Ảnh hưởng của các chính sách đến quá trình đô thị hóa của tỉnh

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 53)

6. Bố cục của luận văn:

2.2.6. Ảnh hưởng của các chính sách đến quá trình đô thị hóa của tỉnh

Chiến lược phát triển kinh tế đất nước

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2001 – 2010 với mục tiêu xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020 là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội của tỉnh từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao.

Theo dự báo các chuyên gia, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kì 2001- 2010 đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 7,72%, thời kì 2011-2020 khoảng 7 đến 7,5%. Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2010 công nghiệp chiếm 47%, dịch vụ chiếm 35%, nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 18%. Tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 50%. Đến năm 2020, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90%. GDP/ người khoảng 12,5 triệu đồng năm 2010 và 25 triệu đồng năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa

Lao động qua đào tạo kĩ thuật, ngành nghề khoảng 40%, quỹ sử dụng thời gian lao động đạt 80 đến 85%. Hoàn thành phổ cập giáo dục cơ sở trên cả nước, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20%, …

Để có thể hội nhập và phát triển, vấn đề nổi lên hàng đầu là việc nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ tren thị trường trong nước và thế giới. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giá thành hạ, chiếm lĩnh được thị trường thế giới và khu vực.

Với những chiến lược và mục tiêu chung của cả nước nêu trên, quy hoạch đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa cũng được tạo điều kiện đẩy mạnh tốc độ cơ cấu chuyển dịch kinh tế thay đổi trình độ lao động được nâng cao để phù hợp với xu thế chung của cả nước.

Ảnh hưởng từ Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính Trị về miền Trung tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh

xác định hướng quy hoạch thời kì đến của tỉnh là:

Miền Trung sẽ phát triển năng động. Phát triển trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của cả vùng đến năm 2020; thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch toàn diên, đồng bộ, cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng địa phương, từng ngành và lĩnh vực. Phát triển kinh tế có trọng điểm trên cơ sở khai thác tổng hợp cả ba dải lãnh thổ ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi phía tây, trong thế liên kết và hợp tác phát triển với Tây Nguyên, với các tỉnh phát triển phía Bắc và phía Nam của vùng và với tiểu lưu vực Mê Kong mở rộng. Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, đặc biệt trú trọng đối với đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Tây của từng tỉnh trong vùng và nhân dân vùng ngập lũ, vùng cát xã bãi ngang, đầm phá. Phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng vững chắc, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội của vùng đồng bộ nhất là thủy lợi và cấp nước, giao thông và hạ tầng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.

Trong nghị quyết này cũng định hướng phát triển kinh tế trên cơ sở đây mạnh sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hình thành một số khu kinh tế ven biển gắn với tuyến trục và các khu đô thị. Khánh Hòa với khu kinh tế trọng điểm vịnh Văn Phong – một khu phát triển lưỡng dụng cả phát triển cảng trung chuyển quốc tế và cảng phát triển du lịch, thành phố Nha Trang và vùng bắc Ninh Hòa, khu vực Cam Ranh cũng đươc tạo điều kiện phát triển.

Để phát triển nghị quyết cũng nêu rõ những giải pháp, chính sách phát triển như tạo điều kiện tối đa cho vùng phát triển kinh tế theo hướng mở cửa thông qua khu vực. Tăng cường đầu tư của nhà nước, gồm cả 4 ngân sách tập trung và vốn tín dụng, đổi mới cơ cấu và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nội dung nghị quyết trên là những định hướng cơ bản để lập qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 theo hướng xây dựng Khánh Hòa trở thành phố trực thuộc trung ương, một cực phát triển ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở thời kì tới.

53

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)