Thực trạng đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 55)

6. Bố cục của luận văn:

2.3.1. Thực trạng đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa

2.3.1.1. Biến động dân số và mật độ dân số đô thị

Khánh Hòa từ khi tách từ tỉnh Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa) trong vòng hơn 20 năm, dân số tỉnh liên tục tăng. Qúa trình này chia là hai giai đoạn: giai đoạn tăng nhanh (1990-2000) và giai đoạn tăng chậm (2000-2010).

Giai đoạn từ năm 1990-2000, trong vòng 10 năm đầu dân số tăng rất nhanh, tăng thêm 206.078 người với tốc độ tăng là 124%. Tăng nhanh nhất là những năm 1990-1995, từ 844.670 người năm 1990 lên đến 958.832 người năm 1995 với số dân tăng là 114.162 người,tăng 114%. Từ năm 1995-2000, tăng nhẹ hơn từ 958.832 người năm 1995 lên đến 1.050.748 người năm 2000 với số dân tăng là 91.916 người, tăng 110%. Ở giai đoạn 10 năm đầu, dân số tỉnh tăng nhanh đó là do giai đoạn này mới tách tỉnh một số bộ phận người dân,công chức trước đây làm việc thuộc tỉnh Phú Khánh mà đang công tác tại Phú Yên có nhu cầu nhập cư về Khánh Hòa, đồng thời tỉ lệ gia tăng tự nhiên giai đoạn này còn cao 28,9 (năm 1990), 23,9(năm 1992), 21,6(năm 1995) và 13,9(năm 2000). Về dòng nhập cư,Khánh Hòa là tỉnh có số lượng người nhập cư đông thời kỳ 1994-1999 khoảng trên 6.200 người. Vì vậy dân số trong giai đoạn 1990-2000 tăng nhanh so với giai đoạn sau.

Bảng 2.2. Tình hình dân số tỉnh Khánh Hòa (1990-2011)

1990 1995 2000 2005 2010 2011 Số dân (người) 844,670 958,832 1,050,748 1,125,977 1,164,645 1,174,136 Dân thành thị(người) 295,432 349,413 399,532 442,338 512,998 522,498 Tỉ lệ dân thành thị (%) 35.0 36.44 38.02 39.28 44.05 44.50 Dân nông thôn(người) 549,238 609,149 651,216 683,639 651,647 651,647 Tỉ lệ dân nông

thôn(%) 65.0 63.53 61.98 60.72 55.95 55.50 Tốc độ tăng dân số(%) 100 114 110 107 103 101 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

(‰) 28.9 21.6 13.9 11.9 10.8 9.7

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, Niên giám thống kê 2000, 2008, 2011) Giai đoạn từ năm 2000-2010, dân số tăng chậm hơn, trong vòng 10 năm chỉ tăng thêm

113.852 người với tốc độ tăng là 111%.Giai đoạn năm 2000-2005, từ 1.050.748 người năm 2000 lên đến 1.125.977 người năm 2010 với số dân tăng là 75.229 người, tăng 107%, tăng chậm hơn giai đoạn 1990-2000, đặc biệt giai đoạn 2005-2010 chỉ tăng 38.668 người, tăng gần ½ của 2000-2005, đó là do tỉ lệ gia tăng trong giai đoạn sau giảm rất mạnh từ 13,9

(năm 2000) xuống còn 10,8 (năm 2010) và 9,7 (năm 2011). Số dân từ năm 2005-2010 tăng chậm còn do tỉ lệ xuất cư của tỉnh gia tăng, từ 5,3% (năm 2005) đến 12% (2010)và 8,4% (năm 2011).

Xuất cư của tỉnh cũng có nhiều nguyên nhân. Hai nguyên nhân cần chú ý đến là xuất cư để phục vụ nhu cầu học tập và xuất khẩu lao đông. Số liệu từ sở LĐ-TBXH Khánh Hòa cung cấp, năm 2006 dân số trong độ tuổi lao động là 702.385 người trong đó lực lượng lao động toàn tỉnh có khoảng 570.042 lao động nhưng lao động làm việc trong các ngành kinh tế chỉ có 551.741 lao động và có tới 300 lao động xuất khẩu sang nước ngoài và một bộ phận học sinh, sinh viên đi học ở những địa phương khác. Đến năm 2009, với dân số 1.159.684 người, dân số trong độ tuổi lao động là 708.645 người, 571.879 lao động trong lực lượng lao động, 547.161 lao động hiện đang làm việc, xuất khẩu lao động là 200 lao động và 360 lao động (năm 2010). Nhìn vào bảng thống kê ta thấy dân số Khánh Hòa có sự biến động qua các năm, có tăng nhưng tăng chậm, tốc độ tăng cũng chậm dần về sau.

Biến động về dân số cũng dẫn đến biến về lực lượng lao động của tỉnh. Năm 1993 dân số của tỉnh là 923.917 người, năm 2001 tăng lên 1.066.327 người tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 15% trong khi đó lao động tham gia hoạt động kinh tế là 284.143 người (năm 1993) và 506.956 (năm 2001) với tốc độ tăng là 78% mỗi năm.

Như vậy tốc độ tăng lao động tham gia hoạt động kinh tế cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số. Tương tự vào các năm sau, năm 2002 số dân toàn tỉnh là 1.080.823 người tăng lên 1.164.600 người (năm 2010) tốc độ tăng dân trung bình mỗi năm là 8%,song lao động tham gia hoạt động kinh tế là 513.729 người (năm 2002) và 580.000 (năm 2010) với tốc độ tăng là 13% mỗi năm vẫn cao hơn tốc độ tăng dân số chung.

Tuy tốc độ gia tăng dân số và lao động tham gia hoạt động kinh tế đều giảm nhưng số lượng tham gia hoạt động kinh tế đều tăng và tăng 295.857 người trong vòng 19 năm (1993- 2010). Nguyên nhân là do mức dân số hàng năm bước vào độ tuổi lao động tăng và sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã mở ra nhiều cơ hội về việc làm cho người dân.

55

liên tục tăng từ 1.285 người/km2 năm 1996 lên 1.364 người/km2 năm 2000 và 1.568 người/km2 năm 2011. Mật độ dân số đô thị cũng thể hiện tốc độ đô thị hóa của tỉnh.

2.3.1.2. Tỉ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa cao

Mặc dù dân số của tỉnh tăng chậm dần trong những năm sau nhưng số dân thành thị cũng như tỉ lệ dân thành thị thì hoàn toàn ngược lại. Các năm càng về sau tỉ lệ dân thành thị càng tăng. Ở đây tác giả cũng phân tích thành hai giai đoạn: giai đoạn mức độ đô thị hóa chậm (1990-2000) và giai đoạn có mứa độ đô thị hóa nhanh (2000-2010).

59

Giai đoạn năm 10 năm đầu(1990-2000), dân thành thị cũng như tỉ lệ đô thị hóa tăng đáng kể từ 295.432 người với tỉ lệ ĐTH 34,98% (năm 1990) lên 349.413 người chiểm 36,44% (năm 1995) và 399.532 người chiếm 38,02% ( năm 2000),tăng 104.100 người và tốc độ ĐTH trong giai đoạn này là 352,37%. So sánh với toàn khu vực BTB và DHMT ta thấy tỉ lệ dân thành thị của Khánh Hòa có cao nhiều so với khu vực, điển hình là 16,5% (năm 1995) và chỉ có 19,5% (năm 2000), tỉ lệ dân thành thị Khánh Hoà còn cao hơn tỉ lệ dân thành thị cả nước 20,7% (năm 1995) và 24,1% (năm 2000). Tuy nhiên tốc độ tăng dân thành thị của tỉnh có xu hướng giảm dần từ 107,17%( năm 1991) xuống còn 101,99% (năm 1995) rồi 101,90% (năm 1999).

Tốc độ tăng dân thành thị ở Khánh Hòa giảm vì tốc độ tăng dân số chung toàn tỉnh giảm từ 104,06% (năm 1991) xuống còn 101,40% (năm 2000) đây là kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch hóa gia đình rất thành công của tỉnh. Số dân thành thị tăng giai đoạn này được phân tích là do:

+ Việc giảm tỉ lệ sinh thành thị từ 17,6 (năm 1990) xuống còn 12,6 (năm 2000). + Tỉnh bắt đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa -hiện đại hóa dẫn đến quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ đã thu hút một số lượng lớn người nông thôn chuyển vào sinh sống tại các đô thị. Cơ sở hạ tầng,vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng. Trường học, bệnh viện cũng được xây mới.

+ Đến tháng 12-1993, Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa IX điều chỉnh ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, thôn Vũng Rô (thuộc xã Đại Lãnh) được tách ra khỏi huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hoà) để sáp nhập vào xã Hoà Xuân, huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) làm cho dân số toàn tỉnh tăng lên không đáng kể, kéo theo tỉ lệ dân thành thị cũng tăng rất ít, mức độ ĐTH giảm chỉ còn 36,27% (năm 1994).

+ Ngày 22-4-1999, thành phố Nha Trang được công nhận là đô thị loại II thuộc tỉnh Khánh Hòa. Với 25 xã, phường (năm 1996) và 26 xã, phường (năm 2000) cũng là yếu tố làm gia tăng tỉ lệ dân thành thị của tỉnh. Bên cạnh đó, ở các xã thuộc thành phố Nha Trang các xã ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung,Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng Đế,phía Nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Bò" và một vùng lý tưởng cho du lịch trong tương lai là rừng dừa sông Lô, thị xã Cam Ranh và thị trấn Diên Khánh giá đất còn khá rẻ đã thu hút một lượng lớn dân cư các xã thuộc khu vực nông thôn chuyển cử vào thành thị.

Giai đoạn tiếp theo (2000-2010), là giai đoạn dân thành thị tăng nhanh từ 399.532 người (năm 2000) lên 442.338 người (năm 1995) và 518.300 người (năm 2010) tăng 118.768 người, tốc độ ĐTH là 297,3% thấp hơn giai đoạn 10 năm trước và thấp hơn rất nhiều so với tốc độ ĐHT của cả nước 416,0% (2000-2010). Trong những năm này, tốc độ tăng dân thành thị của toàn tỉnh có sự biến động thất thường,chẳng hạn năm 2000 là 106,04% và liên tục giảm và giảm xuống còn 100,41% (năm 2005) nhưng đến năm 2007 và năm 2009 lại tăng lên đáng kể là 104,36% và 111,16% ngược lại năm 2010 lại tụt xuống thấp nhất trong 20 năm qua 99,56% sau đó năm 2011 lại tăng vọt lên 112,71% đạt ngưỡn cao nhất trong 20 năm từ khi quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.

Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà tỉnh Khánh Hòa có tỉ lệ ĐTH và mức độ ĐTH cao nhất và liên túc gia tăng từ 38,02% (năm 2000) lên 39,28% (năm 2005) và 44,50% (năm 2010) đặc biệt năm 2011 tăng lên 49,76%. Sự biến động mạnh về tốc động tăng dân thành thị là kết quả của quá trình đô thị hóa cũng như quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh,song song với đó là xu hướng phát triển chung của cả nước.

Ngoài ra ở Khánh Hòa sự biến động đó do nhu cầu của người dân không chỉ trong tỉnh mà cả các cư dân nước ngoài có nhu cầu sống và là việc tại tỉnh. Tóm lại, sự gia tăng dân thành thị ở tỉnh Khánh Hòa có thể kể đến các nguyên nhân sau:

+ Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường day nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả vùng Nam Trung bộ và có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,là một trung tâm du lịch lớn của cả nước với khí hậu mát mẻ đa thu hút rất nhiều người dân về đây sinh sống. Chỉ riêng 19 hòn đảo, cũng đã trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo.

+ Thành phố Cam Ranh: Thêm một điểm tựa cho Khánh Hoà cất cánh, ngày 16-1- 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã ban hành Quyết định số 177/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch Cam Ranh (Quy hoạch chung và mở rộng quy hoạch chung Khu du lịch Bãi Dài), thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Theo đó, Khu du lịch Cam Ranh sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, bao gồm: các khu du lịch sinh thái đa dạng, khu du lịch nghỉ mát chất lượng cao, trung tâm dịch vụ văn hoá, thương mại, hội thảo, du lịch vùng, quốc gia và quốc tế rộng 4.800ha, giáp sân bay Cam Ranh, biển Đông và giáp khu dân cư (quốc lộ 1A). Vị trí nằm ngay cạnh cửa ngõ sân bay Cam Ranh; có tuyến

61

đường bộ Nha Trang - sân bay Cam Ranh chạy qua với mặt cắt rộng 60m (theo đại lộ Nguyễn Tất Thành đi Nha Trang chỉ có 30km và ngược về Cam Ranh cũng khoảng 30km); có quốc lộ 1A và tuyến đường D4 chạy qua, có tuyến đường sắt với ga mới dự kiến xây dựng cách khoảng 25km và có cảng biển nước sâu Cam Ranh.

Đặc biệt, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, sân bay Cam Ranh sẽ trở thành sân bay quốc tế. Khi đó, sân bay này có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay lớn, với mật độ cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và khách du lịch đến Khu du lịch Cam Ranh nhanh và nhiều hơn kết hợp khí hậu ổn định tương tự Nha trang được chia làm nhiều khu chức năng:

1) Khu du lịch nghỉ mát sinh thái biển, có không gian khai thác thuộc khu vực ven biển và hai bên trục chính trung tâm với tổng diện tích 763 ha.

2) Khu du lịch nghỉ mát sinh thái đầm, nằm giáp đầm Thủy Triều, nhằm tập trung khai thác không gian sinh thái đầm, với tổng diện tích 96 ha.

3) Khu biệt thự cao cấp, thuộc vùng đất gần đầm Thủy Triều, nằm ở phía Tây - Bắc Khu du lịch Cam Ranh, gồm các biệt thự nghỉ mát, với tổng diện tích 111 ha.

4) Khu trung tâm văn hóa thương mại, hội thảo, hội nghị quốc gia - quốc tế, dịch vụ chung cho toàn khu du lịch có quy mô 51,7 ha.

5) Khu trung tâm thương mại tài chính, hội thảo, hội nghị quốc gia - quốc tế, cung cấp dịch vụ chung cho khu vực phía Nam, có quy mô diện tích 46 ha.

6) Các khu dịch vụ ven biển có diện tích 36,7 ha, được bố trí kết hợp với các khu vực quảng trường cảnh quan ven biển tại các khu vực cuối của các tuyến đường Đông Tây, phục vụ du khách từ khu vực nhà nghỉ không tiếp giáp biển và khách vãng lai.

Ngoài ra, các khu đô thị hiện đại song vẫn đảm bảo được tính sinh thái sẽ được kết hợp hài hoà với các khu du lịch để phục vụ cho người lao động trong Khu du lịch Cam Ranh là lực hút làm gia tăng tỉ lệ dân thành thị và mức độ ĐTH tỉnh.

+ Thị trấn Diên Khánh và thị trấn Cam Đức: có KCN Suối Dầu được thành lập năm 1998, hiện đang phát triển ổn định,lĩnh vực đầu tư đa ngành với tổng mức vốn đầu tư 197 tỷ đồng, qui mô 150 ha có thể mở rộng đến 300 ha. Hạ tầng KCN hiện đã cơ bản hoàn chỉnh việc xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 (80 ha với tổng vốn đầu tư 99 tỷ đồng), đang triển khai đầu tư hạ tầng khu CN giai đoạn II 73ha góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình ĐTH của Khánh Hòa.

+ Thị xã Ninh Hòa có Khu Công nghiệp Ninh Thuỷ đã được Chính phủ cho chủ trương đầu tư với qui mô khoảng 206,4 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỉ đồng, đặc biệt nhà máy đóng tàu Hyndai Vinashin với khoảng hơn 5000 lao động. Song song đó thị trấn Vạn Giã có khu vực Vân Phong - Đại Lãnh diện tích mặt nước đạt 43.544 ha, mặt đất đạt 13.800 ha cho phép chúng ta quy hoạch phát triển vịnh Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành,vịnh Vân Phong đạt được các tiêu chí hạng nhất để xây dựng cảng Trung chuyển continer quốc tế bằng đường biển. Theo Quyết định 307/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định ưu tiên phát triển khu vực vịnh Vân Phong thành khu du lịch biển lớn ở nước ta và có tầm cỡ quốc tế. Dịch vụ du lịch có khả năng phát triển song hành với sự phát triển cảng biển Vân Phong; đặc biệt có thể phát triển du lịch sinh thái dọc theo bờ cát dài phía bắc từ Đại Lãnh đến bán đảo Hòn Gốm cũng là một trong những động lực cho quá trình ĐHT tỉnh nhà phát triển.

2.3.1.3.Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng Bảng 2.3. Số phường, xã, thị trấn các đơn vị hành chính (1990-2011) 1996 2000 2006 2011 Toàn tỉnh 136 136 137 140 Thành phố Nha Trang 25 26 27 27 Thị xã Cam Ranh 1 22 27 27 15 Huyện Vạn Ninh 13 13 13 13 Huyện Ninh Hòa 26 27 27 27 Huyện Diên Khánh 21 21 21 19 Huyện Khánh Vĩnh 13 14 14 14 Huyện Khánh Sơn 8 8 8 8 Huyện Trường Sa 3 Huyện Cam Lâm 2 14

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 1996, 2000, 2006, 2011)

Thị xã Cam Ranh 1 ( năm 2010) được nâng cấp lên thành phố Cam Ranh ( sau năm 2010) Huyện Cam Lâm 2ra đời tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP

Biến động các đơn vị hành chính

Bắt đầu từ khi tách tỉnh, Khánh Hòa lãnh thổ của tỉnh Khánh Hòa có nhiều biến động. Nét nổi bậc đầu tiên đáng chú ý đó là biến động về đơn vị hành chính. Theo thống kê của tỉnh từ năm 1996-2011 toàn tỉnh tăng từ 136 đơn vị lên 140 xã,phường,thị trấn,thành phố. Trong đó:

+ Thành phố Nha Trang tăng lên 2 đơn vị hiện nay là 27 đơn vị hành chính, gồm có: 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến,Phước Hải,Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002). Và 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng.

Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)