6. Bố cục của luận văn:
3.3. Giải pháp cho sự phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa
3.3.1. Giải pháp tạo động lực phát triển đô thị
Động lực chính thúc đẩy phát triển đô thị là sự phát triển của các ngành kinh tế, trên cơ sở phát triển tương ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Giải pháp quan trọng hàng đầu là giải pháp kinh tế, mức độ phát triển kinh tế sẽ quyết định mức độ đô thị hóa.
3.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đẩy nhanh quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế Khánh Hòa là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, xây dựng cấu kinh tế cuả đô thị loại 1, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những động lực, mũi nhọn, sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Tăng tỉ lệ làm việc trong các ngành và lĩnh vực tạo ra sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm du lịch, dịch vụ xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển và xây dựng Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1
Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành
Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,5 điểm % ở thời kỳ 2011 – 2020. Trong khu vực dịch vụ tăng lên 3,5 điểm % ở thời kỳ 2011 - 2020. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 7,0 điểm % ở thời kỳ 2011 – 2020.
Bảng 3.1. Dự báo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến 2010.
Đơn vị: %
Mức thay đổi theo thời kỳ
(%) Cơ cấu Hiện trạng Dự báo
107
100 100 100 100 Công nghiệp –xây dựng 40,5 43,5 45,0 47,0 +3,0 +3,5 Nông, lâm, thủy sản 17,5 13,0 8,0 6,0 -4,5 -7,0 dịch vu 42,0 43,5 47,0 47,0 +1,5 +3,5
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, UBNN tỉnh Khánh Hòa
Cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa sản xuất và dịch vụ
Cơ cấu nông ngiệp và phi nông nghiệp có sự chuyển đổi theo hướng phát triển nhanh các ngành phi nông nghiệp( công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ) và ngay trong khu vực nông nghiệp có sự chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân.
Tỉ lệ nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ tiếp tục giảm xuống; tương ứng là khu vực phi nông nghiệp tăng lên. Nông nghiệp giảm 6% năm 2020 trong khi khu vực phi nông nghiệp tăng từ mức lên 94% năm 2020.
Quan hệ tỉ lệ giữa khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ được điều chỉnh hợp ly` hơn theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ từ mức 42% GDP hiện nay lên 43,5% năm 2010 và 47% năm 2020 33
.
Phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và gia tăng tỉ trọng xuất khẩu trong các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ, chế biến, thực phẩm hàng hóa; sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp, rau quả; công nghiệp da giày, may mặc; du lịch, thương mại; dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ chuyển giao khoa học và công nghệ, dịch vụ bảo hiểm...với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất hiệu quả...
Bảng 3.2. Dự báo chuyển dịch cơ cấu giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
Đơn vị: %
2005 2010 2015 2020
Mức thay đổi theo thời kì (%)
2005 - 2010 2011 - 2020 Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100
Phân ra -nông nghiệp 17,5 13,0 8 6 -4,5 -7,0 -phi nông nghiệp 82,5 87,0 92 94 +4,5 +7,0 Phân ra -sản xuất 58,0 56,5 53,0 53,0 -1,5 -3,5 -dịch vụ 42,0 43,5 47,0 47,0 +1,5 +3,5
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, UBNN tỉnh Khánh Hòa Hình thành và phát triển 3 khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh là khu kinh tế Vân Phong, Nha Trang, và kinh tế Cam Ranh với hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hệ thống các khu du lịch, hệ thống dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tư vấn bảo đảm địa bàn phát huy các nhân tố động lực khoa học và công nghệ, thị trường và không gây ô nhiễm môi trường trong từng khu vực đó.Sử dụng phổ biến các công nghệ, thiết bị, hệ thống điện tử, tin học mới.
Cơ cấu thành phần kinh tế
Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ dân doanh vẫn là chú yếu; kinh tế hợp tác được xây dựng phát triển để làm chức năng dịch vụ đầu vào và ra, tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân và một số các dịch vụ khác. Với hướng phát triển như vậy, kinh tế hợp tác có thể tăng lên 10% còn hộ dân doanh là 90%, trong đó kinh tế trang trại chiếm 6-8%.
Trong công nghiệp và dịch vụ, nhà nước trực tiếp định hướng và chi phối sự phát triển các ngành như điện, nước, bưu chính, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở phúc lợi khác, an ninh, quốc phòng. Sự chuyển dịch các hình thức sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cho đến năm 2020 theo xu thế tỉ lệ loại hình thuần túy nhà nước giảm xuống từ 2/3 hiện nay xuống còn 1/2, còn lại các hình thức kinh tế khác chiếm 1/2 hoặc nhiều hơn 33.
Bảng 3.3. Dự báo cơ cấu thành phần kinh tế đến năm 2020
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2005 2010 2020
Tổng số 100 100 100
109
a. Kinh tế QD trung ương 10 8 8 b. Kinh tế QD địa phương 20 19 12 2. Kinh tế ngoài nhà nước 55 55 60 3. Kinh tế có VĐT nước ngoài 15 18 20
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, UBNN tỉnh Khánh Hòa
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Quy hoạch phát triển lãnh thổ tỉnh trong thời kì đến năm 2020 là phát triển có trọng điểm, tạo ra các vùng lãnh thổ động lực, các trung tâm phát triển đủ mạnh để góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh như kinh tế Vân Phong, thành phố Nha Trang và phục cận, khu kinh tế Cam Ranh. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy hỗ trợ các khu vực khác phát triển...Đồng thời, nhà nước hỗ trợ đúng mức từ ngân sách và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của chương trình quốc gia phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng khó khăn, vùng miền núi dân tộc, đặc biệt với 2 huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng dần trình độ dân trí để thoát khỏi đói nghèo và chậm phát triển.
Bảng 3.4. Dự báo cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, tính theo giá trị gia tăng
(giá hiện hành)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2005 2010 2020
Toàn tỉnh 100 100 100
1. Các khu vực kinh tế trọng điểm 73 80 85 -khu vực kinh tế Vân Phong 6,0 13 17 -thành phố Nha Trang 55 51 51 -khu kinh tế Cam Ranh 12 16 17 2. Các khu vực khác của tỉnh 27 20 15
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, UBNN tỉnh Khánh Hòa
3.3.1.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng
Xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong tại khu vực vũng
Năm 2010, đã đầu tư xây dựng cảng tại bờ Đông của vũng Cổ Cò và phía Bắc của Hòn Ông, hiện đại với công nghệ sử dụng cần cẩu container chuyên dụng và hệ thống nâng hạ trên bãi cho phép tiếp nhận tàu container 4.000- 6.000 TEUs cập bến 33. Tổng diện tích cảng 118 ha xây trên măt bằng 1.680m x 550m.
Xây dựng cảng chuyển tải dầu tại khu vực Hòn Mỹ Giang gắn liền với việc hình thành hệ thống Tổng kho xăng dầu. Quy mô diện tích(cảng, kho dù ngoại quan) khoảng 70- 80 ha. Từ đây đến năm 2020, tỉnh cần đầu tư phát triển trở thành một cảng có tầm cỡ khu vực và thế giới.Xây dựng khu cảng Hòn Khói, cảng tổng hợp, cảng tà khách du lịch ở tây-bắc Dốc Lết, công suất 0,3- 0,5 triệu tấn/ năm.
Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại: đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải
của các đô thị và các khu vực phụ cận thông suốt, thuận lợi nhanh chóng và an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đô thị, thúc đẩy văn minh đô thị. Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật như mật độ mạn lưới đường chính và khu vực 8-10km/km2, chiều rộng thiết kế cho một làn xe 3,5- 3,75m, chiều rộng thiết kế cho một làn đi bộ 0,75m 33.
Cải tạo, nâng cấp toàn tuyến đường sắt Thống Nhất, mạng lưới hiện có qua tỉnh. Ga Nha Trang quy hoạch theo hướng phục vu vận tải hành khách, xây dựng ga Vĩnh Lương- Nha Trang để phục vụ vận tải hàng hóa. Xây dựng tuyến đường sắt nối cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong với đường sắt Thống Nhất dài 20km giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn, dự kiến xây dựng ga mới tại Cam Nghĩa phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa cho khu vực Cam Ranh, đồng thời rút hàng nhanh cho cảng Ba Ngòi.
Tiếp tục xây dựng và nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh thành cảng hàng không quốc tế có khả năng đón khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của cả khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là đối với phát triển du lịch.
Phát triển mạng lưới giao thông khu dân cư nông thôn: để đáp ứng nhu cầu
giao lưu của dân cư nông thôn, giảm cách biệt của nông thôn với thành thị. Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật như mật độ mạng lưới đường 5- 6km/km2. Đảm bảo nhựa hóa các trục đường chính của xã33.
Nâng cao chất lượng nguồn điện: mở rộng phạm vi bán điện, xóa dần sự bất
bình đẳng giữa nông thôn và thành thị về tiêu dùng điện. Chú ý đến các năng lượng sạch(gió, địa nhiệt và năng lượng mặt trời).Tiếp tục chương trình phủ điện nông thôn,
111
đầu tư phát triển thủy điện nhỏ, dùng năng lượng mặt trời nhờ sức gió.
Đầu tư phát triển nguồn cung cấp điện đối với các khu kinh tế Vân Phong, Cam Ranh. Đến năm 2020, xây dựng trạm 220/110KV-1x125MVA Tuy Hòa- Ninh Hòa- Nha Trang và 220 KV Đa Nhim- Nha Trang- Ninh Hòa. Nâng cấp cải tạo tạm biến thế Mỹ Ca 110/35/6KV-1x16MVA+110/22KV-1x5KV-1x25MVA, đảm bảo khu vực Cam Ranh. Đối với khu vực nội thị và khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, xây dựng đồng bộ hệ thống cáp ngầm để phân phối điện ổn định với chất lượng cao đến các hộ tiêu thụ, đồn thời đmả bảo mỹ quan đô thị33.
Tập trung nâng cấp xây dựng dứt điểm các công trình đang thi công: tu sữa,
nâng cấp, kiên cố hóa các công trình hiện có để mở rộng diện tích tưới. Xây dựng và hoàn thiện công trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng hồ chứa nước, đập dâng và trạm bơm để tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiện, nâng cao sử dụng nguồn nước, xây dựng hệ thống tiêu nước đê kè ngăn mặn, kết hợp nuôi tôm bảo vệ sản xuất.
Đảm bảo nhu cầu nước sạch sinh hoạt đối với đô thị và thị trấn, các khu dân cư nông thôn. Đáp ứng nhu cầu 150lít/người-ngày đêm (thành phố Nha Trang), 120lít/người-ngày đêm (thành phố Cam Ranh), 100lít/người-ngày đêm (các thị trấn), 60- 80lít/người-ngày đêm (khu vực dân cư nông thôn)33.
Xây dựng hệ thống thoát nước và rác thải
Xây dựng hệ thống cống riêng hoàn toàn và bán riêng, nước bẩn được thu về trạm xử lý tập trung để làm sạch đối với đặc ddiemr cụ thể của thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và các thị trấn, thị tứ. Xử lý thu gom rác thải tại accs bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo từng địa phương.
Dành quỹ đất thích đáng để xây dựng và mở rộng các nghĩa trang, nghĩa địa trong quy hoạch xây dựng các đô thị, các điểm dân cư nong thôn dựa trên phong tục, tập quán địa phương để quy hoạch..
3.3.2. Giải pháp tạo nguồn vốn xây dựng đô thị
Chú trọng các chính sách thu hút đầu tư
Kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho tỉnh huy động được nhiều vốn hơn từ các nguồn quỹ phát triển quốc gia, quỹ hỗ trợ phát triển, phát hành trái phiếu và từ các ngân hàng thương mại. Phấn đấu hàng năm huy động đóng thuế và phí nân sách đạt 22- 23% so với GDP, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách.
Xin chính phủ các cơ chế chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế Vân Phong và khu kinh tế Cam Ranh. Thực hiện tuyên truyền, vận động đầu tư theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và cụ thể hóa những quy định của luật đầu tư nước ngoài, những hướng dẫn của chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách mới để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến thuế đất, thủ tực cấp giấy phép xây dựng, cần đối xử bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc vay vốn tín dụng cũng như các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế, áp dụng linh hoạt việc áp dụng chính sách hải quan cho các mặt hàng thủy hải sản tươi sống.
Cần có sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệp nhằm xây dựng các chính sách mới phù hợp và thông thoáng hơn. Chỉnh sữa các chính sách đã ban hành cho phù hợp với tình hình hiện tại, nhất là các quy định về ưu đãi đầu tư của Trung ương và địa phương. Triển khai thự hiện qui định về quy trình cấp giấy phép “một cửa” đã được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành.
Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư
Vươn lên thứ hạng cao hơn trong bảng đánh giá về mức độ hấp dẫn đầu tư qua điều tra do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, triển khai áp dụng Luật đầu tư năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 2005 để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án cấp giấy phép đầu tư trực tiếp triển khai và phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế và xã hội của tỉnh.
Bổ sung nâng cao chất lượng phổ biến trên internet các trang web về tiềm năng và triển vọng đùa tư ở tỉnh Khánh Hòa, để các nhà đầu tư có thông tin từ xa một cách nhanh chóng nhằm tìm hiểu, tiếp nhận và tăng cường đầu tư hơn nữa.
Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng để chuẩn bị trước một bước các khu vực tái định cư, các điểm sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Huy động vốn từ cộng đồng
Sử dụng vốn ngân sách vào các dự án có khả năng kích thích các nguồn tài chính khác và kêu gọi sự tham gia góp vốn cộng đồng. Lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng bảo vệ môi trường và các công trình không có khả năng thu hồi vốn.
113
Khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tăng nguồn thu tự huy động bằng cách nâng mức phí sử dụng để có thể trang trải chi phí cung cấp dịch vụ hạ tầng. Giá (quyền sử dụng) đất và các bất động sản khác là khá cao tại Khánh Hòa là nguồn thu tiềm năng. Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách, tránh lãng phí Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tự cải thiện môi trường sống theo mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm”,
3.3.3. Giải pháp về thúc đẩy dân số và giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề tại khu vực mới đô thị hóa tại khu vực mới đô thị hóa
Phát triển dân số
Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia định để đạt mức sinh thấp.