Quá trình đô thị hóa trên thế giới

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn:

1.2.1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới

Quá trình ĐTH có tính chất khác biệt giữa các nước, các vùng với trình độ phát triển kinh tế khác nhau và chế độ xã hội khác nhau. ĐTH phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu, làm tăng nhanh số lượng các đô thị lơn, tăng nhanh dân số đô thị và tỉ lệ dân thành thị. Trong thế kỉ 21, khi dân số đạt đến mức ổn định thì số dân cư nông thôn thực sự là nông dân sẽ rất ít. Dân số đô thị thế giới năm 2006 đã đạt 48% dân số, năm 2010 tăng lên là 50% dân số, đến năm 2025 sẽ tăng lên tới 61%. Sự gia tăng dân số đô thị thế giới chủ yếu là gia tăng dân số đô thị ở các nước đang phát triển 42

ĐTH là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tương quan so sánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh năm 1750, người ta đã bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc. Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế kỷ 20 chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh.

Hình 1.2: Sơ đồ các giai đoạn đô thị hóa

Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển. Chúng ta có thể thấy sự chuyến dịch về dân số khi diễn ra quá trình ĐTH cụ thể như sau 42

:

Theo sơ đồ hình 1.1 quá trình ĐTH được diễn ra ở tất cả các quốc gia trong đó mạnh nhất ở các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của ĐTH là sự di cư của dân số từ nông thôn ra đô thị. Ở các nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông thôn chiếm chủ yếu. Đối với các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân số nông thôn đã chuyển lên các khu đô thị làm việc và sinh sống. Còn phát triển là những nước

35

có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh - người dân được sử dụng những dịch vụ được cho là tốt nhất (xã hội đô thị) thì dân số chủ yếu là dân số đô thị.

Bảng 1.2, trong khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2005, tỉ lệ dân số đô thị toàn thế giới là từ 29,2% lên đến 47,0%. Dân số thành thị tăng nhanh chóng, nhất là từ năm 2006 dân số là 3146,4 triệu người, chỉ trong vòng 4 năm con số này là 6892,0 triệu người, chiếm 50% dân cư trên thế giới. Tốc độ tăng dân thành thị rất nhanh là biểu hiện nổi bậc của đô thị hóa. Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH. Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô tiêu hao nhiên liệu, năng lượng... Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:

1. Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết phải nâng cao mức sống nông thôn.

2. Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng...

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa của tỉnh khánh hòa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)