở rộng. Năm 2011 diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã đạt trên 99.365 ha, chiếm khoảng 19,04% diện tích đất tự nhiên.

Sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp đã góp phần nâng cao mức sống của người dân, đồng thời khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.Trong khi đó đất sản xuất lâm nghiệp chiếm l phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh, năm 2011 là 214.955 ha, chiếm khoảng 41,20% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn. Đến năm 2011, diện tích đất chưa sử dụng là 108.909 ha, chiếm khoảng 20,87% trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Nhìn chung, tỉnh Khánh Hòa có lợi thế gần biển, phần lớn người dân sống ven biển đều có xu hướng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản vì thế đúng ra là quá trình ĐTH thường diện tích đất nông ngiệp giảm thì ở tỉnh Khánh Hòa diện tích này vẫn tăng.

Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp cũng tăng do Khánh Hòa chủ trương phát triển du lịch mà hiện nay du lịch sinh thái đang là xu hướng của du khách và xu hướng quy hoạch chung vì thế việc đầu tư các rừng nguyên sinh và hình thành các khu du lịch sinh thái cũng là lý do làm tăng diện tích đất nông nghiệp. Đất chuyên dùng và các loại đất khác cũng thế, việc mức độ ĐTH tăng cao hình thành nên nhiều khu công nghiệp,việc mở các khu công nghiệp và trung tâm chế xuất đã làm gia tăng diện tích đất chuyên dùng. Đất bằng chưa sử

dụng đã được chuyển dịch sang các loại đất đã phân tích trên.

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 2006, 2011)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh từ năm 2006-2011

2.3.2.1.3. Tăng trưởng kinh tế

Huy động khá thành công vốn đầu tư toàn xã hội

Thời kỳ 1996-2005, Khánh Hòa đã đạt đươc những thành quả trong lĩnh vực huy động vốn trong và ngoài nước. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vượt trội tỉnh đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh cũng rất chú ý cân đối giữa nguồn vốn cơ cấu đầu tư. Chỉ riêng từ 2001 sđến 20005, chưa tính vốn của nhân dân xây dựng nhà ở thì tổng mức đầu tư của 5 năm này đã đạt khoảng 14.000 tỷ đồng, bình quân khoảng hơn 2.600 tỷ đồng/năm.

Năm 2001 đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 29% GDP; năm 2004 đạt khoảng 3.300 tỷ đồng, chiếm khoảng 28,32% GDP. Cơ cấu vốn đầu tư trong nước chiếm khá cao, năm 2001 chiếm khoảng 84%, năm 2004 chiếm khoảng 84%, năm 2005 chiếm khoảng 80% tổng vốn đầu tư toàn xã hôi trên địa bàn, còn lại là vốn đầu tư nước ngoài. Hiệu quả vốn đầu tư của tỉnh trung bình khoảng 3,3- 3,5 sinh lời cao hơn mức trung bình cả nước 33.

81

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 1996, 2000, 2006, 2011)

Biểu đồ 2.2. Số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Khánh Hòa (1995- 2011)

Khu vực vốn FDI đã trở thành một thành phần không thể thiếu và này càng góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Cơ cấu đàu tư ngày càng có sự chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng tốt hơn yếu cầu quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Năm 1995, tổng số vốn đăng ký 101.771 USD lúc này chỉ có 17 dự án đầu được cấp giấy phép, đến năm 2000 tăng lên 316,126 USD và 26 dự án, năm 2006 với 459.660 USD và 59 dự án Đỉnh cao năm 2009, Khánh Hòa thu hút được 1.291.977 nghìn USD với 71 dự án. Năm 2010, số vốn đầu tư vào Khánh Hòa sụt giảm xuống còn 813.845 nghìn USD. Năm 2011 tăng không đáng kể, chỉ đạt 834.730 nghìn USD2011 834,730 USD.

Sự suy giảm này một phần là do tình hình kinh tế chung của Việt Nam và thế giới đang trong tình hình suy thoái kinh tế. Bên cạnh viêc bổ sung nguồn vốn, tạo nhiều việc làm, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, một trong những đặc điểm quan trong của dòng vốn FDI là đã gớp phần chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Do vây, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đáp ứng nhu cầu quá trình đô thị hóa tỉnh nhà

33

.

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 1996, 2000, 2006,2011)

Biểu đồ 2.3. Gía trị kim ngạch xuất, nhập khẩu ( 1991-2011)

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Khánh Hòa có mức tăng rõ rệt qua các năm.. Năm 2007 ước được 490 triệu USD bằng 79% KH, trong đó xuất khẩu hàng hóa 380 triệu USD tăng 0,1% so năm trước, xuất khẩu dịch vụ 110 triệu USD tăng 1,7%. Giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 932,86 triệu USD năm 2011, tăng 29,2% so với năm 2010; trong đó xuất khẩu địa phương đạt 922,94 triệu USD, tăng 29,17%.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn duy trì mức tăng như: thủy sản, dệt may, đóng sửa chữa tàu… Mặt hàng thủy sản 9 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu gần 40.800 tấn thủy sản các loại với giá trị xuất khẩu đạt 234 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ 2010. Thị trường tiêu thụ tại 52 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Khánh Hòa, tiếp theo là EU, Nhật Bản. Lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển đạt 260,2 triệu USD, tăng 65,9% trong đó đóng mới 7 chiếc xuất sang thị trường Đức, Singapore, Panama, tăng 4 chiếc so với cùng kỳ năm trước, tổng trị giá đạt 258,8 triệu USD tăng 95%. Hàng thủ công mỹ nghệ gỗ mây tre lá đạt 20,3 triệu USD, tăng 33,4%, được xuất khẩu đến 43 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ, Đức và Tây Ban Nha là 3 thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sản phẩm của Khánh Hòa Hàng dệt may 9 tháng đầu năm 2011 có mức tăng trưởng gần 18% so cùng kỳ 2010, với kim ngạch xuất khẩu đạt 37,2 triệu USD. Thị trường dệt may có 35 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu vào thị trường Mỹ và EU.

83

2011, tăng 49,47% so với năm 2010; trong đó nhập khẩu địa phương ước đạt 618,09 triệu USD, tăng 48,17%. Nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là nguyên phụ liệu thuốc lá, máy móc thiết bị, thép đóng tàu, thức ăn nuôi tôm và hải sản nguyên liệu28.

Giá trị các ngành kinh tế tăng

Giá trị các ngành kinh tế cũng tăng liên tục, giá ngành nông nghiệp tăng từ 239.185 triệu đồng (năm 1990) lên 4.171.314 triệu đồng (năm 2010) và 5.830.292 triệu đồng (năm 2011). Gía trị ngành công nghiệp tăng từ 2.177.927 triệu đồng (năm 1995) lên 27.044.864 triệu đồng (năm 2010) và 34.685.562 triệu đồng (năm 2011), chưa đầy 20 năm mà tăng hơn 15 lần, trong đó nổi bậc nhất là giá trị ngành công nghiệp chế biến chiếm 96,02% (năm 2010) và 96,67% (năm 2011). Gía trị ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 530.899 triệu đồng (năm 1995) lên 3.126.668 triệu đồng (năm 2006). Các ngành dịch vụ đã có nhiều bước chuyển biến tích cực và tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ước giá trị sản xuất dịch vụ năm 2010 tăng 15,3% so với năm 2009.

Bảng 2.7. Gía trị sản xuất các ngành giá hiện hành (đơn vị tính: triệu đồng)

Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại 1995 792,950 2,177,927 217,292 530,899 2000 982,369 4,450,043 429,481 916,508 2005 1,394,583 13,630,992 1,141,948 2,467,902 2010 4,171,314 27,044,864 4,838,625

2011 5,830,292 34,685,562 6,384,559

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 1996, 2000, 2006, 2011) Hoạt động thương mại ở địa phương phát triển sôi động và tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh ước cả năm đạt 29.500 tỷ đồng, bằng 113,5% kế hoạch và tăng 26,1% so năm 2009. Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 được 68.057,47 tỷ đồng, tăng 27,80% so năm trước, trong đó bán lẻ 36.778,20 tỷ đồng, tăng 26,61% (thành phần kinh tế nhà nước 4.353,21 tỷ đồng, tăng 8,57%; kinh tế tư nhân 12.969 tỷ đồng, tăng 27,42%; kinh tế cá thể 19.167,66 tỷ đồng, tăng 25,75%; kinh tế tập thể 32,04 tỷ đồng, tăng 5,88%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 256,29 tỷ đồng, tăng 11,17%). Trong nhiều năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa,giá trị các ngành kinh tế của tỉnh cũng liên tục gia tăng

Tăng thu nhập bình quân đầu người

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu và tỉnh/thành phố

Năm 1996 thu nhập bình quân chung của một nhân khẩu 1 tháng là 249,7 nghìn đồng tăng lên 1.257,9 nghìn đồng/tháng năm 2010, thu nhập bình quân một tháng của một nhân khẩu của Khánh Hòa so với các tỉnh DHNTB là rất cao chỉ thua Đà Nằng (1.897,2 nghìn đồng/nhân khẩu/tháng-2010). GDP theo đầu người của Khánh Hòa được xem là một trong những tỉnh thành có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao trên cả nước. Nếu so với mức trung bình thu nhập đầu người của Việt Nam, Khánh Hòa cao hơn hẳn. Năm 2008, cả nước có mức thu nhập bình quân đạt 1.024 USD/người/năm, thì của Khánh Hòa lên tới 1.200 USD/người/năm. Đến năm 2011, đã tăng cao hơn trung bình của cả nước, đạt 1.710 USD/người/năm 28

Tỷ lệ hộ nghèo giảm

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội, tỉnh Khánh Hòa đã đạt được những kết quả khá quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2001 đến nay, toàn tỉnh đã giảm được 15.501 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,14% đầu năm 2001 xuống còn 3,31% cuối năm 2004. Đời sống của đại bộ phận người nghèo được cải thiện rõ nét, không chỉ đảm bảo nhu cầu về lương thực thực phẩm mà còn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản khác về đời sống và văn hóa. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Khánh Hòa tính

85

đến cuối năm 2004 là 3,11%, thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc (khoảng 10%) 29

Nâng cao chất lượng giáo dục

Bảng 2.9. Số lớp học và học sinh, sinh viên các bậc học của tỉnh (1992- 2012)

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học Lớp học Học sinh Lớp học Học sinh Lớp học Học sinh Trường Học\ sinh Trường Học sinh 1992-1993 3,011 108,450 884 35,510 215 8,557 5 1,585 2 4,543 1995-1996 3,549 120,480 1,371 53,178 318 13,589 4 2,494 3 6,220 1999-2000 3,908 135,581 1,640 66,484 553 25,729 4 2,831 4 15,766 2004-2005 3,770 113,657 2,286 93,167 726 32,777 4 5,749 3 15,484 2009-2010 3,445 101,272 2,191 75,137 899 39,383 3 10,052 7 27,869 2010-2011 3,487 102,078 2,160 71,848 916 39,134 3 9,416 7 30,762 2011-2012 3,492 101,039 2,197 71,682 916 37,767 3 10,784 7 30,677 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Năm học 1992-1993 tỉnh chỉ có 24.968 học sinh mẫu giáo, 108.450 học sinh cấp 1 và 35.510 học sinh cấp 2, 8.557 học sinh cấp 3 và 1.585 học viên trung hoc, cao đẳng và 4.543 học viên đại học. Năm học 2007-2008, toàn tỉnh 33.162 học sinh mẫu giáo; 100.003 học sinh tiểu học; 86.179 học sinh THCS, trong đó học sinh tuyển mới vào lớp 6 là 21.132 em đạt 98,6% so với số học sinh được công nhận hoàn thành tiểu học; 38.956 học sinh THPT, trong đó tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10 THPT của tỉnh là 70% (công lập là 41%, ngoài công lập 29%), nếu tính cả hệ giáo dục thường xuyên (thu hút được 2.400 học sinh vào lớp 10) thì số học sinh được tiếp tục học lên sau khi tốt nghiệp THCS là 16.584 em đạt tỷ lệ 82% so với số tốt nghiệp THCS.

Kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011, tỉnh Khánh Hòa xếp thứ 29/63 tỉnh, thành của toàn quốc, có 2 trường THPT nằm trong tốp 200 trường THPT có điểm trung bình các môn thi tuyển sinh đại học cao nhất nước. Công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng trog việc tạo nguồn nhân lực, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thời gian qua, hoạt động đòa tạo nghề cũng có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào ổn định và nề nếp. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được đòa tạ nghề năm 2005 đạt 26%,

theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Khánh Hòa, trong 9 tháng đầu năm 2012, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đã mở được 52 lớp dạy nghề với 1.507 học viên tham gia, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề là 3.224 triệu đồng.

Để phát triển các ngành nghề mũi nhọn, Sở LĐ-TB&XH Khánh Hòa cần đề xuất đào tạo một số nghề trọng điểm tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề ngoài công lập,

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)