Quá trình đô thị hóa trong nước

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 37)

6. Bố cục của luận văn:

1.2.2. Quá trình đô thị hóa trong nước

Đô thị Việt Nam hình thành và phát triển khá sớm, ngay từ thời phong kiến các đô thị nước ta đã hình thành và phát triển, từ các thành phố cổ hay các điểm buôn bán lớn phát triển thành đô thị. Do vậy, các nhà nghiên cứu đều cho rằng đô thị nước ta được cấu thành bởi các yếu tố: “thành”,”lũy”,”đô” và các yếu tố cấu trúc “thị”, “phố”, “phường”. Cho nên, ngay từ khi mới hình thành, các đô thị nước ta đã có những chức năng khác nhau, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta.. Chẳng hạn như Hôi An hiện nay là đô thị có chức năng du lịch, cố đô Huế trở thành đô thị có chức năng văn hóa, hành chính và du lịch hoặc như thành phố Hồ Các đô thị ngoài chức năng hành chính, quân sự còn có niều chức năng khác, có một số đô thị phát triển mạnh mẽ, chức năng cũng thay đổi Chí Minh là đô thị đa chức năng.

ĐTH là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ĐTH tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và cản trở sự phát triển của đất nước. Do tốc độ đô thị

hoá chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi.

Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người - xã hội, thông qua việc lựa chọn các mô hình định cư tiên tiến, phù hợp đặc thù của Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo; bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh, đô thị sinh thái... thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiện nay của chúng ta.

Trong những năm gần đây, đô thị Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các đô thị đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển các ngành kinh tế quốc dân và các mặt đời sống xã hội. Trong đó các thành phố giữ vai trò hạt nhân tạo vùng kinh tế.

Bảng 1.5. Số lượng đô thị, tỉ trọng dân cư đô thị 1998-2010

Cấp đô thị đến tháng 1/2005 1998 2010 2020 Số đô thị % DS đô thị Số đô thị % DS đô thị Số đô thị % DS đô thị Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là đô thị

đặc biệt

2 37 2 39 2 40 Thành phố cấp quốc gia loại I 3 9 3 10 3 11 Thành phố cấp vùng loại II/III 12 15 12 16 12 17 Thành phố/thị xã cấp tỉnh- loại III 16 7 18 8 20 9 Thị trấn cấp huyện- loại IV 58 14 62 13 66 12 Thị trấn cấp khu vực- loại V 612 18 1172 14 1831 11 Tổng các đô thị 703 100 1269 100 1934 100

(Nguồn: Nguyễn Quang và Henry Sharpe- Chiến lược phát triển đô thị đối mặt với những thách thức về đô thị hóa nhanh chóng và chuyển sang nền kinh tế thị trường.tr.6)

Quá trình ĐTH ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến 30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối

37

những năm 90, nay đã lên mức 50-60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị.

Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá trình ĐTH đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong cộng đồng. Đời sống được nâng cao đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn.

Quá trình ĐTH hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ đô thị hóa còn thấp. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu. Định hướng phát triển không gian khu vực được ĐTH chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện, mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đô thị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ gìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi cuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị.

Nói tóm lại, ĐTH là một hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị. Qua đó nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp,… làm nền cho sự phân công dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng giữa môi trường xây dựng và môi trường xã hội với thiên nhiên.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)